Trang chủNewsThời sựVẫn chưa rõ bên trong lò phản ứng hạt nhân Fukushima sau...

Vẫn chưa rõ bên trong lò phản ứng hạt nhân Fukushima sau 13 năm thảm họa


Hôm thứ Hai (11/3), Nhật Bản đánh dấu 13 năm kể từ khi trận động đất và sóng thần lớn tấn công bờ biển phía bắc của đất nước khiến gần 20.000 người thiệt mạng, nhiều thị trấn bị xóa sổ và phá hủy nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, gây ra nỗi lo sợ sâu sắc về phóng xạ cho đến ngày nay. 

van chua ro ben trong lo phan ung hat nhan fukushima sau 13 nam tham hoa hinh 1

Người dân dành một phút mặc niệm vào lúc 14h46 – thời điểm xảy ra trận động đất ở Iwaki, Fukushima, ngày 11/3. Ảnh: Kyodo News

Điều gì xảy ra 13 năm trước?

Ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9,0 độ richter xảy ra tại Nhật Bản gây ra sóng thần tàn phá các thị trấn ven biển phía bắc ở các tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima. 

Cơn sóng thần cao tới 15 mét ở một số khu vực đã ập vào nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi, phá hủy hệ thống cung cấp điện và làm mát nhiên liệu, đồng thời gây ngập tại các lò phản ứng số 1, 2 và 3. Sự cố gây ra rò rỉ phóng xạ lớn và ô nhiễm trong khu vực. 

Công ty Điện lực Tokyo Holdings (TEPCO) nói rằng sóng thần không thể lường trước được nhưng các cuộc điều tra cho biết vụ tai nạn là lỗi của con người, cụ thể do sơ suất về an toàn và lỏng lẻo trong giám sát của các cơ quan quản lý.

Kể từ đó, Nhật Bản đã đưa ra các tiêu chuẩn an toàn chặt chẽ hơn và đã có lúc chuyển sang giai đoạn loại bỏ năng lượng hạt nhân. Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đã đảo ngược chính sách đó và tăng tốc khởi động lại các lò phản ứng khả thi để duy trì năng lượng hạt nhân là nguồn cung cấp điện chính của Nhật Bản.

Ông Kishida đã tham dự lễ tưởng niệm ở Fukushima ngày 11/3. Cả nước đã dành một phút mặc niệm vào lúc 14h46 chiều – thời điểm xảy ra trận động đất kinh hoàng 13 năm trước.

Điều gì xảy ra với người dân trong khu vực?

Hiện khoảng 20.000 trong số hơn 160.000 cư dân sơ tán trên khắp Fukushima vẫn chưa trở về nhà dù một số khu vực đã được mở cửa trở lại sau khi khử nhiễm.

Tại Futaba, thị trấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất và là nơi đặt nhà máy Fukushima Daiichi, một khu vực nhỏ đã được mở cửa vào năm 2022. Khoảng 100 người, tương đương 1,5% dân số trước thảm họa, đã trở lại sinh sống. 

van chua ro ben trong lo phan ung hat nhan fukushima sau 13 nam tham hoa hinh 2

Rào chắn được dựng lên để hạn chế đi vào khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Futuba. Ảnh: Kyodo News

Cùng với Futaba, thị trấn Okuma đã hy sinh một phần đất của khu vực để xây dựng nơi lưu trữ tạm thời chất thải hạt nhân thu được từ quá trình khử nhiễm. Thị trấn Okuma ghi nhận ​​6% cư dân cũ quay trở lại sinh sống.

Các cuộc khảo sát hàng năm cho thấy phần lớn người sơ tán không có ý định trở về nhà với lý do thiếu việc làm, mất các cơ sở công và trường học, cũng như lo ngại về phóng xạ.

Các thị trấn bị thiên tai, bao gồm cả các thị trấn ở quận Iwate và Miyagi, chứng kiến ​​dân số giảm mạnh. Thống đốc Fukushima Masao Uchibori cho biết ông hy vọng ngày càng nhiều người quay trở lại Fukushima để mở doanh nghiệp hoặc hỗ trợ tái thiết.

Xử lý nước ô nhiễm và mối lo về hải sản

Tháng 8/2023, Fukushima Daiichi đã bắt đầu xả nước đã qua xử lý ra biển và hiện đang xả lô nước đã qua xử lý thứ tư nặng 7.800 tấn. Đến nay, kết quả lấy mẫu nước biển hàng ngày đều đạt tiêu chuẩn an toàn. 

