Trang chủPolitical ActivitiesVận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển...

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế bảo đảm quyền con người



Trong giai đoạn hiện tại, không một quốc gia nào có thể bỏ qua vấn đề nhân quyền mà có thể thiết lập quan hệ tốt đẹp với nước khác và không gặp phải sự phản kháng của nhân dân. Vì thế, quay trở lại với các tư tưởng chính trực, đúng đắn và nhân văn được thực tế và lịch sử thừa nhận về quyền con người (QCN) của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính tất yếu khách quan.

Tuy nhiên, thời đại ngày nay đã khác với những năm 50, 60 của thế kỷ XX nên những vấn đề mà người dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam phải đối mặt trong lĩnh vực phát triển kinh tế nhằm bảo đảm QCN cũng có nhiều vấn đề mới, cần nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo và khoa học và phù hợp.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế bảo đảm quyền con người - Ảnh 1.

Nông dân xã Ái Quốc (Hải Hưng) báo cáo kết quả sản xuất với Bác Hồ (1958)

1. Trong lĩnh vực kinh tế, QCN được Hồ Chí Minh giải thích một cách giản dị, đó là làm cho dân được ấm no và giàu có. Để nhân dân Việt Nam được no cơm, ấm áo, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: phải phát triển sản xuất. Người nói: “Muốn xã hội giàu thì mỗi cá nhân, mỗi gia đình cho đến cả nước phải tăng gia sản xuất”. Muốn phát triển sản xuất, phải tiết kiệm để tích lũy vốn cho đầu tư phát triển, phải nắm vững và tích cực cải tiến công nghệ, phải áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất tối ưu.

Dù theo chủ nghĩa nào thì phát triển kinh tế cũng là điều kiện vật chất để công dân cải thiện cuộc sống và vị thế trong xã hội. Thực tế cho thấy, ở các nước có chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa, khi thu nhập đầu người khá cao, vượt qua nhiều mức thu nhập thỏa mãn nhu cầu tất yếu, chính phủ có thể tăng thu thuế để cung cấp nhiều loại phúc lợi xã hội cho dân cư, tức bảo đảm QCN một cách phổ biến. Một chính phủ không có nguồn lực tài chính thì khó có thể duy trì bộ máy quyền lực của mình, nói gì đến hỗ trợ công dân bằng phúc lợi xã hội. Chính vì thế, ưu tiên phát triển kinh tế, với tư cách điều kiện và nội dung quan trọng bảo đảm QCN, một trong những tư tưởng kiên định của Hồ Chí Minh cần được phát huy.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế bảo đảm quyền con người - Ảnh 2.

Bác Hồ về thăm Khu gang thép Thái Nguyên năm 1964

Trong giai đoạn đến 2030 và 2045, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao năng suất lao động để đạt được thu nhập cao trên cơ sở ứng dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh, phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội, bảo đảm QCN. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng, nhưng không phải bất khả thi. Trên thế giới đã có nhiều nước hoàn thành quá trình này trong 25-30 năm. Năm 2020 Việt Nam đã lỡ hẹn với mục tiêu hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên cần tính toán các kế hoạch khả thi. Một trong những điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ này là đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu và quản lý nhà nước nhằm tạo môi trường thích ứng. Trong điều kiện đó, tư tưởng người lao động phải tự giác, tự chủ hoàn thành nhiệm vụ của mình, không dựa dẫm, ỷ lại vào xã hội, nhà nước và yêu cầu đối với cán bộ mà Hồ Chí Minh đề ra là vừa hồng,vừa chuyên phải được vận dụng thực chất và phù hợp với tình hình mới.

Phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập vào thị trường thế giới trong đó quyền chi phối còn nằm trong tay các nước tư bản lớn đòi hỏi Đảng, Nhà nước và mọi công dân phải linh hoạt ứng biến, một mặt, giống như khẳng định của Hồ Chí Minh, phải kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, bởi chỉ có xã hội chủ nghĩa mới cho phép quảng đại người lao động có điều kiện vật chất và tinh thần làm chủ xã hội, làm chủ chính mình. Tuy nhiên, phải thoát khỏi tư tưởng nóng vội cho rằng có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng biện pháp hành chính.

Phát triển kinh tế phải tuân theo quy luật là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, do đó, phải phát huy mọi nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho từng người dân tự chủ quyết định trong điều kiện kinh tế thị trường bằng cách thừa nhận và đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế, trong đó lấy cạnh tranh lành mạnh làm thuốc thử loại bỏ thành phần kinh tế có hiệu quả hoạt động thấp hơn các thành phần kinh tế khác. Không nên áp đặt cho thành phần nào đó vai trò kiểm soát nền kinh tế.

Mặt khác, cần tuân thủ pháp luật quốc tế, vì đó là điều kiện đầu tiên để Việt Nam có thể hội nhập, từ đó tăng khả năng, cơ hội và nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững, dù rằng pháp luật quốc tế chưa phải công bằng do sự kiểm soát của các nước tư bản chủ nghĩa. Ở đây nguyên tắc mà Hồ Chí Minh đưa ra vẫn có giá trị định hướng, soi sáng cho chúng ta. Đó là, Việt Nam sẽ thiết lập quan hệ với tất cả các nước tôn trọng và đối xử thành thật với chúng ta. Mọi vấn đề lợi ích phải dựa trên nguyên tắc cùng có lợi và chủ quyền quốc gia.

2. Các tư tưởng về tự do, độc lập, bình đẳng giữa các dân tộc, trên cơ sở đó thiết lập thể chế để người dân lao động được quyền tự chủ trong các quyết định liên quan đến họ của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, nhất là đối với Việt Nam trong giai đoạn đến 2030 và 2045. Tuy nhiên, vận dụng các tư tưởng đó vào thực tiễn cần phù hợp với thời đại và đặc thù Việt Nam thể hiện qua một số quan điểm sau đây:

Một là, Việt Nam ngày nay đã khác xa thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay Việt Nam không chỉ độc lập, thống nhất, mà còn trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế cũng như có quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới. Vì thế, cách hiểu về độc lập, nhất là độc lập về kinh tế đã khác những năm 50-60 của thế kỷ XX. Độc lập kinh tế không phải là không phụ thuộc vào đầu tư, thương mại với nước khác. Độc lập về kinh tế thể hiện ở khía cạnh Việt Nam có tiếng nói trong xây dựng pháp luật quốc tế cũng như có cơ cấu kinh tế tiến bộ hiện đại, định vị vững vàng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Hai là, mặc dù xu hướng toàn cầu hóa đã định hình rõ nét, chi phối đời sống kinh tế của các nước trên thế giới, nhưng mâu thuẫn lợi ích giữa các nước theo nguyên tắc cạnh tranh vẫn tồn tại dai dẳng có thể dẫn đến các xung đột, chiến tranh. Việt Nam cần hòa bình để phát triển kinh tế nên chính sách đối ngoại phải hết sức tinh nhạy, mềm dẻo nhằm theo tinh thần của Hồ Chí Minh là: hợp tác với tất cả các nước tôn trọng độc lập và quan hệ trung thực với Việt Nam, nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho dân cư.

