Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốỨng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thăm...

Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản


Nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội

Theo Nghị quyết, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị khóa XI về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, công tác quản lý và hoạt động của ngành Địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân về tài nguyên khoáng sản được nâng lên. Công tác điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản đã điều tra, thăm dò, làm rõ tiềm năng, trữ lượng của nhiều loại khoáng sản quan trọng. Hệ thống pháp luật về địa chất, khoáng sản cơ bản hoàn thiện; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế – xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng, góp phần nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, khắc phục tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Một số mục tiêu Nghị quyết đã đề ra chưa đạt được; công tác điều tra cơ bản địa chất chưa được quan tâm đúng mức. Chủ trương, chính sách, pháp luật về địa chất, khoáng sản chưa đầy đủ; thông tin, dữ liệu còn phân tán, sử dụng chưa hiệu quả. Công tác quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản còn bất cập, thiếu đồng bộ, chưa có sự gắn kết. Nguồn ngân sách thu từ khoáng sản chưa được quan tâm đầu tư trở lại để phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực cho địa phương nơi khai thác khoáng sản; các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản chưa chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ để sử dụng tối đa giá trị khoáng sản, bảo vệ môi trường.

Khẳng định tài nguyên địa chất, khoáng sản vừa là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, vừa là nguồn dự trữ lâu dài của quốc gia cần phải được quy hoạch, điều tra, thăm dò đầy đủ; được quản lý tập trung, thống nhất; khai thác, sử dụng bền vững, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, Nghị quyết 10-NQ/TW đề ra mục tiêu tổng quát: Điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu tin cậy về địa chất, khoáng sản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon.

Để thực hiện mục tiêu này, Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; thống nhất và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản.

Thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản

Một giải pháp, nhiệm vụ quan trọng nữa được đưa ra trong Nghị quyết 10-NQ/TW là tăng cường nguồn lực thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất; ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

Trong đó, nhấn mạnh việc ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước kết hợp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cho công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản theo quy hoạch, kế hoạch để có đầy đủ thông tin, dữ liệu địa chất phục vụ đa mục tiêu (quốc phòng, an ninh, giao thông, xây dựng, công thương, nông nghiệp…); điều tra phân định các cấu trúc địa chất sâu thuận lợi, hướng đến ứng dụng công nghệ chôn lấp các-bon, đánh giá tiềm năng khoáng sản phục vụ quy hoạch thăm dò, khai thác.

Đồng thời, khuyến khích đầu tư, đổi mới đồng bộ công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường cho công tác điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, khoáng sản (nhất là khoáng sản kim loại ẩn sâu trên các khu vực có triển vọng đến 1.000 m) và khai thác, chế biến khoáng sản. Hoàn thành việc chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng quy mô nhỏ bảo đảm an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước năm 2030.

Nghị quyết cũng hướng đến mục tiêu hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên địa chất, khoáng sản, quản lý tập trung, thống nhất trước năm 2025; thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

Hoàn thành đầu tư dự án khai thác, chế biến quặng crômit tại Cổ Định (Thanh Hoá), luyện, cán thép tại mỏ sắt Quý Xa (Lào Cai) trước năm 2025. Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ tiệm cận trình độ thế giới để đầu tư khai thác than nâu vùng đồng bằng Sông Hồng; đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế – xã hội bền vững để xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến: Sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); ti-tan (Bình Thuận), hoàn thành trước năm 2030.

Duy trì hoạt động hiệu quả các dự án khai thác, chế biến bôxít – alumin – nhôm, đất hiếm, xi măng, sắt – thép, đồng, đá hoa trắng trở thành ngành công nghiệp chủ đạo, phát triển bền vững tương xứng với quy mô khoáng sản; sử dụng công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến tiên tiến, hiện đại theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng than hợp lý, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050.

Chú trọng đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề cho ngành Địa chất, khoáng sản, đi đôi với thực hiện chính sách thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ, nhất là cải cách tiền lương.

Đẩy mạnh hợp tác, học tập kinh nghiệm quốc tế trong nghiên cứu, điều tra các khoáng sản ẩn sâu; trong xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất, khoáng sản, không gian ngầm và quản trị tài nguyên khoáng sản. Hợp tác nghiên cứu công nghệ khai thác than nâu vùng đồng bằng Sông Hồng; khảo sát hang động; điều tra, khảo sát các di sản địa chất; cải tạo, phục hồi môi trường, cảnh quan sau khai thác khoáng sản…



Nguồn

Cùng chủ đề

Kinh tế đô thị biên giới Hồng Ngự khởi sắc

Năm 2024, kinh tế TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) khởi sắc, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì phát triển; tập trung vào các sản phẩm, ngành nghề địa phương có lợi thế, như chế biến thực phẩm, sản xuất - gia công cơ khí dân dụng, may mặc, chế biến gỗ… Năm 2024, kinh tế TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) khởi sắc, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì...

Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồng

Dù doanh thu bất động sản trong tháng đầu tiên của năm 2025 giảm nhẹ, nhưng lĩnh vực này vẫn đóng góp 21,2% vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TP.HCM. Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồngDù doanh thu bất động sản trong tháng đầu tiên của năm 2025 giảm nhẹ, nhưng lĩnh vực này vẫn đóng góp 21,2% vào tổng mức bán lẻ hàng...

Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng

Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tiếp đà tăng khá trong năm 2024, với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 6,4 tỷ USD, tăng gần 13,5%. Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tiếp đà tăng khá trong năm 2024, với...

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... Đó chỉ là 3...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Khu đền tháp Mỹ Sơn và các di sản văn hoá thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh”

Đây là chủ đề Hội thảo khoa học do Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ và UBND huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) phối hợp tổ chức sáng 29/11, tại Khi di sản Văn hoá Mỹ Sơn.    TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ phát biểu đề dẫn Hội thảo.  Hội thảo này diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động hướng đến kỷ niệm 25 năm ngày Khu Đền tháp...

UNESCO đánh giá cao khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Chiều 30/8, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà đã được UNESCO lấy làm khu dự trữ sinh quyển điển hình đầu tiên, là mô hình phòng thí nghiệm phục vụ giáo dục phát triển bền vững.  Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng và cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ, hiệu...

Chùa Cầu ở Hội An vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử sau khi tu bổ

Chùa Cầu (Hội An) sau một thời gian tu bổ đã được chính quyền TP Hội An mở cửa trở lại. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội khiến nhiều người quan tâm. Để có cái nhìn rõ hơn về Chùa Cầu hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số vấn đề cơ bản cả trước và sau quá trình tu bổ cây cầu nổi tiếng này.   Chùa Cầu trước...

Hiến kế khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Những chia sẻ của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các phương án khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long trong thời gian tới.   Phát lộ hệ thống di tích và...

Tích trò Xuân Phả toả sáng di sản văn hoá xứ Thanh

Nằm trên vùng đất Thọ Xuân giàu truyền thống lịch sử, nơi khởi nguồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy, trò Xuân Phả ở làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, trò diễn này xuất hiện từ thời nhà Đinh (968 - 980) và phát triển rực rỡ dưới triều Lê sơ. Trò...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tết Nguyên đán 2025 không xảy ra sự cố mạng nghiêm trọng nào

Tuy nhiên, trong kỳ nghỉ vừa qua có 105 cuộc tấn công mạng được phát hiện chủ yếu là theo hình thức tấn công lừa đảo. Cục An toàn thông tin đã gửi cảnh báo và xử lý 15 cuộc tấn công mạng, cũng như ngăn chặn và xử lý 30 website vi phạm pháp luật. Theo thống kê, Cục An toàn thông tin đã nhận được gần 2.600 phản ánh cuộc gọi rác và gần 1.200 phản ánh...

iPhone màn hình gập sắp ra mắt

Mới đây, tài khoản blog "yeux1122" tiết lộ, Apple có thể đang trong giai đoạn cuối của việc lựa chọn nhà cung cấp chính cho công nghệ màn hình gập. Theo đó các nhà cung cấp tiềm nâng cần đảm bảo các tiêu chí về độ dày, kích thước và bán kính cong, đồng thời yêu cầu những cải tiến đáng kể về độ bền và khả năng ngừa nếp gấp trên màn hình. Một số nhà sản xuất đã...

Chip Exynos 2500 sẽ ra mắt cuối năm 2025

Được biết, Samsung đã chính thức đặt tên cho chip Exynos 2500 trong cuộc họp báo cáo thu nhập của họ cách đây vài tháng. Giới công nghệ kỳ vọng Samsung sẽ sử dụng chip này cho Galaxy S25 và S25+ tại các thị trường bên ngoài Trung Quốc, Bắc Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, có báo cáo chỉ ra rằng số lượng chip không đủ để trang bị trên dòng Galaxy S25. Mới đây, Samsung Sytem LSI...

Mới nhất

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải...

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT...

Dòng tiền có thể dồn vào cổ phiếu riêng lẻ

(NLĐ) - Trong phiên 3-2 nhiều cổ lớn giảm điểm rất mạnh. Thị trường kỳ vọng dòng tiền sẽ dồn vào các mã chứng khoán riêng...

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

Mới nhất