Trang chủNewsThế giớiUkraine tìm phương hướng tự vũ trang, giải quyết “vấn đề sống...

Ukraine tìm phương hướng tự vũ trang, giải quyết “vấn đề sống còn”


Mặc cho bóng tên lửa Nga bao trùm thủ đô Ukraine, Diễn đàn Quốc phòng Công nghiệp Quốc tế vẫn được tổ chức, gợi lại hình ảnh những hội nghị được tổ chức nhiều lần mỗi năm tại Washington và London. Nhưng, hội nghị này có tầm quan trọng lớn hơn cả: Ukraine đang chứng kiến các nước hậu thuẫn cạn kiệt nguồn ngân sách viện trợ vũ khí và những nước khác ngày càng ái ngại về việc đầu tư nhiều hơn vào hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến này.

Với nước đi nhắm thẳng vào các công ty sản xuất vũ khí trên toàn thế giới, Ukraine đang cố tự làm chủ tình hình.

Pavel Verkhniatskyi, thành viên của COSA Intelligence Solutions tại Kyiv cho biết: “Đây là vấn đề sống còn”. Kỳ vọng của Ukraine về việc phụ thuộc vào viện trợ từ các nước đối tác là có hạn, khi quyết định của các nước này có thể bị lật ngược chỉ sau một kỳ bầu cử.

Khi bắt đầu hội nghị, ông Volodymyr Zelensky đã phát biểu về việc các thỏa thuận đồng sản xuất “đã bắt đầu được đưa vào thương lượng với các nước đối tác” và ông đã đặt ra một khoản đầu tư trong ngân sách quốc gia nhằm hỗ trợ những nỗ lực hợp tác này. Cựu CEO của Google ông Eric Schmidt cũng đã phát biểu tại sự kiện này cùng với Tổng Thư ký của NATO Jens Stoltenberg.

Ukraine lâu nay vốn đã là một gã khổng lồ về công nghiệp, với khả năng sản xuất máy móc hạng nặng, động cơ cho tàu chiến và máy bay quân sự của Nga, cùng với các xe bọc thép, máy bay và vũ khí cá nhân. Nhiều cơ sở sản xuất đã bị hư hại trong cuộc xung đột. Tuy nhiên, các quan chức Ukraine vẫn tìm tới các công ty quốc phòng của phương Tây để đạt được những thỏa thuận về đầu tư và xây dựng dây chuyền tại Ukraine trước khi cuộc xung đột kết thúc.

Hai nhà thầu quốc phòng của châu Âu đã khẳng định sẽ tham gia. Rheinmetall, một công ty sản xuất vũ khí của Đức cho biết, họ sẽ hợp tác với công ty sản xuất vũ khí quốc gia Ukraine, Ukroboronprom, giúp họ sản xuất xe tăng và xe bọc thép. BAE của Anh cũng đã tuyên bố sẽ mở văn phòng tại Kyiv và đang tìm phương hướng đặt ra dây chuyền sản xuất pháo cỡ 105mm tại Ukraine.

Pháp cũng là một quốc gia đang có phản hồi tích cực về ý tưởng hợp tác sản xuất. Khoảng 20 lãnh đạo doanh nghiệp Pháp đã ghé thăm Kyiv cùng lãnh đạo lực lượng vũ trang Pháp Sébastien Lecornu để tham gia cuộc họp với các đại diện từ hơn 250 công ty ở Mỹ, châu Âu và châu Á.

Czech cũng đã có mặt tại sự kiện với phái đoàn lớn, thể hiện quan điểm đầu tư triệt để giúp Kyiv đẩy lùi Nga. Công ty quốc phòng lớn nhất của Cộng hòa Czech trong nhiều tháng qua đã tạo việc làm cho người Ukraine tại các nhà xưởng của họ, sản xuất hàng loạt các kính nhìn đêm, đạn dược và các loại vũ khí trong thỏa thuận hợp tác sản xuất với các công ty của Ukraine. Một quan chức của Czech tham gia sự kiện này đã cho biết, họ muốn di chuyển dây chuyền sản xuất này tới Ukraine càng sớm càng tốt.

Daniel Vajdich, giám đốc Yorktown Solutions, cho biết những quyết định này là một phần trong những nỗ lực ngày càng lớn của các quan chức Ukraine, để “đưa Ukraine trở thành Israel của châu Âu – tự túc nhưng có sự hỗ trợ từ các nước khác”. Những nỗ lực này sẽ phụ thuộc vào các thỏa thuận hợp tác sản xuất “giúp củng cố khả năng sản xuất của khu vực trong giai đoạn đầu và sau đó là khả năng sản xuất của Ukraine nếu có thể”.

