Trang chủChính trịNgoại giao‘Vá’ lỗ hổng trong mục tiêu thoát khí đốt Nga, khắc phục...

‘Vá’ lỗ hổng trong mục tiêu thoát khí đốt Nga, khắc phục điều trớ trêu, EU đặt cược vào nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới


Bất chấp một loạt gói trừng phạt nhằm vào Moscow, năng lượng Nga vẫn có cách chảy sang châu Âu. Nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới sắp được xây dựng tại lục địa này sẽ giúp EU độc lập với khí đốt Nga?

‘Vá’ lỗ hổng trong kế hoạch thoát khí đốt Nga, khắc phục ‘điều trớ trêu’, EU đặt cược vào nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới
Nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới sẽ cạnh tranh với khí đốt của Nga? (Ảnh minh họa – Nguồn: Istock)

Cuộc tranh luận qua lại về hydro xanh đã bất ngờ rẽ sang một hướng khác khi tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản đang đầu tư 690 triệu USD để xây dựng nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới tại Hà Lan. Đây được cho là một tin vui đối với châu Âu.

Nhà máy mới sẽ lớn hơn nhiều so với bất kỳ nhà máy nào khác được xây dựng cho đến thời điểm hiện tại. Quan trọng hơn, dự án sẽ giúp “vá” một số lỗ hổng trong kế hoạch độc lập năng lượng của châu Âu, nơi khí đốt của Nga vẫn đang bám trụ bất chấp lệnh trừng phạt.

Dự án hydro xanh này lớn đến mức nào?

Hydro xanh được tạo ra bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng cho các máy điện phân phân tách các phân tử nước thành hydro và oxy. Chúng ta có thể sử dụng hydro và thải oxy vào khí quyển mà không có tác động tiêu cực nào. Đây là một trong những cách sạch nhất tạo ra hydro, sau đó có thể được sử dụng làm nhiên liệu.

Cuối tuần qua, Nikkei Asia đưa tin, “tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Corp. dự định đầu tư hơn 100 tỷ Yên (690 triệu USD) để xây dựng một trong những nhà máy sản xuất hydro xanh lớn nhất thế giới ở Hà Lan”.

Cụ thể, theo bài báo, “công suất dự kiến của nhà máy là 80.000 tấn mỗi năm, lớn hơn gần 30 lần so với công suất của cơ sở lớn nhất thế giới hiện đang hoạt động”.

Lớn hơn 30 lần, tức là sẽ có rất nhiều hydro xanh được tạo ra! Hydro xanh chủ yếu được sử dụng ở dạng nhiên liệu cho xe điện chạy bằng pin, nhưng nó cũng là đầu vào phổ biến của các ngành như thực phẩm, lọc dầu, luyện kim bên cạnh dược phẩm, đồ vệ sinh cá nhân và các sản phẩm khác.

Nền kinh tế toàn cầu hiện nay chủ yếu dựa vào hydro được chiết xuất từ khí đốt tự nhiên, nhưng chi phí sản xuất năng lượng gió và mặt trời giảm mạnh đã thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực điện phân.

Nhà máy điện phân mới nằm dưới sự bảo trợ của Eneco Diamond Hydrogen, một liên doanh giữa Mistubishi và công ty Eneco của Hà Lan. Được gọi là “Máy điện phân Eneco”, dự án 800 Megawatt nhằm khử cacbon cho các ngành công nghiệp phụ thuộc vào khí đốt khó điện khí hóa trực tiếp. Thay vào đó, điện được lưu trữ, vận chuyển và sử dụng dưới dạng hydro xanh.

Theo kế hoạch, cả năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ được triển khai để duy trì hoạt động của các máy điện phân.

Tháng 11 năm ngoái, trong một thông cáo báo chí, Giám đốc điều hành Eneco As Tempelman giải thích: “Khi không thể điện khí hóa trực tiếp, hydro xanh là một giải pháp thay thế tốt và bền vững, vừa là nguyên liệu thô vừa là nhiên liệu”.

Đặc tính có thể lưu trữ và vận chuyển được của hydro xanh sẽ giúp tạo ra khả năng phục hồi và linh hoạt hơn trong việc cung cấp điện.

Rào cản lớn nhất đối với việc sử dụng hydro xanh là chi phí khá lớn. Bộ Năng lượng Mỹ hiện quy định 5 USD cho mỗi kg hydro xanh, mục tiêu tới năm 2030 giảm con số này xuống còn 1 USD. Đó là một sự tương phản rõ rệt với khí đốt tự nhiên, được Cơ quan Năng lượng quốc tế ấn định ở mức khoảng 1,70 USD/kg, tùy thuộc vào từng khu vực.