Ba là, đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, vận động, cung cấp tri thức, kỹ năng để công dân Việt Nam có thể làm chủ theo tư tưởng của Hồ Chí Minh. Nếu Việt Nam có đội ngũ lao động có kỹ năng, tri thức, thái độ lao động vượt trội so với các nước khác, có các doanh nghiệp được tổ chức tốt, có môi trường đáp ứng yêu cầu chi phí thấp cho đầu tư thì có thể hoàn thành công nghiệp hóa trong thời gian ngắn và tăng nhanh thu nhập cho dân cư, tăng thu ngân sách nhà nước và trụ vững trên thị trường thế giới.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế theo tinh thần của Hồ Chí Minh, đó là những người tận trung với nước, tận hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đi cùng với chính sách đãi ngộ thỏa đáng để họ tập trung cho công việc. Hơn nữa cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ cán bộ của Đảng và Nhà nước cũng như thiết lập cơ chế giám sát của dân cư để bảo đảm cán bộ quản lý kinh tế phải là những tấm gương trong tạo điều kiện cho nhân dân và bản thân họ làm chủ xã hội theo tinh thần xã hội chủ nghĩa.

3. Để có thể vận dụng hiệu quả và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế tạo tiền đề vật chất bảo đảm QCN định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, thiết nghĩ, Đảng, Chính phủ và mọi công dân cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, nghiên cứu sâu sắc, chắt lọc các tư tưởng tinh túy còn giá trị đến ngày nay của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực phát triển kinh tế tạo tiền đề vật chất bảo đảm QCN. Những tư tưởng sau đây của Hồ Chí Minh cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng: (i) QCN chỉ có thể được thực hiện khi dân tộc có quyền độc lập, tự quyết và quyền này phải được các nước tôn trọng. Muốn vậy phải trở thành một nước giàu, mạnh; (ii) phải phát triển kinh tế toàn diện cả công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trên cơ sở cải tiến kỹ thuật và tổ chức sản xuất; (iii) mỗi người, cả nông dân, công nhân, trí thức, công thương… đều phải nỗ lực tự chủ phát triển kinh tế trên cương vị người làm chủ, không thể trông chờ, chây ì dựa vào nhà nước, người khác, nước khác; (iv) Đảng, Nhà nước thông qua cán bộ quản lý kinh tế phải tạo điều kiện cho công dân làm chủ thông qua chế độ quản lý dân chủ, chế độ dân phê bình cán bộ, cán bộ đi sâu đi sát nhân dân.

Thứ hai, sau khi đã xác định rõ các tư tưởng cốt lõi, cần xây dựng kế hoạch, phương thức tuyên truyền, vận động thực chất, phù hợp với từng ngành nghề, từng đối tượng như Hồ Chí Minh đã làm, như đối với công nhân, đối với nông dân, người làm dịch vụ, đối với các dân tộc ít người, thanh niên, phụ nữ… Điều quyết định là gây dựng ở mỗi công dân ý chí tự lực, tự cường, có ý chí vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Đồng thời cũng xác định rõ những nghĩa vụ, yêu cầu, nhiệm vụ mà mỗi công dân phải hoàn thành trên cương vị của mình theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Hạn chế khai thác khía cạnh thần thánh hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ ba, muốn phát triển kinh tế, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần kỹ thuật, thái độ làm việc tích cực, sáng tạo của người lao động, thái độ tận tâm, phong cách dân chủ của cán bộ quản lý. Muốn vận dụng các tư tưởng này vào thực tiễn Việt Nam hiện nay cần cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo được đội ngũ lao động chuyên nghiệp, thành thạo nghề và có năng lực sáng tạo để làm chủ quá trình sản xuất. Cần chọn lọc, bồi dưỡng, quản lý, đãi ngộ, kiểm soát để có đội ngũ cán bộ quản lý vừa hồng, vừa chuyên.

Thứ tư, thực hiện QCN cần những con người nhận thức được quyền của mình và xã hội hỗ trợ họ thể chế thực hiện, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Chính vì vậy, ngoài việc đề cao giáo dục tuyên truyền trong các trường phổ thông, trường dạy nghề về QCN, cần xây dựng thể chế hỗ trợ công dân thực hiện QCN. Trong kinh tế là các thể chế hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Trong quan hệ xã hội là các thể chế hỗ trợ người yếu thế, người thuộc các dân tộc ít người. Cần thừa nhận và hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ đại diện cho lợi ích của các nhóm dân cư trong giải quyết các quan hệ kinh tế với Nhà nước.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế bảo đảm quyền con người - Ảnh 3.

Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao

Thứ năm, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với chính sách thuế và phúc lợi xã hội hợp lý để phân phối của cải xã hội công bằng giữa những nhóm người có điều kiện khách quan khác nhau, nhưng có nhu cầu giống nhau.

Hồ Chí Minh là tấm gương của đạo đức cách mạng, là người suốt đời phấn đấu vì dân, vì nước. Những tư tưởng của người về phát triển kinh tế tạo điều kiện bảo đảm QCN vẫn còn nguyên giá trị định hướng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Thực hiện nghiêm chỉnh, thực chất những tư tưởng định hướng đó Việt Nam nhất định sẽ đạt được các mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII đặt ra cho giai đoạn đến 2030 và 2045. 

PGS,TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh toàn tập tập, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, H. 2010, tập 4, 10, 11, 12

2. Sơn Thái: Vấn đề nhân quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh, https://nhandan.vn/van-de-nhan-quyen-trong-tu-tuong-ho-chi-minh-post713213.html

3. Nguyễn Minh Trí: Tư tưởng Hồ Chí Minh về QCN và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay, https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/825568/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-quyen-con-nguoi-va-su-van-dung–o-viet-nam-hien-nay.aspx

4. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về QCN, https://quangbinh.gov.vn/chi-tiet-tin/-/view-article/1/14012495790587/841390789364003

5. Tường Duy Kiên: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về QCN vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-quyen-con-nguoi-vao-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-hien-nay   



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/van-dung-sang-tao-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-phat-trien-kinh-te-bao-dam-quyen-con-nguoi-20250221154034653.htm

Cùng chủ đề

Mỹ cải cách “mạnh tay” với các quy định phòng vệ thương mại

(PLVN) -  Hoa Kỳ vừa ban hành quy định mới về phòng vệ thương mại, có hiệu lực từ ngày 15/1/2025, với nhiều sửa đổi quan trọng liên quan đến thuế suất, lựa chọn quốc gia thay thế, thời hạn nộp thông tin và áp dụng dữ liệu bất lợi sẵn có...  25/02/2025 18:31 Ảnh minh hoạ. (PLVN) -  Hoa Kỳ vừa ban hành quy định mới về phòng vệ thương mại, có hiệu lực từ ngày 15/1/2025, với nhiều...

Đăk Glei (Kon Tum): Chương trình MTQG 1719 giúp đồng bào DTTS nâng cao đời sống

Những năm qua, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã triển khai thực hiện đồng bộ các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, từng bước làm thay đổi diện mạo các thôn, làng và nâng cao đời...

Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng có 32 đầu mối sau khi tổ chức lại

Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng sau khi được tổ chức lại có 32 đầu mối trực thuộc, gồm 3 cơ quan, 7 cục chuyên ngành, 5 nhà trường, 3 bệnh viện, 12 nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổng công ty, 2 viện nghiên cứu, thiết kế. ...

Ajinomoto Việt Nam: 21 năm không ngừng đóng góp cho giáo dục

Ngày 22-2, Ajinomoto Việt Nam phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh Đồng Nai và hai doanh nghiệp Nhật tổ chức lễ trao học bổng “Cho em đến trường” năm học 2024-2025. ...

Gọi bác sĩ là ‘anh, chị’, gần gũi hay thiếu chuẩn mực?

Cách xưng hô giữa bệnh nhân và bác sĩ dần trở nên bình đẳng hơn, nhưng điều này liệu có đồng nghĩa với sự tôn trọng cũng thay đổi? Giữa cởi mở và chuẩn mực, đâu là giới hạn? Hồi nhỏ, tôi sống ở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát huy tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

Trong bối cảnh mới hiện nay, phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp thiết được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. ...

Quảng Trị bắt tay vào triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Theo đó,...

