Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếVaccine ngừa sởi được tìm ra như thế nào?

Vaccine ngừa sởi được tìm ra như thế nào?


Các nhà khoa học vào vùng dịch ở miền Tây nước Mỹ để bẫy virus, hàng chục lần nuôi cấy và chỉnh sửa bán thành phẩm để tạo ra vaccine sởi.

Tháng 1/1954, bệnh sởi hoành hành ở Fay, ngôi trường nội trú dành cho nam sinh lâu đời ở Southborough, Massachusetts (Mỹ). Một bác sĩ kiêm nhà khoa học trẻ mang túi gạc vô trùng và ống tiêm đến bệnh xá, nói với từng học sinh đang ốm: “Chàng trai, cậu đang đứng trước thách thức của khoa học”.

Tên ông là Thomas Peebles, được John F Enders (nhà vi trùng học tại Harvard) cử đến. Enders là một trong ba nhà khoa học được trao giải Nobel về Sinh học và Y học, nhờ khám phá ra virus bại liệt có thể phát triển trong môi trường nuôi cấy không có các mô thần kinh. Thành tựu này giúp bệnh bại liệt dễ nghiên cứu hơn trong phòng thí nghiệm, mở đường phát triển vaccine bại liệt đầu tiên.

“Bẫy” virus

Enders lấy bệnh sởi làm mục tiêu nghiên cứu tiếp theo. Đây là loại virus dễ lây lan nhất, di chuyển nhanh khi xâm nhập vào cơ thể, sau đó gây sốt cao, phát ban, khiến người bệnh rất khó chịu. Sởi có thể gây viêm não hoặc viêm phổi. Đôi khi, virus gây ra bệnh viêm não xơ cứng bán cấp trong lần nhiễm thứ hai, khiến bệnh nhân tử vong.

Sự bùng phát bệnh sởi ở Trường Fay không hiếm gặp. Giữa những năm 1950, bệnh sởi đã lây nhiễm cho khoảng 500.000 người Mỹ mỗi năm, giết chết khoảng 500 người. Ở những nơi khác trên thế giới, cứ hai hoặc ba năm có một trận dịch lớn và tỷ lệ tử vong cao ở các nước nghèo. Do đó, “phá” được bệnh sởi có thể cứu sống hàng triệu người.

Tại Trường Fay, Peebles cầm miếng gạc, giải thích cho những thiếu niên có làn da đỏ bừng, lốm đốm rằng hy vọng có thể nuôi cấy được virus sởi. Tuy nhiên, virus vẫn trơ lỳ sau nhiều tuần nuôi cấy.

Đầu tháng 2, Peebles đưa một mẫu virus vào bình thí nghiệm nuôi cấy tế bào thận của người, theo chỉ đạo của Enders. Mẫu virus này lấy từ cậu bé David Edmonston. Dưới kính hiển vi, ông nhận thấy cấu trúc của các tế bào thay đổi, dấu hiệu cho thấy virus đang phát triển. Peebles gọi Enders tới. Để xác nhận, họ tiêm thí nghiệm trên khỉ, khiến con vật phát ban, sốt cao. Tiếp theo, họ cần chế ngự virus.





Chuẩn bị sản xuất vaccine sởi từ tế bào trứng gà. Ảnh: WHO

Chuẩn bị sản xuất vaccine sởi từ tế bào trứng gà. Ảnh: WHO

Thử nghiệm và sai sót

Nguyên lý của vaccine là dùng tác nhân tự nhiên, ví dụ mầm bệnh đã suy yếu, đưa vào cơ thể để kích thích phản ứng miễn dịch. Do đó, việc “bẫy” và nuôi cấy được virus là bước rất quan trọng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không có công thức an toàn hoặc lộ trình làm suy yếu mầm bệnh để phát triển thành kháng nguyên. Họ phải liên tục thử nghiệm và học tập từ sai lầm.

Nhóm nghiên cứu bắt đầu từ nuôi cấy virus trên màng ối xin được từ bệnh viện phụ sản gần đó. Tiến sĩ Samuel L Katz, một thành viên khác của nhóm, nhớ thành công nhân được virus sau 24 lần. Katz viết: “Enders tiếp tục gợi ý nếu virus phát triển trong tế bào màng ối của con người, có thể sẽ nhân lên trong môi trường tương tự”.

Sau khoảng 13 lần thử nghiệm trên tế bào trứng gà, nhóm thu được thành phẩm bán thực nghiệm, tiêm cho khỉ. Kết quả, virus không gây phát ban, không xuất hiện trong máu, tạo kháng thể trung hòa.