Vẫn còn phải xem khi nào và liệu máy điện phân Eneco có thể cạnh tranh trực tiếp với khí đốt tự nhiên hay không, nhưng vị trí của cơ sở mới có thể là một lợi thế. Nhà máy hydro xanh này được đặt tại nhà máy điện Enecogen ở Europoort, Rotterdam, Hà Lan.

Eneco giải thích: “Vị trí này có nghĩa là hai nhà máy có thể chia sẻ một số cơ sở hạ tầng, đây là lợi thế về chi phí và thời gian thực hiện”.

Tuy nhiên, cũng chưa vội vui mừng với dự án mới. Tính đến tháng 11 năm ngoái, Eneco vẫn đang trong quá trình nộp đơn đăng ký quy hoạch nên việc triển khai theo kế hoạch vẫn chưa chắc chắn. Dù vậy, nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, việc xây dựng sẽ bắt đầu được triển khai vào năm 2026 và nhà máy dự kiến vận hành vào năm 2029.

Đồng hồ đã điểm. “Kế hoạch một hành tinh” (One Planet Plan) của Eneco đặt mục tiêu trung hòa về khí hậu vào năm 2035 cho cả công ty và khách hàng của mình.

Doanh nghiệp này giải thích: “Hà Lan và châu Âu đã đặt mục tiêu sản xuất hydro xanh. Hà Lan dự định tăng công suất sản xuất lên 4 Gigawatt vào năm 2030”.

Nỗ lực độc lập với khí đốt Nga

Từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022), châu Âu ngày càng có động lực để quyết tâm ngừng phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ xứ bạch dương. Tuy nhiên, bất chấp một loạt gói trừng phạt được EU áp dụng, năng lượng Nga vẫn có cách chảy sang lục địa này.

Ngày 31/12/2023, trong một bài báo, RFE đưa tin: “Trong khi một số quốc gia ‘đã tách biệt đáng kể khỏi Nga về mặt năng lượng, thì những nước khác – chẳng hạn như Hungary, Slovakia và Áo – vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Moscow và không sẵn sàng thay đổi vì cả lý do chính trị và kinh tế”.

Theo tờ báo, “việc loại bỏ hoàn toàn Nga khỏi ‘phương trình năng lượng’ sẽ khó đạt được hơn nhiều trong một EU bị chia rẽ, nơi các quốc gia không chỉ có nhu cầu năng lượng rất khác nhau mà còn có mối quan hệ rất khác với Điện Kremlin”.

Tình hình chính trị và cơ sở hạ tầng đường ống đã giúp khí đốt của Nga chảy sang châu Âu. Trớ trêu thay, điều đó bao gồm một hành lang vận chuyển khí đốt qua đường ống từ Nga đến châu Âu, qua Ukraine.

Trong khi xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga sang EU đã giảm kể từ khi xung đột bắt đầu, thì xuất khẩu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) thực tế lại tăng lên. Lý do khá đơn giản: Các lệnh trừng phạt đối với khí đốt của Nga vẫn chưa bao gồm LNG.

Bài báo trích dẫn số liệu từ cơ quan giám sát môi trường Global Witness cho biết: “Không chịu lệnh trừng phạt của EU, nhập khẩu LNG của Nga, chủ yếu thông qua đội tàu, đã tăng 40% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2023 so với mức trước xung đột”.

Tổ chức năng lượng sạch Ukraine Razom We Stand tiếp tục nhấn mạnh “lỗ hổng LNG” trong một tuyên bố vào ngày 15/1 vừa qua. Ông Svitlana Romanko, người sáng lập kiêm Giám đốc của Razom We Stand, kêu gọi áp dụng lệnh cấm nhập khẩu LNG của Nga ở châu Âu và chấm dứt sự phụ thuộc chung vào hàng hóa từ Moscow.

EU đã nỗ lực rất nhiều để giải quyết vấn đề phụ thuộc vào năng lượng của Nga, như áp đặt hàng loạt gói trừng phạt Moscow hay triển khai rất nhiều dự án năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, việc lục địa già có thể tự chủ về năng lượng hay không và khi nào điều đó trở thành hiện thực vẫn là một câu hỏi lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần thời gian để trả lời.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Bước vào năm 2025, từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, dư luận bàn nhiều đến chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine. Thực hư thế nào và liệu có khả thi? Đi tìm câu trả lời từ tất cả các bên liên quan.

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Thủ tướng Slovakia đến thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Putin

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin. Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tập trung vào tình hình quốc tế và vấn đề khí đốt. ...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xung đột tiếp tục kìm hãm tiềm năng của châu Phi

Chỉ tính riêng từ tháng 4-6/2024, khắp châu Phi ghi nhận 1.000 vụ khủng bố, khiến 4.818 người tử vong.

