Trang chủDi sảnVẫn chưa được công nhận làng nghề

Vẫn chưa được công nhận làng nghề


VHO – Ông Nguyễn Hà Bắc, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết, địa phương đã có kế hoạch triển khai để sớm hoàn thiện các thủ tục, quy hoạch chứng nhận làng nghề nước mắm Nam Ô tại địa bàn trong năm 2025.

Đây là vấn đề vừa được dư luận đặt ra trong dịp cuối năm, chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ, xuất phát từ những tâm tư, nguyện vọng của người dân làng Nam Ô (Đà Nẵng) sau gần 6 năm, làng nghề làm nước mắm tại đây được công nhận đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vì sao Nam Ô vẫn chưa được công nhận làlàng nghề”?

Trao đổi với Văn Hóa, ông Nguyễn Hà Bắc lý giải, đã có những ý kiến, ghi nhận về hoạt động làng nghề làm nước mắm Nam Ô trong thời gian qua, với góc nhìn yêu cầu cần sớm có chứng nhận làng nghề này trong quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế xã hội địa phương, tạo điều kiện cho người dân trong làng phát huy những giá trị kinh tế sản xuất từ làng nghề.

Vẫn chưa được công nhận làng nghề - ảnh 1
Người dân làng Nam Ô vui mừng đón nhận bằng Di sản văn hoá phi vật thể

Tuy nhiên, do sự tiếp cận không đầy đủ, dư luận đang có những đánh giá chủ quan, không đúng với quy trình quản lý và cấp chứng nhận làng nghề.

Một cách logic, nhiều người cho rằng, để hoàn thiện hồ sơ được công nhận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, làng nghề phải được công nhận trước đó. Nhưng thực chất, việc định vị, quy hoạch làng nghề lại phải đảm bảo những yêu cầu quản lý, thẩm định và tổ chức đầy đủ điều kiện, mới có thể được cấp chứng nhận chính thức là làng nghề.

Trên thực tế, ngày 27.8.2019, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ra Quyết định số 2974 công nhận Nghề truyền thống làm nước mắm Nam Ô vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là kết quả của hơn 2 năm vận động, triển khai hồ sơ đăng ký di sản mà địa phương đã thực hiện, dựa trên lịch sử phát triển nghề làm nước mắm tại làng Nam Ô trong nhiều năm qua.

Lịch sử hình thành làng này đã gắn liền với nghề chài lưới và làm nước mắm suốt mấy trăm năm và những đặc điểm sản phẩm đặc thù, nghề làm nước mắm đặc trưng ở vùng đất này đã hội đủ điều kiện để ngành Văn hóa công nhận giá trị Di sản văn hóa phi vật thể.

Vẫn chưa được công nhận làng nghề - ảnh 2
Người dân Nam Ô đã nhiều năm lưu truyền, phát triển nghề làm nước mắm truyền thống

Sau khi được chứng nhận là di sản văn hóa, làng nghề làm nước mắm Nam Ô mới được địa phương (quận Liên Chiểu) đưa vào danh mục làng nghề cần được đầu tư bảo tồn phát triển tại địa bàn. Theo đó, các cơ quan, ban ngành chức năng đã lên kế hoạch triển khai các thủ tục, yêu cầu đầu tư để xác nhận quy hoạch làng nghề.

Những tiêu chí cơ bản định vị làng nghề này, bao gồm việc định danh sản phẩm đặc trưng, phải có văn bằng bảo hộ, chỉ dẫn địa lý Nam Ô cho sản phẩm nước mắm tại làng nghề, cùng các chỉ số điều tra, đánh giá sản lượng, chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất… tại làng nghề và tiến đến hoàn chỉnh các khu vực quy hoạch về làng nghề, như khu sản xuất tập trung, khu trình diễn giới thiệu sản phẩm…

Ông Nguyễn Hà Bắc chia sẻ, việc triển khai này không hề đơn giản và mất khá nhiều thời gian, căn bản phải có sự đồng thuận hợp tác của cộng đồng cư dân địa phương, thực tế hoạt động của các hộ kinh doanh, sản xuất nước mắm nhãn hiệu Nam Ô trong làng nghề… Mặc dù điều tra sơ bộ cho thấy có gần 90 hộ dân ở trong làng tham gia kinh doanh nước mắm, nhưng số hộ sản xuất đúng các quy trình, tiêu chuẩn thực tế khoảng 52 hộ và các quy trình sản xuất cũng có sự điều chỉnh khác nhau.

Do đó, đến tháng 6.2024, Đà Nẵng mới hoàn chỉnh và được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm Nam Ô. Đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ cho biết đã mất 2 năm hoàn thiện quy trình đăng ký quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý này cho làng nghề.

Như vậy, rõ ràng sau hồ sơ chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể, sản phẩm làng nghề nước mắm Nam Ô phải trải qua những vận động chứng minh đầu tư, quy hoạch đảm bảo mới đạt đến chứng nhận làng nghề truyền thống.