Đến năm 1958, nhóm nghiên cứu đánh giá vaccine đủ điều kiện thử nghiệm trên người. Người đầu tiên thử nghiệm đang học tại trường công lập dành cho trẻ em chậm phát triển, được đánh giá là có môi trường sống tồi tệ và thường chịu các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm bất thường.

Những thử nghiệm bước đầu cho thấy sản phẩm của Enders hoạt động hiệu quả, có vai trò dự phòng sởi. Tại một trường học dành cho người thiểu năng trí tuệ, 23 trẻ được tiêm chủng sau đó không có triệu chứng bệnh sởi sau khi gặp đợt bùng phát dịch bệnh.

Tuy nhiên, việc tiêm chủng cũng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Hầu hết trẻ đã tiêm bị sốt, một nửa phát ban. Tiến sĩ Maurice Hilleman, người điều hành phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh học tế bào và virus của Công ty Dược phẩm Merck, đồng thời là người tiếp quản vaccine Enders để thử nghiệm thêm, sản xuất và phân phối thương mại, nhớ lại: “Một số trẻ sốt cao đến mức bị co giật”.

Như vậy, các nhà khoa học chưa tạo ra vaccine, chỉ cung cấp sự bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm. Để có vaccine, kháng nguyên cần rất hiệu quả và an toàn với cơ thể người, cần nghiên cứu thêm. Hilleman là một nhà khoa học xuất sắc, phù hợp cho công việc này.





Vaccine sởi - quai bị - rubella hiện nay. Ảnh: Reuters

Vaccine sởi – quai bị – rubella hiện nay. Ảnh: Reuters

Hilleman đã mời một bác sĩ nhi khoa để nghiên cứu về gamma globulin (phần huyết tương chứa kháng thể). Đến năm 1962, nhóm nghiên cứu xác định dùng lượng nhỏ gamma globulin tiêm cùng lúc với mũi Enders đã làm giảm đáng kể tác dụng phụ của vaccine. Nhờ đó, 85% trẻ em được tiêm chủng đã bị sốt khi không có globulin miễn dịch, chỉ còn 5% tăng nhiệt độ sau khi tiêm.

Tuy nhiên, việc này vẫn gây khó cho tiêm chủng và phân phối. Hilleman tiếp tục cải tiến chủng Enders, bằng cách thử nghiệm thêm 40 lần nữa qua quá trình nuôi cấy phôi gà. Kháng nguyên được làm dịu hoàn toàn và vẫn sử dụng cho đến ngày nay, được tung ra thị trường vào năm 1968. Đến năm 2000, bệnh sởi đã bị loại bỏ ở Mỹ.

Nhưng vào cuối những năm 2010, chiến dịch chống vaccine đã diễn ra sôi nổi, các đợt bùng phát virus mới xuất hiện trên khắp nước Mỹ và thu hút sự chú ý của những người chưa được tiêm chủng.

David Edmonston, hiện 70 tuổi, cho biết hối hận vì từng không tiêm chủng cho con. Ông nhớ lại cơn bệnh sởi của mình, về các cơn sốt lú lẫn, phát ban và nhà nghiên cứu đã đến bệnh xá, trao cơ hội ghi dấu ấn trong khoa học, bảo vệ hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới.

Edmonston cho biết thật “thật xấu hổ” khi biết rằng các ca mắc bệnh sởi đang gia tăng trở lại, khi New York tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do loại virus có thể phòng ngừa được.

Ngày nay, hơn 80% trẻ em trên thế giới được bảo vệ nhờ tiêm tối thiểu một liều vaccine sởi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2000 đến 2015, vaccine đã cứu sống khoảng 17,1 triệu người.

Chi Lê (Theo Gavi, ScienceDirect)




Source link

Cùng chủ đề

Trẻ em béo phì, ít vận động có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ

(CLO) Các chuyên gia khuyến nghị thanh thiếu niên nên cân nhắc đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ trong tương lai, sau khi một nghiên cứu mới đây cho thấy tình trạng sức khỏe không lành mạnh ở tuổi thơ có thể tác động lâu dài đến não bộ....

Thay đổi cán cân về tiềm lực khoa học giữa Trung Quốc và Mỹ

Năm 2024, nhiều nhà khoa học hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đã rời Mỹ và châu Âu sang Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về tình trạng 'chảy máu chất xám' tại Mỹ và châu Âu. ...

Trung Quốc vượt Mỹ về số nhà khoa học hàng đầu?

Số lượng các nhà khoa học hàng đầu ở Mỹ đang giảm, trong khi số lượng tương ứng ở Trung Quốc tăng lên, theo dữ liệu mới từ một công ty Trung Quốc. ...