Moscow hối thúc Mỹ trả lời về đề nghị đưa Đại sứ Nga mới tới Washington càng sớm càng tốt

Đại sứ Nga tại Mỹ đã rời nhiệm sở hồi tháng 10 năm ngoái, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có người thay thế.

Hungary ‘gật đầu’, EU thống nhất gia hạn lệnh trừng phạt Nga

Liên minh châu Âu (EU) quyết định gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine, sau khi Hungary đồng ý với động thái này.

Báo cáo đầu tiên về vụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc

Báo cáo đầu tiên trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ tai nạn thảm khốc tại Sân bay quốc tế Muan ngày 29/12/2024 vừa được công bố hé lộ thông tin quan trọng về hộp đen.

Hàn Quốc công bố 100 điểm đến du lịch hàng đầu

Ngày 27/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cùng Tổ chức Du lịch Hàn Quốc (KTO) công bố danh sách 100 điểm đến hàng đầu của nước này trong giai đoạn 2025-2026.

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam-Algeria đạt dấu mốc mới

Ngày 17/10, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Algeria, thu hút sự tham dự của đông đảo doanh nghiệp Việt Nam và đoàn doanh nghiệp Algeria trên các lĩnh vực từ dịch vụ, lương thực, thực phẩm tới năng lượng, khai khoáng.

Thương mại Việt Nam-Thụy Điển tăng trưởng ấn tượng

Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế Thụy Điển cho thấy tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 đạt trung bình 9%/năm và đây là một con số khá ấn tượng.

Quảng Ninh nằm trong tốp đầu địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Hiện Quảng Ninh có 29 dự án cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đạt 1.651,09 triệu USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đạt 217,41 triệu USD.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam – Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng. Giao lưu sân khấu truyền thống Việt Nam-Trung Quốc năm 2018....

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển mạnh mẽ

(Dân trí) - Khẳng định quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn hai bên tiếp tục vun đắp trên tinh thần chân thành, tin cậy, thực chất... Bộ Ngoại giao cho biết nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng...

Cùng chuyên mục

Lo ngại dịch bệnh, Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ nhiều nước

Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu cừu, dê, gia cầm và động vật móng guốc chẵn từ nhiều nước do sự bùng phát các dịch bệnh gia súc.

Người đồng hành tin cậy của các địa phương

Năm 2024, Bộ Ngoại giao và các địa phương đã đồng sức, đồng lòng đẩy mạnh triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế (NGKT), tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đạt những kết quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Thế giới ghi nhận tuần “hạ nhiệt”; trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?

Giá xăng dầu hôm nay 27/1, tuần trước, giá dầu đã ghi nhận tuần “hạ nhiệt”, cắt đứt chuỗi tăng 4 tuần trước đó. Giá dầu giảm, chịu tác động bởi các quyết sách mới của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống thứ 47 Donald Trump. Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 23/1/2025 sẽ được thực hiện vào thứ Bảy ngày 1/2/2025 (tức Mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ).

Việt Nam tiếp tục truyền cảm hứng cho các quốc gia trong và ngoài khu vực

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Giáo sư G. Devarajan, Tổng thư ký Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) có bài trả lời phỏng vấn đánh giá về những nỗ lực đổi mới, cải cách mà Đảng thực hiện trong quá trình lãnh đạo đất nước.

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt để đất nước đạt được mục tiêu này.

Mới nhất

Rực rỡ sắc hoa đào trên độ cao 800 m ở Bình Định

TPO - Nằm ở độ cao 800m so với mặt nước biển, xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh được ví như “Đà Lạt của Bình Định” bởi khí hậu ôn đới, nhiều thắng cảnh đẹp hội tụ nơi vùng sơn cước này. Nơi đây, có vườn hoa đào rực rỡ đang đua nhau khoe sắc ngày...

Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch HĐTV vừa đề xuất tham gia đầu tư, phát triển Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc với công suất 6 triệu hành khách/năm. Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân...

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác phát triển du lịch hướng đến kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại...

Ngày 22/01, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Hình Cửu Cường - Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Cùng dự có lãnh đạo...

Giá bán nhiều loại rau củ, thịt heo… vẫn giữ ổn định dù vào cao điểm Tết

Ngày 27 và 28 Tết được xem là hai ngày cao điểm của sức mua nhưng do năm nay mức tiêu thụ tương đối chậm nên giá bán phần lớn ổn định, thậm chí có mặt hàng giảm giá. ...

“Đất” trong hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(TN&MT) - Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”. Trong 2 câu thơ đều có 2 chữ đất, đất đai và đất nước. ...

Mới nhất