Trang chủDi sảnỨng xử thế nào với công trình kiến trúc Pháp ở Huế?

Ứng xử thế nào với công trình kiến trúc Pháp ở Huế?


VHO – Đô thị Huế không chỉ “kế thừa” hệ thống kiến trúc di sản của triều Nguyễn mà đang còn nhiều công trình kiến trúc Pháp. Hệ thống các công trình kiến trúc này mang nhiều dấu ấn lịch sử, được quy hoạch và xây dựng bài bản, có giá trị về mặt kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa cần được tôn trọng và bảo tồn, phát huy hiệu quả trong dòng chảy của thời đại.

 Ứng xử thế nào với công trình kiến trúc Pháp ở Huế? - ảnh 1
Nhà máy nước Vạn Niên, công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế

 Những công trình kiến trúc Pháp được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã góp phần “điểm tô” thêm cho dòng chảy và phát triển không gian kiến trúc của đô thị Huế. Các công trình này hầu hết được xây dựng ở ven bờ Nam sông Hương, sau đó dần mở rộng về dọc sông An Cựu và khu vực phía Nam.

Hiện nay vẫn còn nhiều công trình nằm dọc các trục đường trung tâm như Lê Lợi, Lý Thường Kiệt… Nhiều nhà ng­hiên cứu gọi đây là không gian đô thị thời Pháp hoặc khu phố “Tây”.

Nhiều công trình bị “lọt sổ”

TS Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử thành phố Huế cho biết, hệ thống công trình kiến trúc Pháp tại Huế gồm có các công trình công sở, cơ sở dịch vụ, cơ sở giáo dục, văn hóa, thể thao, cơ sở tôn giáo, cơ sở giao thông vận tải, cơ sở sản xuất…

Trong giai đoạn này, cùng với các công trình được xây dựng theo phong cách châu Âu thì nhiều kiến trúc lịch sử văn hóa ở Huế cũng có sự ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc, trang trí mỹ thuật của Á Đông kết hợp với phương Tây, điển hình như các công trình: Lầu Kiến Trung, Thái Bình Lâu, cửa Trường An, cửa Chương Đức, cửa Hiển Nhơn (Hoàng thành Huế), cung An Định, căng Kiên Thái Vương, căng Khải Định…

Ngoài ra, còn có nhiều biệt thự kiến trúc Pháp trên một số đường phố chính, hàng trăm biệt thự được hình thành ở khu nghỉ mát Bạch Mã (nay là Vườn quốc gia Bạch Mã)…

Theo thống kê, các công trình kiến trúc Pháp xây dựng tại Huế có gần 250 công trình, tuy nhiên, hiện nay chỉ còn dưới 70 công trình. Những công trình kiến trúc Pháp hầu hết đã xây dựng cách đây hơn một thế kỷ, chịu sự tác động của chiến tranh, thời gian và khí hậu khắc nghiệt ở Huế nên phần nhiều đã bị ảnh hưởng.

Nhiều công trình đã bị hủy hoại, các kiến trúc còn lại cũng ở trong tình trạng xuống cấp. Cùng với đó, do mục đích sử dụng khác nhau nên nhiều công trình cũng đã được cải tạo, sửa chữa nhiều, phá vỡ cấu trúc thiết kế và làm mất đi tính thẩm mỹ ban đầu. Ngoài ra, do tính chất phát triển đô thị hiện đại ở Huế, các công trình kiến trúc Pháp dần bị thu hẹp.

Năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã có quyết định công bố danh sách 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu trên địa bàn nhằm có cơ sở định hướng bảo tồn và phát huy giá trị. Trong đó có 11 công trình do cơ quan Nhà nước quản lý, 16 công trình thuộc sở hữu của các tổ chức. Tuy nhiên, một số người cho rằng danh sách này chưa “đầy đủ” vì còn một số công trình còn tồn tại bị “lọt sổ” trong khi có công trình được xây dựng ở thời kỳ muộn hơn lại đưa vào danh sách.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, các công trình thời Pháp quy hoạch và xây dựng ở phía Nam sông Hương đã thể hiện sự tôn trọng tổng thể kiến trúc của Kinh đô Huế.

Sự quy hoạch và phân chia sông Hương thành hai phần với những chức năng riêng cũng được cấu trúc giống như con sông Seine của nước Pháp chia Paris thành hai khu vực, một là nơi tập trung các công trình văn hóa, lịch sử, kiến trúc lâu đời, một bên là khu hành chính, thương mại, buôn bán… Cùng với đó, việc thiết kế công trình đảm bảo tính hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc không tạo nên sự đối nghịch.

KTS Nguyễn Ngọc Tùng, Trưởng khoa Kiến trúc (Trường Đại học Khoa học Huế), cho biết các công trình kiến trúc Pháp tại Huế chia theo sáu phong cách, trong đó, các công trình chịu ảnh hưởng phong cách cổ điển (hoặc tân cổ điển) và phong cách địa phương Pháp chiếm đa số.