VinFuture chính thức khởi động mùa giải năm 2025

Giải thưởng VinFuture mới đây đã chính thức khởi động mùa giải năm 2025. Theo thông tin được công bố, mùa giải năm nay sẽ nhận đề cử đến 14h00 ngày 17/4/2025 (theo giờ Việt Nam). ...

Robot chó đầu tiên trên thế giới có thể chở người trên những địa hình phức tạp

Vừa qua, một công ty sản xuất Robot của Trung Quốc giới thiệu mẫu robot chó đầu tiên trên thế giới có thể chở người trên những địa hình phức tạp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Hơn 400 gian hàng quy tụ tại Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

GĐXH – Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y trong nước và quốc tế. ...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

10 tư thế yoga giúp cân bằng nội tiết tố

Tư thế rắn hổ mang, cây cầu, ép hông góp phần cải thiện hơi thở, kích thích các cơ quan giúp cân bằng hormone trong cơ thể. Rối loạn nội tiết tố xảy ra khi hệ thống phản hồi của nội tiết gặp trục trặc, khiến khả năng điều hòa và kiểm soát hormone trong cơ thể mất cân bằng. Cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, ảnh...

Những món phổ biến ngày tết dễ làm tăng cholesterol

'Với những người có nồng độ cholesterol cao, để bảo vệ sức khỏe trong những ngày tết thì họ cần lựa chọn thực phẩm phù hợp'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài...

Cùng chuyên mục

Lời cảnh tỉnh từ vụ việc 32 học sinh ngộ độc hóa chất

Theo thông tin từ các phụ huynh, các bệnh nhi đã uống dung dịch có mùi thơm như siro, nhưng khi thử uống thì thấy đắng nên đã vội vàng nhổ bỏ. Theo thông tin từ các phụ huynh, các bệnh nhi đã uống dung dịch có mùi thơm như siro, nhưng khi thử uống thì thấy đắng nên đã vội vàng nhổ bỏ. Chiều tối ngày...

Loạt món ngon ngày Tết làm tăng nhanh mỡ máu

Dưới đây là 5 món ngon ngày Tết dễ khiến mỡ máu tăng cao nhất định phải lưu ý khi ăn. Bánh chưng, bánh tét gây tăng mỡ máu Để làm nên những chiếc bánh chưng, bánh tét thơm ngon, người ta cần chuẩn bị những nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp dẻo, đậu xanh bùi bùi, thịt mỡ béo ngậy, tất cả được gói ghém cẩn thận trong lá dong xanh mướt rồi đem luộc chín trong nhiều...

Phạt bệnh viện lớn nhất Nghệ An vì vi phạm phòng cháy

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thay đổi công năng của tầng hầm từ gara để xe thành kho chứa hồ sơ mà chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngày 26-1, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nghệ...

Điều gì xảy ra khi bạn ăn chuối lúc bụng đói?

Ăn chuối khi bụng đói sẽ cung cấp năng lượng nhanh chóng và các chất dinh dưỡng như kali và chất xơ. Tuy nhiên, nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, dinh dưỡng mất cân bằng và gây khó chịu cho dạ dày. ...

Sau bữa cơm cá kho, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Nữ bệnh nhân trú tại TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) cấp cứu trong tình trạng khó thở, không nuốt được thức ăn do hóc xương cá.

Mới nhất

Nông dân Hải Phòng trồng chuối Tết trắng tay dù bán được, vì sao nên nỗi?

Đã đến thời điểm bán chuối phục vụ Tết Nguyên Đán nhưng năm nay tại Hải Phòng không khí lại ảm đạm, vắng vẻ do hậu quả thiên tai. Mặc...

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to kèm theo gió lớn đã khiến hàng loạt chậu quất, đào ở điểm bán cây cảnh đổ la liệt. Nhiều tiểu thương ở Hà Tĩnh co ro trong gió rét chờ khách đến mua. Ngày 26/1 (tức 27 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các khu vực trong tỉnh Hà Tĩnh. Tại TP Hà...

Điện gió ngoài khơi mở “cánh cửa” mới cho hợp tác Việt Nam

Hợp tác Việt Nam - Na Uy trong năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đang mở ra cơ hội phát triển bền vững giữa 2 nước trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Na Uy đã có những bước phát triển đáng...

Tiểu thương xả hàng, cắt lỗ vẫn vắng khách mua

Tết Nguyên đán đã cận kề, thị trường cây trang trí Tết tại thành phố Hà Nội đang hạ nhiệt; nhiều tiểu thương bắt đầu xả cây, cắt lỗ giá nào cũng bán. Chưa tới 3 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường cây Tết đang có dấu hiệu hạ nhiệt,...

Mới nhất