Trang chủNewsThời sựỨng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris là ai?

Ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris là ai?

(CLO) Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang nỗ lực để trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Để làm được kỳ tích này, bà sẽ phải vượt qua ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ vào ngày 5/11 tới.

Từ một người đồng hành tranh cử của ông Joe Biden vào tháng 8/2020, bà Kamala Harris hiện đang thể hiện mình là một nhà lãnh đạo đầy sức lôi cuốn và năng nổ của thời đại mới: một phụ nữ da màu và là con của cha mẹ nhập cư. Bà đã tham gia chính trường sau khi đấu tranh để trở thành công tố viên hàng đầu ở California.

Câu hỏi sẽ là liệu bà có thể vượt qua và giành lấy chức tổng thống cho riêng mình trước cựu Tổng thống Donald Trump hay không.

bau cu my con 7 ngay ung cu vien dang dan chu kamala harris la ai hinh 1

Bà Kamala Harris tại Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ ở Chicago, Illinois. Ảnh: Reuters

Bà Harris sinh ra trong một gia đình nhập cư có trình độ học vấn cao ở Oakland, California, vào năm 1964. Mẹ bà là nhà nghiên cứu ung thư vú người Ấn Độ Shyamala Gopalan, và cha bà là giáo sư kinh tế Donald J. Harris đến từ Jamaica. Cả cha và mẹ của bà đều hoạt động trong phong trào dân quyền của những năm 1960.

Theo cuốn tự truyện “The Truths We Hold” của bà Harris, trải nghiệm này đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của chính bà. Bà nhớ lại mẹ đã nói với bà và em gái bà, Maya: “Đừng chỉ ngồi đó và phàn nàn về mọi thứ. Hãy làm gì đó!”.

Cuộc hôn nhân của cha mẹ tan vỡ khi Harris lên 7. Năm năm sau, bà Gopalan nhận công việc nghiên cứu ở Canada và họ chuyển đến Montreal.

Phó Tổng thống tương lai của Mỹ đã theo học trung học ở Canada trước khi chuyển về Mỹ học khoa học chính trị và kinh tế tại Washington, rồi đến quê nhà California để học luật vào năm 1986.

Bà Harris đã vượt qua kỳ thi luật sư vào năm 1990 và bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là công tố viên quận, thăng tiến qua nhiều cấp bậc để trở thành tổng chưởng lý của California vào năm 2011. Bà là người phụ nữ da đen và người Mỹ gốc Nam Á đầu tiên giữ chức vụ này.

bau cu my con 7 ngay ung cu vien dang dan chu kamala harris la ai hinh 2

Từ trái sang, bà Kamala Harris và em gái Maya cùng mẹ Shyamala. Ảnh: picture-alliance

“Cảnh sát hàng đầu” ở California

Sự nghiệp công tố viên của bà Harris có nhiều thăng trầm. Bà tự nhận mình là “cảnh sát hàng đầu” của California, nhưng lại khiến cảnh sát tức giận vì từ chối đề xuất án tử hình ngay cả trong những trường hợp cảnh sát bị giết. Đồng thời, bà bị chỉ trích vì không làm nhiều hơn để giải quyết nạn tham nhũng trong lực lượng thực thi pháp luật.

Bà đã khởi xướng một hệ thống phạt tiền nặng và khả năng bị giam giữ đối với những bậc phụ huynh có con em trốn học quá nhiều, điều này ảnh hưởng không cân xứng đến các gia đình da màu. 

Năm 2015, bà tuyên bố sẽ tranh cử vào Thượng viện Mỹ và nhận được sự ủng hộ của ông Biden và Tổng thống Barack Obama. Năm 2017, bà trở thành người phụ nữ da đen thứ hai phục vụ tại Thượng viện. Năm 2019, bà phát động chiến dịch tranh cử ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ với ông Biden là một trong những đối thủ của bà.

Tranh luận với ông Biden

Trong một cuộc tranh luận, bà Harris cáo buộc ông Biden hợp tác với các thượng nghị sĩ Mỹ chống lại một hoạt động đưa trẻ em từ các khu vực thiểu số đến các trường học chủ yếu là người da trắng để đa dạng hóa lớp học.

