Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhỨng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn...

Ứng dụng công nghệ cao, ‘cú hích’ của ngành nông nghiệp Sơn La

(PLVN) – Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.

Phát triển nông nghiệp là “trụ đỡ”

Sơn La được đánh giá là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh lớn về phát triển nông nghiệp, với trên 80% người dân sản xuất nông nghiệp. Trước đây, người dân chủ yếu trồng ngô, sắn, chăn nuôi nhỏ lẻ nên năng suất, hiệu quả khá thấp.

Thời gian qua, với quyết tâm tạo bứt phá trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Sơn La đã thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích người dân và doanh nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, chuyên canh, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao gắn với tiêu thụ, chế biến.

Từ đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo môi trường sinh thái phát triển bền vững.

Ông Hà Như Huệ – Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sơn La cho biết: Xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế của tỉnh, thông qua các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp đã được tỉnh Sơn La cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nông nghiệp Sơn La có bước chuyển dịch mạnh mẽ.

Thực hiện chủ trương này, Sở NN&PTNT tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các kế hoạch để triển khai thực hiện, trong đó có ứng dụng công nghệ cao. Có thể nói, đây là định hướng rất đúng, trúng và phù hợp với xu hướng phát triển chung của khu vực cũng như trên thế giới, tạo ra những chuỗi ngành hàng, đem lại những giá trị nông sản cao cho bà con nông dân. Xuất phát từ chủ trương này đã được người dân, doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh quan tâm, đồng tình ủng hộ.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La thăm quan các gian hàng trưng bày nông sản của tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La thăm quan các gian hàng trưng bày nông sản của tỉnh.

Từ khi triển khai thực hiện việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân, điển hình là việc cơ cấu lại nông nghiệp và chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Qua đó, áp dụng các ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cũng như công tác bảo vệ, phát triển rừng… Cụ thể, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc đưa máy móc vào sản xuất, thu hoạch sản phẩm; ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein, chế phẩm vi sinh trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng, nhà lưới, nhà kính trong trồng trọt.

Đối với chăn nuôi, cải tạo giống và chuyển giao kỹ thuật, mở rộng mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ gia đình, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, chế phẩm sinh học… nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ứng dụng công nghệ mô, hom trong chọn, tạo, nhân giống các giống cây lâm nghiệp và ứng dụng công nghệ GIS trong bảo vệ rừng trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Còn trong lĩnh vực thủy sản, ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn lọc đàn cá bố mẹ, công nghệ sản xuất cá giống bằng phương pháp đẻ vuốt và ấp trứng bằng bình vây, ứng dụng phương pháp lai xa hoặc sử dụng hóa chất để tạo giống đơn tính trong sản xuất cá giống nhằm tạo ra con giống có năng suất, chất lượng cao…

Hạt nhân của “hiện tượng” nông nghiệp

Với chủ trương, giải pháp đồng bộ trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đến nhiều thị trường quốc tế khó tính.

Sơn La đang được đánh giá là một “hiện tượng” nông nghiệp của cả nước. Điều đó được minh chứng, năm 2024 tổng sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 8.687 tỷ đồng. Toàn tỉnh có trên 84.000ha cây ăn quả, sản lượng đạt gần 456.600 tấn.

Mô hình trồng nhãn ứng dụng khoa học kỹ thuật ở huyện Sông Mã.

Mô hình trồng nhãn ứng dụng khoa học kỹ thuật ở huyện Sông Mã.

Nét nổi bật, toàn tỉnh công nhận được 7 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm: Vùng chè ứng dụng công nghệ cao Vinatea Mộc Châu quy mô trên 329ha; chăn nuôi bò sữa Mộc Châu; sản xuất cà phê và trồng na ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mai Sơn; sản xuất xoài ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mai Sơn với gần 400ha; trồng nhãn ứng dụng công nghệ cao tại xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, với hơn 300ha…

Đến nay, tỉnh Sơn La đang thực hiện duy trì 216 mã số vùng trồng, trong đó 205 mã số vùng trồng xuất khẩu, 11 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt, với tổng diện tích 3.158ha; có 154 sản phẩm OCOP; 29 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ.

Ông Hà Như Huệ chia sẻ: Song song với việc tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với chế biến, tiêu thụ. Tỉnh Sơn La đã ban hành những chính sách để hỗ trợ, giới thiệu thương hiệu sản phẩm cho người nông dân và các hợp tác xã, tập trung thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã lớn đến đầu tư để chế biến sâu.