Lãnh đạo của Kyiv mong muốn đẩy nhanh các bước đó càng sớm càng tốt, một sự khẩn cấp càng được củng cố bởi những bình luận của các quan chức phương Tây trong những tuần vừa qua về việc, viện trợ quân sự đang cạn kiệt và các nước đồng minh đã không kịp gia tăng sản xuất để bắt kịp nhu cầu tiêu thụ.

Một quan chức châu Âu đã đưa ra phát biểu ẩn danh vì tính nhạy cảm của vấn đề, cho biết: “Chúng tôi không thể cứ viện trợ bằng kho vũ khí dự trữ của mình mãi được”.

Quan chức này cho biết, cuộc chiến tại Ukraine vẫn nhận được sự ủng hộ của công chúng và của cộng đồng chính trị, nhưng họ “đã viện trợ hết mức trong giới hạn để không ảnh hưởng tới nền an ninh quốc gia”.

Sau 18 tháng chiến sự căng thẳng, nguồn dự trữ vũ khí của châu Âu đang dần cạn kiệt, tuy nhiên một quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Biden cho biết, có nhiều hy vọng đang nổi lên về khả năng các nước có thể bắt tay tìm hướng giải quyết.

“Việc nguồn dự trữ cạn kiệt là không tránh khỏi, nhất là với quy mô các gói viện trợ cho Ukraine. Điều khiến chúng tôi lo ngại là về khả năng các đối tác không có phương án giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, toàn thế giới đang sẵn sàng hợp tác và củng cố các cơ sở sản xuất công nghiệp”.

Sự hứng khởi này cũng đối mặt với thực tế rằng các công ty – và cả các quốc gia – sẽ mất rất nhiều thời gian để đổ tiền vào các dây chuyền có sẵn cũng như xây dựng những dây chuyền mới.

Thái độ của Nga và tốc độ hiện đại hóa quân đội tới chóng mặt của Trung Quốc đều đã khiến các quốc gia hậu thuẫn Ukraine lớn nhất phải nhìn vào những trang thiết bị của Ukraine và băn khoăn về việc Ukraine cần những gì. Mặc dù các chính phủ sẵn sàng hỗ trợ Ukraine nhằm bào mòn cỗ máy chiến tranh của Nga, họ cũng lo ngại về phần còn lại cho mình, trong trường hợp chủ quyền của chính họ bị thách thức.

Đại tướng Stéphane Mille, Tham mưu trưởng Không quân và Lực lượng Không gian Pháp tại Washington đã cho biết: “Sau hai năm, chúng ta cần phải có một cuộc thảo luận mới vì chúng ta không thể cứ liên tục viện trợ và chứng kiến trang thiết bị của chúng ta bị phá hủy tại Ukraine được. Hiện tại đang có một số lựa chọn đàm phán giữa Ukraine và các công ty khác, và sau đó là phương diện tài chính, mà Pháp có thể giúp đỡ chi trả” để giúp đặt ra các dây chuyền sản xuất.

Càng thêm dầu vào lửa là việc Ba Lan gần đây tuyên bố sẽ ngừng viện trợ cho Ukraine nhằm đảm bảo củng cố khả năng quốc phòng của chính họ trước.

Một tin dữ cho Kyiv lại vừa được đưa ra trong cuối tuần vừa rồi sau khi Quốc hội Mỹ đề ra một thỏa thuận cho ngân sách tạm thời của chính phủ Mỹ, nhưng cắt giảm hàng tỷ USD khỏi viện trợ cho Ukraine.

Sáng kiến Hỗ trợ An ninh cho Ukraine, một sáng kiến đằng sau các gói viện trợ đưa hệ thống vũ khí của Mỹ tới Ukraine, đã gần như cạn kiệt ngân sách. Bộ Quốc phòng vẫn còn lượng vũ khí dự trữ có thể gửi tới Ukraine với trị giá 5,4 tỷ USD, nhưng cũng đang thiếu ngân sách để tái bổ sung nguồn dự trữ cho chính Mỹ.

Vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời về quy mô sản xuất vũ khí mà Ukraine có thể đạt được trong khi tên lửa của Nga và máy bay của Iran tiếp tục tàn phá cơ sở hạ tầng quan trọng, cuộc xung đột vẫn không có tín hiệu chậm lại ngay cả khi các nước đối tác đang bắt đầu lo ngại về lượng vũ khí họ còn có thể viện trợ.

Kyiv giữ vững quan điểm rằng không còn lựa chọn nào khác ngoài tìm các công ty giúp họ tự sản xuất vũ khí.

