Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcỨng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng 'thuận...

Ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng ‘thuận thiên’


Chú thích ảnh

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang là thách thức lớn đã, ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến một trong những vựa lúa lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong bối cảnh đó, An Giang đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng các giải pháp về công nghệ, sinh thái để nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm tác động đến môi trường, hướng đến một nền sản xuất xanh và bền vững.

Lợi ích đa chiều

Là một trong những nông dân tiên phong tham gia ứng dụng mô hình “trồng sen, nuôi cá trê vàng, làm khô, kết hợp du lịch sinh thái”, ông Nguyễn Tấn Tài (xã Vĩnh Trung, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã tận dụng tối đa diện tích đất và nguồn nước, giảm chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp canh tác lúa truyền thông trước đây, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Tài cho biết: đất sản xuất của gia đình nằm ở vùng đệm kênh Trà Sư, chỉ sản xuất lúa được 2 vụ/năm, mùa lũ đất bỏ hoang nên kinh tế gia đình không ổn định. Khi được tiếp cận với mô hình mới từ Dự án Mekong NbS do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tài trợ với sự tư vấn của các chuyên gia đến từ Viện Biến đổi khí hậu- Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) triển khai thí điểm tại xã Văn Giáo và Vĩnh Trung (thị xã Tịnh Biên) ông đã mạnh dạn tham gia. Với gần 1 ha đất của gia đình, ông Tài đã liên kết với 5 hộ dân có đất liền kề và thuê thêm 44 ha đất xung quanh để phát triển mô hình.

Tham gia mô hình này, nông dân được Dự án Mekong NbS hỗ trợ gần 180 triệu đồng (gồm cá trê giống, lưới đăng bao quanh ruộng, sen giống, thức ăn cho cá, đầu tư làm khô cá,…), người dân tham gia đối ứng hơn 200 triệu đồng (chủ yếu là chi phí mua cây để rào lưới bao quanh ruộng và công lao động,…). Sau hơn 3 tháng triển khai, mô hình này mang lại doanh thu gần 420 triệu đồng, trừ chi phí nông dân lãi ròng hơn 160 triệu đồng.

 

Chú thích ảnh

“Mô hình này canh tác này hoàn toàn dựa vào tự nhiên, gần như không sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật nhưng mang lại nguồn thu nhập rất cao; trên cùng một diện tích canh tác, nông dân có thể gia tăng được lợi nhuận với nguồn thu từ cây sen (ngó sen, gương sen lụa, gương sen, hoa sen,…), cá (cá trê vàng thả nuôi và cá tự nhiên) và khách du lịch. Chưa kể, số cá trê vàng và cá đồng nếu không bán liền có thể chế biến thành khô để bán lâu dài .” ông Tài chia sẻ.

Đặc biệt, tham gia mô hình, bà con nông dân được hỗ trợ, kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp và start-up tiêu thụ sản phẩm như: trà sen, gương sen, khô cá OCOP,… nhằm tạo giá trị gia tăng, vừa mang lại thu nhập vừa quảng bá sản phẩm cũng như hình ảnh của địa phương.

Thạc sĩ Trịnh Phước Nguyên, Phó Viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu – Trường Đại học An Giang cho biết: An Giang có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển nông nghiệp hữu cơ, theo hướng “thuận thiên”. Đây được xem là xu thế tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí khâu đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long cũng như ngành nông nghiệp của Việt Nam và thế giới.

Cùng với đó là xu hướng tiêu dùng các sản phẩm sạch và tự nhiên của người dân sẽ giúp tăng giá trị thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất theo hướng “thuận thiện”,… với giá bán cạnh tranh hơn.

Thực tế, tại An Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp canh tác nông nghiệp theo hướng “thuận thiên” như: “Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”; mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học; chăn nuôi tuần hoàn; kinh tế dưới tán rừng; mô hình trữ cá tự nhiên, nuôi bổ sung cá mùa lũ và dưỡng lúa chét; trữ cá tự nhiên, nuôi bổ sung cá, kết hợp trồng sen và làm du lịch sinh thái; mô hình trồng lúa ngập sâu mùa lũ,… đã mang lại hiệu quả bước đầu, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.

 

Tối ưu hóa lợi nhuận

Với định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tỉnh An Giang đã và đang đẩy mạnh thực hiện Đề án cơ cấu lại nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh và triển khai có hiệu quả Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại An Giang.

Chú thích ảnh

Đồng thời, duy trì, nhân rộng các mô hình nông nghiệp sinh thái – hữu cơ để cải tạo, bảo vệ môi trường… từ đó tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng khoa học – công nghệ để gia tăng giá trị sản xuất, phát triển nông nghiệp hữu cơ, liên kết tiêu thụ sản phẩm… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Lưu Thị Lan, Quản lý dự án Mekong NbS, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cho biết, WWF Việt Nam hiện đang triển khai thí điểm 7 mô hình sinh kế “thuận thiên” tại tỉnh An Giang. Thông qua các mô hình này, WWF Việt Nam mong thay đổi thói quen canh tác nông nghiệp của người nông dân, hướng đến phương pháp canh tác truyền thống, dựa vào thiên nhiên, vừ giúp đất thêm màu mỡ, vừa tăng năng suất, giảm dịch bệnh. Hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.