Trục đường Lê Lợi ven bờ Nam sông Hương được mệnh danh là phố “Tây”, hiện còn khá nhiều công trình đang hiện hữu. Các công trình trên tuyến phố này được xây dựng từ trước năm 1900 đến những năm 1940; mặc dù một số công trình đã bị phá hủy, các công trình hiện hữu cũng đã có sự can thiệp, cải tạo, cơi nới nhưng nhìn chung hình khối kiến trúc phần lớn công trình vẫn còn nguyên trạng. Điều này tạo sự sinh động, sức sống cho trục phố và là cơ sở để có các giải pháp giúp bảo tồn, phát huy giá trị các công trình này.

Cần triển khai bảo tồn “mẫu”

Hiện nay, nhiều công trình đã hết niên hạn quy định sử dụng, các ngôi nhà đang xuống cấp và dần hoang phế nhưng việc cải tạo chưa đủ các hồ sơ pháp lý. Một số công trình kiến trúc Pháp hiện nay khi giao cho các đơn vị sở hữu do yêu cầu cần phải có nơi làm việc sinh hoạt nên đã tiến hành cải tạo dẫn đến làm biến dạng, ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của kiến trúc. Đến nay, địa phương vẫn chưa có chính sách nào cho công tác bảo tồn công trình kiến trúc Pháp.

Trong số các công trình kiến trúc Pháp đã có ba di tích liên quan được công nhận, gồm: Trường THPT chuyên Quốc Học, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Nhà máy nước Vạn Niên. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khá ít so với các công trình hiện hữu.

Theo TS Phan Tiến Dũng, để bảo tồn các loại hình kiến trúc Pháp, cần thành lập Hội đồng để tiến hành trình tự các thủ tục chọn lựa, thống kê, đánh giá phân loại biệt thự, các công trình kiến trúc kiểu Pháp thành từng nhóm theo quy định của Thông tư 38/2009/ TT-BXD của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị.

Đồng thời, thiết lập các cơ chế chính sách hỗ trợ bảo tồn (nhóm 1 và nhóm 2); xác định những công trình ít có giá trị (nhóm 3), có thể tháo dỡ khi có nhu cầu xây dựng hoặc tôn tạo cảnh quan đô thị.

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử thành phố Huế cũng cho rằng, cần chọn lựa và trùng tu một số hạng mục công trình để làm “mẫu” cho cơ quan, cá nhân sở hữu công trình kiến trúc Pháp biết và tham khảo mô hình, ứng dụng kỹ thuật để triển khai tu sửa, bảo quản. Việc chọn lựa đề án bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp là hết sức cần thiết như một số địa phương Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cà Mau… đã làm.

Ngoài ra, cần triển khai các dự án nghiên cứu, thực hiện kiểm kê các công trình, lựa chọn đưa vào danh mục, thiết lập hồ sơ, đồng thời tiếp tục nghiên cứu đánh giá dựa trên các tiêu chí của Luật Di sản văn hóa và Nghị định của Chính phủ để xem xét xếp hạng công trình, địa điểm lịch sử văn hóa…

Trước mắt, có thể lập hồ sơ một số công trình như: Ga Huế, Sân vận động Tự Do, Viện Dân biểu Trung Kỳ (Đại học Huế), Bưu điện Huế để đề nghị xếp hạng nhằm đặt biển ghi dấu công trình, sự kiện. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/ung-xu-the-nao-voi-cong-trinh-kien-truc-phap-o-hue-147575.html

Cùng chủ đề

Diện mạo đô thị Huế khi lên thành phố trực thuộc Trung ương

HUẾ - Đô thị Huế khi thành thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.     Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/photo/dien-mao-do-thi-hue-khi-len-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-1411832.ldo

Những Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Sài Gòn: Bức Tranh Lịch Sử Và Di Sản Văn Hóa – P1

Sài Gòn, thành phố hiện đại và sôi động, không chỉ ghi dấu ấn qua những công trình mới mà còn lưu giữ trong lòng mình những dấu tích từ thời kỳ thuộc địa. Các công trình kiến trúc Pháp nơi đây, với nét đẹp cổ kính và hài hòa, kể lại câu chuyện về một thời kỳ lịch sử. Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Trung tâm Sài Gòn là hai trong số những biểu tượng nổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng công nhân địa phương trong công tác trùng tu, bảo tồn nhóm tháp E, F. Ban quản lý Di sản văn...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa - nghệ thuật đỉnh...

Nếp nhà gìn giữ “màu dân tộc“

VHO - Giữa những thăng trầm của lịch sử và sự đổi thay của thời cuộc, có những con người âm thầm, bền bỉ giữ lửa cho hồn dân tộc. Ở làng tranh Đông Hồ – mảnh đất nghệ thuật dân gian nổi tiếng của xứ Kinh Bắc, gia đình Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Hữu Quả chính là một điểm sáng về một nếp nhà tâm huyết gìn giữ, phát triển và lan tỏa dòng tranh dân...