Ông Biden đáp trả bằng cách nói rằng bà đã “hiểu sai” quan điểm của ông và lưu ý rằng ông đã chọn trở thành “người bảo vệ công chúng” thay vì công tố viên trong thời kỳ bất ổn sau vụ ám sát cựu mục sư Martin Luther King, Jr.

Cuối cùng, bà Harris đã bỏ cuộc đua trở thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ và ủng hộ ông Biden, người sau đó đã yêu cầu bà trở thành “phó tướng” của ông.

Bị chỉ trích vì khủng hoảng biên giới

Ông Biden và bà Harris đã cùng nhau chiến đấu trong một chiến dịch khó khăn và cuối cùng đã đánh bại ông Trump và Phó Tổng thống Mike Pence. Họ đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2021. Bà Harris một lần nữa làm nên lịch sử — bà là người phụ nữ đầu tiên, người da đen đầu tiên và người gốc Ấn Độ đầu tiên giữ chức Phó Tổng thống Mỹ.

Công việc này trao cho bà Harris thẩm quyền tiếp quản chính quyền trong trường hợp tổng thống qua đời hoặc nếu ông được coi là không đủ khả năng làm nhiệm vụ.

Vào năm 2021, ông Biden giao cho bà nhiệm vụ giải quyết vấn đề nhập cư bằng cách giải quyết “nguyên nhân gốc rễ” khiến mọi người rời khỏi Mỹ Latinh. “Tôi không nghĩ ra ai đủ tiêu chuẩn hơn để làm điều này”, ông Biden nói về bà Harris vào thời điểm đó. 

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của bà Harris và các cuộc họp với các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh, số lượng người vượt biên không có giấy tờ vẫn tiếp tục tăng, đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái. Đảng Cộng hòa đã nhanh chóng chỉ trích bà Harris vì không ngăn chặn được số lượng người vượt biên.

Ủng hộ quyền phá thai

Bà Harris đã tìm thấy một chiến trường khác chống lại các đối thủ chính trị của mình. Khi Tòa án Tối cao Mỹ thu hồi quyền phá thai ở nhiều vùng rộng lớn của đất nước vào năm 2022, bà Harris đã trở thành tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ việc bảo vệ quyền phá thai. Đầu năm nay, bà đã khởi động chuyến đi “Đấu tranh vì quyền tự do sinh sản” trên khắp nước Mỹ.

Nhà Trắng trích dẫn lời bà Harris nói rằng: “Những kẻ cực đoan trên khắp đất nước chúng ta tiếp tục tiến hành một cuộc tấn công toàn diện vào các quyền tự do khó khăn mới giành được và đấu tranh thành công”.

Ông Trump đã tán thành phán quyết của Tòa án Tối cao. Chỉ vài ngày trước cuộc tranh luận Trump – Biden vào ngày 27/6, bà Harris đã cảnh báo rằng quyền sinh sản sẽ bị đe dọa nếu ông Trump tái đắc cử.

Được ông Biden đích thân lựa chọn

Sau màn tranh luận kém cỏi của ông Biden, bà Harris vẫn nằm trong số những người ủng hộ Tổng thống mạnh mẽ nhất, ngay cả khi các chính trị gia Dân chủ khác đề cử bà cùng những người khác để thay thế ông Biden trong danh sách ứng cử viên tổng thống.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết trong cuộc họp báo ngay sau cuộc tranh luận rằng một trong những lý do ông Biden chọn bà Harris “là vì bà ấy thực sự là tương lai của đảng”.

Khi ông Biden hủy bỏ chiến dịch tái tranh cử, bà Harris đã khẳng định vị thế là ứng cử viên được yêu thích nhất.

Tại Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ vào tháng 8, bà Harris đã được xác nhận là ứng cử viên cùng với “phó tướng” là Thống đốc Minnesota, ông Tim Walz.