Kế hoạch này vấp phải sự phản đối của ngư dân địa phương và các nước lân cận, đặc biệt là Trung Quốc, nước đã cấm nhập khẩu thủy sản Nhật Bản.

Kể từ năm 2011, Fukushima Daiichi đã phải vật lộn với quá trình xử lý nước ô nhiễm. Nước làm mát ô nhiễm được bơm lên, xử lý và lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa. Chính phủ và TEPCO cho biết nước được pha loãng với lượng lớn nước biển trước khi thải ra ngoài, khiến nước này an toàn hơn tiêu chuẩn quốc tế.

van chua ro ben trong lo phan ung hat nhan fukushima sau 13 nam tham hoa hinh 3

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào ngày 24/8/2023, ngay sau khi nhà điều hành TEPCO bắt đầu xả lô nước phóng đã qua xử lý đầu tiên ra Thái Bình Dương. Ảnh: Kyodo News

Bất chấp những lo ngại về việc xả nước sẽ gây tổn hại cho ngành đánh bắt cá, danh tiếng về hải sản Fukishima vẫn nắm giữ một vị trí nhất định trong mắt người dân Nhật Bản.

Lệnh cấm hải sản Nhật Bản của Trung Quốc, chủ yếu ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu sò điệp ở Hokkaido, dường như đã thúc đẩy người tiêu dùng Nhật Bản ăn nhiều hải sản Fukushima hơn.

Hoạt động đánh bắt cá ở Fukushima trở lại hoạt động bình thường vào năm 2021 nhưng sản lượng đánh bắt tại địa phương hiện chỉ bằng 1/5 mức trước thảm họa do số lượng ngư dân sụt giảm và quy mô đánh bắt nhỏ hơn.

Việc lấy mẫu và giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cũng đã nâng cao niềm tin vào cá địa phương. Nhật Bản đã dành 10 tỷ yên (680 triệu USD) để hỗ trợ nghề cá ở Fukushima.

Có tiến triển gì trong việc loại bỏ nhiên liệu phóng xạ nóng chảy không?

Bên trong 3 lò phản ứng phần lớn vẫn còn là một bí ẩn. Người ta biết rất ít về tình trạng nhiên liệu phóng xạ nóng chảy hoặc vị trí chính xác của nó trong lò phản ứng. Các tàu thăm dò robot đã nhìn thoáng qua bên trong 3 lò phản ứng, nhưng cuộc điều tra đã bị cản trở bởi lỗi kỹ thuật, bức xạ cao và các trục trặc khác.

Khoảng 880 tấn nhiên liệu hạt nhân nóng chảy vẫn còn bên trong 3 lò phản ứng bị hư hỏng. Các quan chức Nhật Bản cho biết việc loại bỏ chúng sẽ mất 30 – 40 năm. 

Điều quan trọng là phải nắm được dữ liệu của các nhiên liệu nóng chảy để có thể lập kế hoạch loại bỏ nó một cách an toàn. TEPCO đặt mục tiêu lấy mẫu đầu tiên vào cuối năm nay từ lò phản ứng số 2 bị hư hại ít nhất.

van chua ro ben trong lo phan ung hat nhan fukushima sau 13 nam tham hoa hinh 4

Đại diện TEPCO giới thiệu những bức ảnh được chụp bởi một con tàu thăm dò robot bên trong một trong 3 lò phản ứng. Ảnh: AP

TEPCO đã cố gắng lấy mẫu bằng cách đưa cánh tay robot vượt qua đống đổ nát và hy vọng đến tháng 10 họ có thể sử dụng một thiết bị đơn giản hơn trông giống như cần câu.

Nhiên liệu trong lò phản ứng số 1 bị hư hỏng nặng nhất hầu hết đã rơi từ lõi xuống đáy thùng chứa chính của nó. Một số đã xuyên qua và trộn lẫn với nền bê tông, khiến việc loại bỏ trở nên vô cùng khó khăn.

Hoài Phương (theo AP)



Nguồn

Cùng chủ đề

5 tỉnh có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân lớn ở Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, 5 tỉnh ở nước ta có tiềm năng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn. Các địa phương này tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8). Đáng chú ý, ở phần đánh giá...

Chính phủ thảo luận về nguồn vốn, giao chủ đầu tư làm dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Sáng 4-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chủ trì phiên họp thứ hai. Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phát triển xanh, phát...