Để từng bước chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ, xu hướng “thuận thiên”, bà Lưu Thị Lan cho rằng, thời gian tới An Giang cần thực hiện có hiệu quả đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

 

Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi nhuận và đảm bảo tính bền vững lâu dài, An Giang cần tập trung vào việc giảm chi phí lao động và phân bón thông qua cơ giới hóa cũng như cải tiến quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch quản lý linh hoạt để ứng phó với biến đổi khí hậu và tối ưu hóa lịch thời vụ trong năm.

“Tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và phát triển du lịch sinh thái sẽ giúp tăng giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp bền vững của địa phương”, bà Lưu Thị Lan, Quản lý dự án Mekong NbS, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam lưu ý.

Ðể ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Trần Thanh Hiệp cho biết: Thời gian tới, An Giang sẽ tập trung triển khai có hiệu quả Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Riêng năm 2025, tỉnh phấn đấu có 44.051 ha diện tích sản xuất đạt các tiêu chí của quy trình sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thời gian qua, nông dân tham gia thực hiện Đề án một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh đã mang lại kết quả tích cực, giúp giảm chi phí, giảm phát thải, tăng năng suất, chất lượng. Đây là tiền đề để đề án càng ngày được lan rộng hơn ở các năm tiếp theo tại An Giang.

Chú thích ảnh

“Với 8.536 ha tham gia Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh trong năm 2024, kết quả cho thấy, đã giảm lượng giống trung bình 67kg lúa giống/ha theo mô hình 80kg/ha, ruộng đối chứng từ 120 -170 kg/ha; năng suất ruộng trung bình cao hơn đối chứng 0,1 tấn/ha; chi phí sản xuất giảm trung bình 4 – 5 triệu đồng/ha; lợi nhuận mô hình cao hơn đối chứng từ 3,6-5,3 triệu đồng/ha; nông dân ứng dụng về cơ giới hóa trong thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đạt trên 70% ở các khâu trong sản xuất lúa”, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Trần Thanh Hiệp phân tích.

 

Bên cạnh đó, tỉnh An Giang sẽ tăng cường chuyển đổi số, thu hút các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nông nghiệp; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng một cách hiệu quả để nâng cao giá trị nông nghiệp, khắc phục được những bất cập trong tiêu thụ nông sản…





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/ung-dung-cong-nghe-chuyen-san-xuat-nong-nghiep-theo-huong-thuan-thien/20250211084557968

Cùng chủ đề

Bóc tách giá trị gia tăng, lập hiệp hội kiểu AmCham để mở rộng thị trường Mỹ

Phân tích sâu giá trị gia tăng trong công đoạn sản xuất, lập hiệp hội tương tự AmCham hay EuroCham, mua sáng chế,... được gợi ý như các giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tham gia thị trường Mỹ hiệu quả hơn. Ngoài ra,...

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển khoa học, công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ...

Ngành công thương tạo cơ hội thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về KH&CN, ngành công thương đã cụ thể hóa và đồng bộ giải pháp từ hoàn thiện cơ chế chính sách, tái cơ cấu tổ chức khoa học và công nghệ, tăng...

Thanh Hóa cập nhật kiến thức khoa học, công nghệ, chuyển đổi số để đổi mới, sáng tạo

NDO - Sáng 10/2, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” đến 37 nghìn cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, học viên từ tỉnh đến cơ sở, các cơ sở đào tạo nhân lực, giáo dục chuyên nghiệp qua hơn 850 điểm cầu trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tham dự hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Chìa khoá’ để tạo sự đột phá phát triển khoa học công nghệ

DNVN - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bắt...

Cần Thơ: Người dân chủ động đi tiêm vaccine phòng cúm mùa

DNVN - Sau khi Sở Y tế TP Cần Thơ phát đi thông báo khẩn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm mùa, người dân đã chủ động đến các cơ sở y tế tiêm vaccine tăng gấp 10 lần so với trước đây. ...

Mỹ áp thuế 25% với thép, nhôm nhập khẩu tác động thế nào tới doanh nghiệp?

DNVN - Việc Mỹ áp thuế 25% với thép, nhôm nhập khẩu được đánh giá là sẽ tác động không nhỏ tới doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả các doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất, xuất khẩu hai sản phẩm này. ...

‘Biến hóa’, nâng tầm giá trị nông sản Đà Lạt

Bằng công nghệ hiện đại, ngay từ khi còn trên ghế giảng đường, các sinh viên Trường Đại học Đà Lạt (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã nâng tầm cho nông sản địa phương, góp phần mở ra cơ hội nâng cao giá trị cho sản phẩm đặc sản của thành phố ngàn...

Huy động mọi nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ

DNVN - Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã giao các cơ quan khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số chính sách mới khó khăn, vướng mắc cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đồng thời trình Quốc hội dự án...