Còn nhiều việc phải làm!

Trả lời những thắc mắc từ dư luận về tiến độ cấp chứng nhận làng nghề nước mắm Nam Ô, ông Nguyễn Hà Bắc khẳng định, vẫn còn nhiều việc cần triển khai cho xác định quy hoạch và tổ chức sản xuất ở làng nghề.

Vẫn chưa được công nhận làng nghề - ảnh 3
Bên cạnh hoạt động sản xuất, làng Nam Ô còn duy trì những hoạt động văn hoá, lễ nghi miền biển

Trước hết, làng nghề hiện phải thống kê chính xác số hộ làm nghề. Chính quyền địa phương và các cấp quản lý đang thực hiện việc này. Với những cơ sở thống kê, điều tra thực tiễn, căn cứ vào những hộ sản xuất có nguồn gốc qua nhiều thế hệ, chứ không đơn giản thống kê qua số hộ khẩu làng nghề và theo báo cáo của các hội làm nghề tại địa phương.

Thứ hai, làng nghề hiện cũng chưa có quỹ đất để tổ chức sản xuất tập trung, chưa có khu trình diễn, giới thiệu tinh hoa nghề làm nước mắm. Người dân trong làng chủ yếu đều tổ chức sản xuất trong khuôn viên chật hẹp của gia đình mình, không đảm bảo được các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường sản xuất chế biến…

Ông Nguyễn Hà Bắc cho biết, qua nhiều lần họp bàn, địa phương có kế hoạch chọn địa điểm sản xuất tập trung nước mắm Nam Ô ở cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam và một số vị trí quy hoạch cụm công nghiệp khác, để đảm bảo môi trường cách ly và diện tích sản xuất cho sản lượng lớn…

Khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề đã chọn ngay sát khuôn viên làng nghề, giáp tuyến đường Nguyễn Tất Thành. Địa điểm làm khu trình diễn tinh hoa làng nghề, phối hợp các hoạt động du lịch… cũng đã chọn vị trí quy hoạch trường Tiểu học Triệu Thị Trinh trong khuôn viên làng Nam Ô, chuyển trường này sang vị trí mới đảm bảo rộng rãi và khang trang hơn.

“Chúng tôi đang tích cực xúc tiến những phần việc quy hoạch, bố trí đầu tư này và nhất là tiến hành tham khảo, lấy ý kiến đồng thuận, hợp tác của người dân Nam Ô, nhằm sớm hoàn thành các tiêu chí, yêu cầu phải đạt được của công tác quy hoạch làng nghề. Tin tưởng trong năm 2025 này, các bước tiến hành sẽ thuận lợi, và làng nước mắm Nam Ô sẽ sớm nhận chứng nhận làng nghề truyền thống, qua đó thực sự tạo cơ hội tốt cho người dân sản xuất, cùng vinh danh thương hiệu làng nghề”, ông Nguyễn Hà Bắc nhấn mạnh.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/van-chua-duoc-cong-nhan-lang-nghe-118130.html

Cùng chủ đề

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

“Nét Việt Nam” – Khát vọng khơi dậy tình yêu văn hóa lịch sử trong Gen Z

(CLO) Ngày 22/1, tại Hà Nội, dự án “Nét Việt Nam” đã được ra mắt với mục tiêu bảo tồn những giá trị văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại các vùng nông thôn. ...

Khơi dậy tình yêu văn hoá và lịch sử qua Dự án “Nét Việt Nam”

(Tổ Quốc) - Mục tiêu của dự án là bảo tồn những giá trị văn hoá đang đứng trước nguy cơ mai một, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại các vùng nông thôn. ...

Phấn đấu đón hơn 30 triệu lượt khách

Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2025 Hà Nội đặt mục tiêu tổng thu từ du lịch đạt trên 130.000 tỷ đồng nhờ vào các kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch để hút khách. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử“

VHO - Sáng nay 16.1 tại Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày. Nhiều tài liệu, hiện vật quý, tiêu biểu trong phần nội dung này như các đồng chí Lãnh...

Tự hào nghề muối Sa Huỳnh

VHO - Nghề làm muối Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề này đã có lịch sử hàng trăm năm và trở thành một nghề truyền thống, văn hóa đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân...

Chuyện về ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Bác Hồ được công nhận là Bảo vật quốc gia

VHO - Nhằm tôn vinh giá trị di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quốc gia, dân tộc, vào ngày 19.1.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Thăm, tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân và Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu năm 2025....

Ăn nhầm trứng gà tiêm thuốc diệt chuột, 2 trẻ ở Hòa Bình nhập viện thương tâm ngày giáp Tết

GĐXH - Thời điểm Tết Nguyên đán đến gần, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc hết sức đáng tiếc. ...

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Mới nhất