Mặc dù bà Harris dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ngay từ những ngày đầu ứng cử, cuộc đua trở nên gay cấn hơn vào cuối tháng 10, khi nhiều cuộc thăm dò toàn quốc cho thấy bà và ông Donald Trump có số phiếu phổ thông ngang nhau, và cuộc cạnh tranh 50/50 ở 7 bang chiến trường là Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Bắc Carolina, Pennsylvania và Wisconsin có khả năng quyết định kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11.

Ngọc Ánh (theo DW)



Nguồn: https://www.congluan.vn/bau-cu-my-con-7-ngay-ung-cu-vien-dang-dan-chu-kamala-harris-la-ai-post318992.html

Cùng chủ đề

Lãnh đạo mới của Đảng Dân chủ Mỹ đưa ra thách thức với ông Trump

(CLO) Ngày 1/2, Ủy ban Quốc gia Dân chủ Mỹ (DNC) đã bầu ông Ken Martin, lãnh đạo Đảng Dân chủ bang Minnesota, làm chủ tịch tiếp theo. ...

Mexico đáp trả lệnh áp thuế của Mỹ, kêu gọi đối thoại thay vì đối đầu

(CLO) Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố đã chỉ thị Bộ trưởng Kinh tế thực hiện các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, sau khi Mỹ áp thuế toàn diện lên hàng hóa Mexico. ...

Ông Trump chỉ đạo điều tra quan chức kháng lệnh trấn áp nhập cư lậu

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ đạo các công tố viên liên bang điều tra các quan chức nếu họ chống lại nỗ lực trấn áp người nhập cư bất hợp pháp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nam: Chính thức Khai hội Xuân Tam Chúc 2025

(CLO) Ngày 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng Xuân Ất Tỵ 2025), chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng (Hà Nam) tổ chức Lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề "Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ". Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai...

Bắc Giang: Hội báo Xuân Ất Tỵ chính thức khai mạc tại Khu du lịch tâm linh

(CLO) Sáng 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND...

Mỹ cắt giảm mạnh các khoản chi ‘gián tiếp’ trong nghiên cứu khoa học

(CLO) Cơ quan giám sát nghiên cứu y tế của Mỹ vừa công bố quyết định cắt giảm đáng kể ngân sách tài trợ cho các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, đặc biệt các khoản chi gián tiếp như "quản lý hành chính". ...

Khai mạc Lễ hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần văn hóa du lịch tỉnh Bắc Giang 2025

(CLO) Sáng 9/2, tại Khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử đã diễn ra Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần văn hóa du lịch tỉnh Bắc Giang 2025 với chủ đề "Linh thiêng Tây Yên Tử." ...

Nhiều hoạt động thú vị tại Lễ hội Côn Sơn

(CLO) Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025 diễn ra từ ngày 11 đến 20/2/2025 (tức từ ngày 14 - 23 tháng Giêng). Lễ hội gắn với sự kiện kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Côn Sơn nên có nhiều hoạt động văn hoá đặc...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Năm 2025 tuổi nghỉ hưu của người lao động là bao nhiêu?

Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động tiếp tục tăng theo lộ trình, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa lao động nam và nữ. Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định sẽ được hưởng lương hưu khi đạt tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

CSGT Hà Nội bác thông tin “dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu”

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, thông tin trên mạng xã hội về việc "dừng xe máy mặc áo mưa có thể bị phạt tới 14 triệu đồng" là không chính xác. ...

Bình Định: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách

Ngày 9/2, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt triển khai Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đảm bảo hiệu năng, hiệu lực,...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án. ...

Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, theo TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, việc mở rộng áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù như tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, tăng cường phân cấp phân quyền về các địa phương hay đơn giản hóa thủ tục hành chính cần phải làm. Dưới đây là trao đổi của TS Nguyễn Đức Kiên...

Mới nhất

Bình Định: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách

Ngày 9/2, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt triển khai Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy...

Chỉ trong 1 tháng, cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần đầu vượt rau quả, thủy sản

Giá cà phê tháng 1 tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm 2024, đẩy cà phê xuất khẩu lên 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử chỉ trong 30 ngày. ...

Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều. Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Mới nhất