Bài đọc nhiều

Diễn tập an toàn thông tin mạng TPHCM năm 2023

Sáng  26-12, Sở TT-TT TPHCM khai mạc chương trình “Diễn tập an toàn thông tin mạng TPHCM 2023” nhằm nâng cao năng lực phát hiện và xử lý sự cố cho đội ứng cứu sự cố, các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của thành phố. Chương trình diễn ra từ ngày 26-12 đến ngày 30-12-2023 tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung (quận 12). Cuộc diễn tập nhằm nâng cao nhận...

Khuyến khích nhà khoa học dám nghĩ, dám làm

Thời gian qua, một trong những vướng mắc đối với các nhà khoa học là chưa có quy định, cơ chế rõ ràng về rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã tạo khung pháp lý cơ bản để bảo vệ các nhà khoa học, nhưng lại chưa có quy định chi tiết về quản lý rủi ro, chưa đề cập các nghiên cứu có...

Va chạm vũ trụ khiến NASA “lạc lối” ở hành tinh khác

(NLĐO) - Dữ liệu mà tàu NASA mang tên InSight thu về từ hành tinh láng giềng có thể đã đem lại một số lầm lẫn lớn. ...

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo vẫn tồn tại nhiều hạn chế

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cần có những điều chỉnh mang tính đột phá hơn, tập trung, đơn giản hóa thủ tục thương mại hóa. ...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ...

Cùng chuyên mục

Dòng người đổ về đền Trần trước giờ khai ấn

TPO - Trước giờ khai ấn đền Trần năm 2025, hàng nghìn du khách thập phương đã đổ về Nam Định trong ngày 11/2 (ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Sau khi dâng lễ, thành tâm cúng bái, nhiều du khách chọn ở lại trong khuôn viên khu di tích đền Trần và đợi chờ đến thời điểm khai ấn và phát ấn. TPO - Trước giờ khai ấn đền Trần năm 2025, hàng nghìn du...

‘Chìa khoá’ để tạo sự đột phá phát triển khoa học công nghệ

DNVN - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bắt...

Lễ hội cầu an của người dân xóm chài miền Tây sông nước

TPO - Ngày 11/2, Lễ hội Miếu bà xóm Chài (phường Hưng Phú, Cái Răng, TP. Cần Thơ) khai mạc, thu hút hàng nghìn người tham gia. Đây là lễ hội truyền thống có từ xa xưa của dân chài lưới với mong muốn cầu an cho quốc thái, dân an, làm ăn may mắn trong năm mới, lễ hội mang đậm nét văn hóa miền Tây sông nước. 11/02/2025 | 18:38 ...

Lập fanpage giả mạo rồi thực hiện thủ thuật xin tích xanh nhằm lừa đảo

NDO - Nhiều nhóm đối tượng lừa đảo lựa chọn hình thức lập fanpage giả mạo rồi thực hiện thủ thuật để xin tích xanh từ Facebook. Các đối tượng lừa đảo sẽ cho chạy quảng cáo fanpage giả để tạo độ uy tín, thậm chí mua các bình luận ảo để tạo lòng tin... Chiêu trò này đã được nhiều đối tượng dùng lừa đảo đặt phòng khách sạn trong đợt cao điểm du xuân đầu...

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD

Đây là một bước tiến quan trọng nhằm huy động 200 tỷ euro (hơn 206 tỷ USD) đầu tư vào AI, trong đó bao gồm một quỹ châu Âu mới trị giá 20 tỷ euro để phát triển các nhà máy AI quy mô lớn. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Ngày 11/2, tại Hội nghị thượng đỉnh về Trí tuệ Nhân tạo (AI) ở Paris (Pháp), Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã chính thức...

Mới nhất

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường báo cáo khó khăn khi triển khai quy định mới về dạy, học thêm

TPO - Ngày 11/2, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện quy định dạy thêm học thêm theo Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT. TPO - Ngày 11/2, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục về việc...

Giao 8.633,3m2 đất cho huyện Đông Anh để cải ta Trường Tiểu học Ngô Tất Tố

Trong tổng số 8.633,3m2 đất có: 6.423,5m2 đất Để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Trường Tiểu học Ngô Tất Tố, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh. Hình thức sử dụng đất: Nhà nước Giao đất không thu tiền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất: Lâu dài. Phương thức giao đất: Giao đất không đấu giá...

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ nam shipper bị tài xế ô tô Lexus hành hung

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm vụ nam shipper bị tài xế ô tô Lexus hành hung, đấm tới tấp. Liên quan đến vụ nam shipper bị tài xế Lexus hành hung ở quận...

Hoạt động thương vụ ‘tất bật’ từ những tháng đầu năm

Hệ thống thương vụ Việt Nam chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp để vừa thúc đẩy hợp tác thương mại song phương, vừa khai mở mạnh mẽ thị trường xuất khẩu. ‘Tất bật’ từ những tháng đầu năm Năm 2025, Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong...

Mới nhất