Verkhniatskyi từ COSA Intelligence Solutions cho biết: “Ưu tiên hàng đầu của Ukraine là trở nên tự túc vì ngay cả nếu như cuộc xung đột kết thúc trong ngày hôm nay, Ukraine vẫn cần phải trở thành lá chắn cho châu Âu trong tương lai”.

Nguyễn Quang Minh (theo Politico)





Nguồn

Cùng chủ đề

6 Trưởng, Phó Trưởng phòng Công an tỉnh Hải Dương xin nghỉ hưu trước tuổi

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp tinh gọn bộ máy, 5 Trưởng phòng nghiệp vụ, 1 Phó Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Hải Dương đã có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi. ...

Lãnh đạo mới của Đảng Dân chủ Mỹ đưa ra thách thức với ông Trump

(CLO) Ngày 1/2, Ủy ban Quốc gia Dân chủ Mỹ (DNC) đã bầu ông Ken Martin, lãnh đạo Đảng Dân chủ bang Minnesota, làm chủ tịch tiếp theo. ...

Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Sáng 20/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức gặp mặt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa. Tổng Bí thư Tô Lâm với các đại biểu (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN). Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN). Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Sao vàng cho ông Nông Đức Mạnh,...

Lãnh đạo TP HCM thăm, chúc Tết người có công, người cao tuổi, dân tộc thiểu số và trẻ em mồ côi

(NLĐO) - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Nguyễn Hồ Hải chúc các gia đình bước sang năm mới có nhiều niềm vui, hạnh phúc. ...

Điều thú vị về tuổi của CEO các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam đang được lãnh đạo bởi các CEO tuổi Nhâm Tý, Giáp Dần, Bính Thìn, Đinh Tỵ… Phần lớn họ đều là những doanh nhân từng trải, bản lĩnh, tuy nhiên xu hướng trẻ hoá lãnh đạo cũng đã xuất hiện. Sự đa dạng thế hệ lãnh đạo Thống kê dữ liệu về tuổi CEO các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) của Vietnam Report cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Cùng chuyên mục

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

Ông Hisham Talaat Moustafa, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Talaat Moustafa Holding Group của Ai Cập đã phác thảo kế hoạch tạo ra một 'xã hội văn minh' ở Gaza trong vòng 3 năm, với chi phí khoảng...

100 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính thời trang

Một buổi trình diễn thời trang kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Istanbul, với sự kết hợp giữa kimono truyền thống và các thiết kế đương đại.

UAV lạ bay qua nơi lực lượng Ukraine học sử dụng tên lửa Patriot tại Đức

Cảnh sát Đức đang điều tra nhiều vụ máy bay không người lái (UAV) lạ bay qua căn cứ không quân nơi lực lượng Ukraine đang trải qua khóa huấn luyện sử dụng hệ thống phòng không Patriot. ...

Quan hệ Mỹ – Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lãnh đạo quốc gia thứ hai gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau ông Trump trở lại cầm quyền. ...

Châu Âu không nên là “ưu tiên hàng đầu” của Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo rằng việc Washington áp thuế với châu Âu sẽ đẩy lạm phát ở Mỹ tăng cao.

Mới nhất

Võ sĩ MMA ngoại quốc tung hoành sới vật hội làng gây sốt mạng xã hội là ai?

Zakhar Dzmitrychenka, người Belarus, sinh năm 1996. Theo hồ sơ của Liên đoàn vật thế giới (UWW), Zakhar từng thi đấu tại giải U23 World Championship vào năm 2017 và lọt đến vòng 1/8 nội dung vật cổ điển (Greco-Roman) hạng cân 85 kg. Anh xếp hạng 10 chung cuộc ở giải đấu này.Năm 2018, Zakhar Dzmitrychenka giành...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Lữ đoàn tên lửa 490

Theo Tổng Bí thư, phải không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng Pháo binh. ...

TH School Vinh – trung tâm khảo thí Cambridge đầu tiên tại Nghệ An

Tổ chức Giáo dục Quốc tế Cambridge chính thức công nhận TH School cơ sở Vinh là đơn vị đầu tiên và duy nhất đạt kiểm định tiêu chuẩn quốc tế triển khai chương trình học Cambridge tại Nghệ An, tính tới năm 2025. Theo đó, TH School cơ sở Vinh là đơn vị duy nhất được uỷ quyền để...

Lên mạng tìm mẹo dọn dẹp nhà cửa, vợ phát hiện người chồng ngoại tình

Một người phụ nữ phát hiện chồng ngoại tình sau khi lên mạng tìm kiếm mẹo dọn dẹp nhà cửa vì nhận thấy nhiều đồ vật trong nhà đổi màu một cách bí ẩn. ...

Mới nhất