Định hướng phát triển du lịch năm 2025

Nghị quyết 10-NQ/TU của Thành ủy Cần Thơ về đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới có xác định, đến năm 2025, ngành Du lịch thành phố cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây được xem là cột mốc quan trọng, do đó nhiều nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra để tạo đột phá...

Quảng bá các điểm du lịch văn hóa

Những năm gần đây, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có những tín hiệu vui song kết quả chưa tương xứng với tiềm năng. Để Bắc Giang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá...

Sơn La – Yên Bái: Hợp tác phát triển du lịch liên vùng

Phát huy thế mạnh của các địa phương; hình thành sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, lan tỏa... là nội dung nổi bật trong việc thực hiện liên kết, hợp tác giữa các huyện: Mường La, Bắc Yên, tỉnh Sơn La và Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội...

Bài đọc nhiều

Nghị định số 25/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ

(Moha.gov.vn) Ngày 21/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Theo đó, Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước;...

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”…

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2023, cả năm ước đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia...

Mời tham dự các hội chợ, triển lãm tháng 3 năm 2025 tại Ấn Độ

Các hội chợ, triển lãm tại Ấn Độ được tổ chức chuyên nghiệp, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội này để quảng bá sản phẩm, thiết lập quan hệ hợp tác và ký kết các hợp đồng giá trị lớn. Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Ấn Độ, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ xin giới...

Cùng chuyên mục

Phát động cuộc thi “Bác Hồ với Thiếu nhi

Ngày 25/2, tại thành phố Huế, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tổ chức phát động cuộc thi "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ" năm học 2024-2025. ...

Phát huy tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

Trong bối cảnh mới hiện nay, phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp thiết được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. ...

Thụy Điển thúc đẩy mô hình thời trang tuần hoàn

Thời trang tuần hoàn – Xu hướng tất yếu The Fashion ReModel là một dự án trình diễn mang tính đột phá, giúp các thương hiệu thời trang hàng đầu tìm kiếm giải pháp mở rộng quy mô mô hình kinh doanh tuần hoàn, từ đó giảm sự phụ thuộc vào sản xuất mới. Dự án này không chỉ góp phần giảm thiểu tác động môi trường, mà còn mở ra cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy ngành...

Thiết lập mạng quan trắc cảnh báo sớm bức xạ khu vực ASEAN

Mạng lưới các cơ quan pháp quy về năng lượng nguyên tử khu vực ASEAN đặt mục tiêu thiết lập một mạng lưới quan trắc, cảnh báo sớm bức xạ và kênh trao đổi dữ liệu có đủ năng lực phát hiện nhanh chóng và chính xác...

Quảng Trị bắt tay vào triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Theo đó,...

Mới nhất

TPHCM thí điểm dự án hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ trẻ khuyết tật

Với trẻ em khuyết tật, những hoạt động tưởng chừng đơn giản như trò chuyện, giao tiếp, học...

Chuyện về nữ bác sĩ giàu lòng yêu thương bệnh nhi ung thư

Khoa Ung bướu – Huyết học – Ghép tủy nằm ở tầng 5 của Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế hiện có gần 80 bệnh nhi đến từ các tỉnh thành khắp cả nước đến đây...

Vĩnh Phúc đầu tư 8.678 tỷ đồng cho lĩnh vực y tế trong giai đoạn 2021-2024

NDO - Trong giai đoạn 2021-2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư 8.678 tỷ đồng cho ngành y tế từ nguồn ngân sách, nguồn thu của đơn vị và các nguồn khác để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và các hoạt động khác. Ngày 25/2, Sở Y tế Vĩnh Phúc tổ...

TP.HCM hình thành “campus y tế” đầu tiên tại Việt Nam

Cụm Y tế Tân Kiên là tiền đề để TP.HCM đạt mục tiêu trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á. Cụm Y tế Tân Kiên là tiền đề để TP.HCM đạt mục tiêu trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á. ...

Mới nhất