Xây dựng nhà máy điện hạt nhân là vấn đề “quốc gia đại sự”

Sáng 4/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng đánh giá phát triển điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân là vấn...

Thủ tướng: Xây dựng xong nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm

(Dân trí) - Mục tiêu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập là xây dựng xong nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm, để tới năm 2030 - kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng - chúng ta có nhà máy điện hạt nhân. Dấu mốc đến năm 2030 Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân là một mục tiêu cụ thể được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiến nghị tâm huyết, tạo hành lang thuận lợi cho báo chí phát triển trong bối cảnh mới

(CLO) Chiều ngày 7/2, thực hiện Chương trình công tác năm 2025, để chuẩn bị cho công tác thẩm tra Dự án Luật Báo chí (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng làm trưởng đoàn đã...

Mang đến cho bạn đọc và nhân dân một không gian báo chí nhiều bản sắc

(CLO) Ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng, Ất Tỵ), Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên phối hợp với huyện Định Hóa tổ chức Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hoá và Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025. ...

Công ty robot AI hàng đầu sắp xuất xưởng 100.000 robot hình người

(CLO) Figure, một trong những nhà sản xuất robot hình người hàng đầu, vừa ký hợp đồng với khách hàng thương mại thứ hai, được cho là "một trong những công ty lớn nhất của Mỹ". ...

Quảng Ninh khai mạc lễ Hội Xuân Yên Tử

(CLO) Ngày 7/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Yên Tử (Quảng Ninh) diễn ra Lễ khai mạc hội xuân Yên Tử năm 2025. Đây là hoạt động văn hóa thường niên của người dân địa phương vào đầu xuân mới. ...

Gần 90% cử tri Đức lo sợ bị thao túng

(CLO) Một cuộc thăm dò mới do Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật số Bitkom công bố cho thấy phần lớn cử tri Đức lo lắng về nguy cơ can thiệp bầu cử từ nước ngoài. ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc rét đậm, trời nồm ầm

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Nhiệt độ vùng núi có nơi xuống dưới 3 độ C, vùng núi cao có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá. Một đợt không khí lạnh mạnh đang tiến về phía Nam và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày tới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc...

Cùng chuyên mục

Nâng cấp ATIGA thành hiệp định hiện đại, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tin tưởng, ATIGA được nâng cấp sẽ trở thành hiệp định hiện đại, hướng tới tương lai và hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp. ASEAN ưu tiên đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trong tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN, Việt Nam đã hoàn thành nhiều lộ trình cam kết quan trọng, góp phần vào mục tiêu chung...

Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình xin nghỉ hưu trước 4 năm

Còn gần 4 năm công tác nhưng Giám đốc sở Du lịch Quảng Bình đã xin nghỉ hưu trước tuổi. Đồng thời, có 11 cán bộ chủ chốt ở tỉnh và huyện cũng xin nghỉ hưu, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Ngày 7/2, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, đến thời điểm này có 12 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình quản lý xin nghỉ hưu...

Bàn giao nhiệm vụ Chánh Văn phòng Trung ương giữa 2 ông Nguyễn Duy Ngọc và Lê Hoài Trung

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng trên cương vị mới, ông Lê Hoài Trung cùng tập thể lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ...

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 11/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Công điện gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội,...

Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ

Kinhtedothi - Nghị định số 16/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ. Nghị định số 72/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực...

Mới nhất

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng

Các gia đình trên thế giới hiện nay đang đối mặt với 4 vấn đề lớn là: gánh...

Thủ tướng Ấn Độ sắp gặp một ‘người bạn thân thiết’, ngổn ngang vấn đề nhập cư và thuế quan

Chuyến thăm diễn ra chỉ một tuần sau khi máy bay của Không quân Mỹ chở hơn 100 người nhập cư Ấn Độ hạ cánh xuống thành phố Amritsar, bang Punjap.

Phấn đấu chậm nhất 31/12/2031 hoàn thành công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối với các bộ ngành, địa phương liên quan. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành...

Ông Lê Ngọc Châu giữ chức Bí thư Đảng uỷ UBND tỉnh Hải Dương

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương quyết định thành lập Đảng bộ UBND tỉnh trực thuộc Tỉnh uỷ và chỉ định Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu giữ chức Bí thư Đảng uỷ. ...

Mới nhất