Cùng với đó, triển khai các chính sách để hỗ trợ giới thiệu thương hiệu sản phẩm cho bà con nông dân. Nhiều sản phẩm đã mang thương hiệu được đông đảo người tiêu dùng cả nước biết đến như: nhãn, xoài, chuối Sơn La… ngoài ra, còn rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của Sơn La được các tổ chức công nhận về thương hiệu và bảo hộ nông sản.

Điều vui hơn cả là Sơn La đã thu hút được một số nhà máy đến để chế biến sâu cho bà con Nhân dân nhằm làm tăng giá trị sản phẩm. Đồng thời, tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ bà con Nhân dân phát triển các vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn.

Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện các chuỗi giá trị, tạo ra những vùng sản xuất tập trung, đem lại giá trị kinh tế cao. Đây một trong những yếu tố mang tính chất bền vững, thể hiện sự liên kết 6 nhà “nhà nông – Nhà nước – nhà đầu tư – nhà băng – nhà khoa học – nhà phân phối”, cũng như đảm bảo phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.

Trong thời gian tới, xác định nông nghiệp vẫn là thế mạnh, “trụ đỡ” nền kinh tế của tỉnh, ngoài định hướng phát triển nông nghiệp, hữu cơ, tuần hoàn thì nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một yếu tố rất cần thiết để Sơn La bứt phá. Qua đó, tiếp tục chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhất là các quy trình sản xuất nông nghiệp. Bởi, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới mang lại năng suất và chất lượng tốt, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm. Đây là định hướng lớn, chủ trương đúng đắn, một trong những nhân tố đưa nông nghiệp Sơn La phát triển trở thành “hiện tượng” nông nghiệp của cả nước.





Nguồn: https://baophapluat.vn/ung-dung-cong-nghe-cao-cu-hich-cua-nganh-nong-nghiep-son-la-post536393.html

Cùng chủ đề

Tết xa nhà của nữ hiệu trưởng hơn 30 năm gieo chữ vùng sơn cước

Tết này, cô giáo Ngô Thu Huyền lại lặng lẽ gác lại niềm hạnh phúc riêng cho sá»± nghiệp trồng người nÆ¡i vùng cao gian khó. Mỗi dịp Tết đến xuân về, ai cũng mong được nhanh chóng trở về đoàn tụ bên gia đình thân yêu. Thế nhưng, nơi miền biên viễn Sơn La, có những giáo viên sẵn sàng gạt đi mong ước đời thường ấy để bám bản, bám trường, bám lớp. Với họ, đó là trách...

Giới thiệu website tổ chức đánh bạc, bị phạt 5 triệu đồng

(NLĐO)- Chia sẻ bài viết lên trang Facebook cá nhân với nội dung giới thiệu website tổ chức đánh bạc, một thanh niên ở Ninh Bình bị xử phạt 5 triệu đồng ...

Sơn La: Người dân vùng cao có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ đào Tết

Những ngày này, tại tỉnh Sơn La, thị trường đào Tết đang rất nhộn nhịp. Nhiều thương lái đến thu mua cành, cây đào đưa về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, người trồng đào có thu nhập cao, cuộc sống ngày càng nâng lên.Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết cổ truyền Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Hàng trăm công nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại các khu công nghiệp của...

phát triển du lịch xanh và bền vững

Kinhtedothi-Với tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng và độc đáo, Sơn La hiện có khoảng 30 điểm khai thác các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn, trong đó phần lớn đang được khai thác theo mô hình du lịch cộng đồng, mô hình trải nghiệm du lịch vườn sinh thái. Tạo ra sản phẩm du lịch xanh, tỉnh Sơn La đang thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan,...

Du khách rủ nhau thăm vườn mận Mộc Châu ngày giáp Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán cận kề, nhiều thung lũng ở Mộc Châu (tỉnh Sơn La) khoác "tấm áo trắng" tinh khôi của hoa mận, khiến nhiều du khách xao xuyến khi ghé thăm. Ông Nguyễn Huy Tý (72 tuổi, chủ vườn tại thung lũng mận Nà Ka, Mộc Châu) cho biết, những ngày cuối tuần khách đến check in tại vườn mận khoảng 300 - 400 người, đông hơn ngày thường.    Minh Phương - Hồng Phượng/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/du-lich/du-khach-ru-nhau-tham-vuon-man-moc-chau-ngay-giap-tet-nguyen-dan-20250118175739084.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng giao nhiệm vụ đầu năm mới với ngành ngân hàng

- Sáng 3/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng năm mới, giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới. Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ đầu năm mới với...