Bác đề xuất lấp vịnh Nha Trang để xây dựng tượng Quốc Mẫu Âu Cơ

VHO - Tỉnh Khánh Hòa vừa bác đề xuất lấp vịnh Nha Trang để xây dựng cụm Tượng Quốc Mẫu Âu Cơ cùng các hạng mục phụ trợ như: khách sạn, nhà hàng dưới đáy biển. Thông tin này được ông Nguyễn Thanh Hà, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa xác nhận. Vịnh Nha Trang tự hào sở hữu hơn 350 loài cá cảnh biển và khoảng 350 loài san hô (trong đó có...

Trưng bày “Bảo vật Quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM”

VHO - Sáng 29.6, Sở VHTT TP.HCM tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia, quyết định xếp hạng bảo tàng hạng I và khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM”. Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/trung-bay-bao-vat-quoc-gia-nhung-kiet-tac-di-san-tai-tphcm-147331.html

Bài đọc nhiều

Nếp nhà gìn giữ “màu dân tộc“

VHO - Giữa những thăng trầm của lịch sử và sự đổi thay của thời cuộc, có những con người âm thầm, bền bỉ giữ lửa cho hồn dân tộc. Ở làng tranh Đông Hồ – mảnh đất nghệ thuật dân gian nổi tiếng của xứ Kinh Bắc, gia đình Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Hữu Quả chính là một điểm sáng về một nếp nhà tâm huyết gìn giữ, phát triển và lan tỏa dòng tranh dân...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa - nghệ thuật đỉnh...

Bác đề xuất lấp vịnh Nha Trang để xây dựng tượng Quốc Mẫu Âu Cơ

VHO - Tỉnh Khánh Hòa vừa bác đề xuất lấp vịnh Nha Trang để xây dựng cụm Tượng Quốc Mẫu Âu Cơ cùng các hạng mục phụ trợ như: khách sạn, nhà hàng dưới đáy biển. Thông tin này được ông Nguyễn Thanh Hà, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa xác nhận. Vịnh Nha Trang tự hào sở hữu hơn 350 loài cá cảnh biển và khoảng 350 loài san hô (trong đó có...

Lễ tri ân tưởng niệm các thế hệ Anh hùng liệt sĩ Công an nhân dân Việt Nam

VHO - Lễ tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Công an nhân dân qua các thời kỳ, nhân kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân. Lễ tri ân có sự phối hợp của Hội Cựu Công an nhân dân Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và Công ty du lịch Ngọa Vân, với sự tham gia của gần 300 cựu nữ Công an nhân...

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng công nhân địa phương trong công tác trùng tu, bảo tồn nhóm tháp E, F. Ban quản lý Di sản văn...

Cùng chuyên mục

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng công nhân địa phương trong công tác trùng tu, bảo tồn nhóm tháp E, F. Ban quản lý Di sản văn...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa - nghệ thuật đỉnh...

Nếp nhà gìn giữ “màu dân tộc“

VHO - Giữa những thăng trầm của lịch sử và sự đổi thay của thời cuộc, có những con người âm thầm, bền bỉ giữ lửa cho hồn dân tộc. Ở làng tranh Đông Hồ – mảnh đất nghệ thuật dân gian nổi tiếng của xứ Kinh Bắc, gia đình Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Hữu Quả chính là một điểm sáng về một nếp nhà tâm huyết gìn giữ, phát triển và lan tỏa dòng tranh dân...

Bác đề xuất lấp vịnh Nha Trang để xây dựng tượng Quốc Mẫu Âu Cơ

VHO - Tỉnh Khánh Hòa vừa bác đề xuất lấp vịnh Nha Trang để xây dựng cụm Tượng Quốc Mẫu Âu Cơ cùng các hạng mục phụ trợ như: khách sạn, nhà hàng dưới đáy biển. Thông tin này được ông Nguyễn Thanh Hà, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa xác nhận. Vịnh Nha Trang tự hào sở hữu hơn 350 loài cá cảnh biển và khoảng 350 loài san hô (trong đó có...

Trưng bày “Bảo vật Quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM”

VHO - Sáng 29.6, Sở VHTT TP.HCM tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia, quyết định xếp hạng bảo tàng hạng I và khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM”. Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/trung-bay-bao-vat-quoc-gia-nhung-kiet-tac-di-san-tai-tphcm-147331.html

Mới nhất

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng...

Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025 (VIX50)

Năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng – lần thứ năm liên tiếp Bảng xếp hạng Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) được Vietnam Report công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đại chúng tiêu biểu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Được triển khai từ năm 2020, Top...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột...

Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn, góp sức giúp nhiều địa phương về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột...

Từ cuối năm 2023 đến nay, Tập đoàn Hòa Phát đã đồng hành cùng nhiều địa phương trên cả nước, chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Cụ thể, Hòa Phát đã dành trên 80 tỷ đồng hỗ trợ nhiều...

KHÁM PHÁ HAI THÁI CỰC CẢM XÚC CỦA QUÝ CÔ HIỆN ĐẠI

Phụ nữ hiện đại là những bản thể đa chiều: vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, vừa lý trí vừa đầy cảm xúc, vừa theo đuổi sự nghiệp riêng vừa khát khao yêu và được yêu. Và chính từ những đối cực ấy, vẻ đẹp của họ trở nên rực rỡ, bí ẩn và không ngừng truyền cảm...

Mới nhất