Tăng cao lượng du khách đến Quảng Bình dịp Tết

02/02/2025 12:46 Du khách đến Phong Nha - Kẻ Bàng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025. (PLVN) - 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (25/1 đến 2/2), lượng khách đến Quảng Bình ước đạt 163.400 lượt, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Khách nội địa ước đạt 158.615 lượt, tăng 10,1% so với cùng kỳ, khách quốc tế ước đạt 4.785 lượt, tăng 24,1% so với dịp Tết Giáp Thìn 2024. ...

‘Nâng bước’ phát triển từ việc đa dạng các loại hình du lịch ở Việt Nam

Xu hướng tất yếu Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 50km, bao bọc xung quanh bởi hồ Đồng Mô, cùng những ngọn đồi tự nhiên thơ mộng, xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) đang dần chuyển dịch từ một địa phương thuần nông sang kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch. Chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, ông Trần Long Vân...

Tầm cao mới của Thành phố cửa biển

(PLVN) - Sau khi xác lập và giữ nhiều kỷ lục về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) suốt nhiều năm, Hải Phòng chọn 2025 là năm đẩy mạnh chương trình mở rộng không gian phát triển kinh tế, nhằm nâng cao vị thế Thành phố (TP), mở rộng không gian thu hút đầu tư, tạo đà phát triển bước vào kỷ nguyên mới cùng đất nước. Những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng...

Ngày đầu năm mới, biển người váy áo xúng xính check-in Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam

01/02/2025 12:24 (PLVN) -  “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Từ mùng 4 Tết, với người Việt chính là thời gian du Xuân, vãn cảnh, vừa để cầu mong những điều tốt lành trong năm mới, vừa có khoảng thời gian ý nghĩa bên người thân. Năm nay, Lễ hội Ánh sáng phương Đông - lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam tại Ocean City chính là điểm đến không thể bỏ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội tạm đình chỉ quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát ngày mùng 1 Tết

Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Hoàng Thị Tuyết Lan cho biết đã yêu cầu đình chỉ hoạt động quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún ngày mùng 1 Tết. Tối 31-1 (tức mùng 3...

Khách quốc tế đến TP.HCM đầu năm 2025 tăng cao

Trong bối cảnh kinh tế chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng dịp năm mới 2025, khách quốc tế đến TP.HCM tăng cao. Doanh thu ước đạt khoảng 7.690 tỉ đồng, tăng 17,4% so với 6.550 tỉ đồng cùng kỳ năm 2024. Sở Du...

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD sau Tết

(NLĐO) - Đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tỉ giá USD/VNĐ. ...

Dấu ấn đặc biệt của phát triển kinh tế 2024

(PLVN) - Năm 2024 được coi là năm đặc biệt của kinh tế Việt Nam bởi trong bối cảnh toàn cầu khó khăn nhưng các tổ chức quốc tế, định chế tài chính lớn của thế giới liên tục thay đổi dự báo tăng trưởng của Việt Nam theo xu hướng ngày càng tích cực về cuối năm. Kết quả, kinh tế Việt Nam đã về đích ngoạn mục, vượt cả mục tiêu đề ra lẫn các dự báo của...

Thị trường mùng 3 Tết: giá hoa ổn định, đắt hàng đồ lễ chùa, hóa vàng

Thông tin từ Bộ Công Thương về tình hình thị trường, ngày mùng 3 Tết: Sức mua cũng như nguồn hàng đã dồi dào hơn khi có nhiều chợ dân sinh, siêu thị mở cửa trở lại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đầu năm. ...

Cùng chuyên mục

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại...

Thủ tướng: Không để xảy ra vụ việc tương tự Ngân hàng SCB

Ngành ngân hàng cần đẩy mạnh chuyển đổi số, giảm chi phí để giảm lãi suất, tập trung tín dụng lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng. Sáng 3-2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán...

Gần 3,6 triệu hành khách qua các sân bay Việt Nam dịp Tết

Trong dịp Tết Ất Tỵ, có xấp xỉ 3,6 triệu hành khách thông qua các sân bay Việt Nam, tăng 16% so với cùng kỳ 2024. Hành khách quốc tế và nội địa đều tăng so với cùng kỳ. Thông tin từ Cục Hàng...

‘Bát bún riêu giá 400.000 đồng’ và chuyện minh bạch giá cả dịp lễ, Tết

Từ chuyện ba bát bún riêu ở Hà Nội giá 1,2 triệu đồng và bốn con sò điệp Nhật ở Vũng Tàu giá 1,4 triệu đồng, cần đặt ra tính minh bạch của các hàng quán trong dịp lễ, Tết. Những ngày đầu năm...

Thủ tướng giao nhiệm vụ đầu năm mới với ngành ngân hàng

- Sáng 3/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng năm mới, giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới. Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ đầu năm mới với...

Mới nhất

Mới nhất