Trang chủNewsThế giớiUkraine tìm cách hóa giải 'sát thủ vô hình' Nga

Ukraine tìm cách hóa giải ‘sát thủ vô hình’ Nga


Ukraine đang tìm nhiều cách đối phó hệ thống tác chiến điện tử Nga, vốn được ví như “sát thủ vô hình” vô hiệu hóa lượng lớn UAV của họ.

Để có thể trinh sát và tập kích lực lượng Nga trong phòng tuyến, quân đội Ukraine chủ yếu dựa vào các máy bay không người lái (UAV) dân sự. Các UAV gắn thuốc nổ của Ukraine từng gây nhiều thiệt hại với bộ binh và khí tài đối phương, nhưng hiệu quả của chúng giảm dần khi Nga thích ứng và tăng cường các biện pháp tác chiến điện tử.

UAV Ukraine thường sử dụng tần số vô tuyến phổ thông để điều khiển, nên rất dễ bị các tổ hợp tác chiến điện tử Nga gây nhiễu, khiến chúng bị mất kết nối với người điều khiển và tự rơi hoặc bị ép hạ cánh.

Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nhận định lực lượng tác chiến điện tử Nga từng hạ tới 90% UAV Ukraine trong các giai đoạn đầu chiến sự. Đây là một trong những lý do khiến các hệ thống tác chiến điện tử Nga được ví như “sát thủ vô hình” trên chiến trường.

Tuy nhiên, tình hình dường như đã thay đổi và năng lực của Nga trong gây nhiễu, khống chế UAV đã suy giảm đáng kể, khi Ukraine áp dụng các giải pháp công nghệ mới được đánh giá là tinh vi hơn nhằm đối phó các hệ thống tác chiến điện tử đối phương.





Tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-S4 của Nga trên chiến trường ngày 13/7. Ảnh: BQP Nga

Tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-S4 của Nga trên chiến trường ngày 13/7. Ảnh: BQP Nga

Trong năm đầu chiến sự, Nga sử dụng các thiết bị gây nhiễu có uy lực lớn để chế áp những UAV có nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu cho pháo binh hay thả lựu đạn vào chiến hào.

Một binh sĩ Ukraine vận hành UAV cho biết vào cuối năm 2022, UAV của họ có thể bay sâu 6 km vào sau chiến tuyến đối phương. Tuy nhiên, trong chiến dịch bảo vệ Bakhmut hồi đầu năm, UAV Ukraine chỉ bay qua chiến tuyến một km, thậm chí không thể vượt qua.

Các binh sĩ Ukraine khác cũng kể những câu chuyện tương tự. Đại tá Ukraine Serhiy Ogerenko hồi tháng 3 nói rằng UAV trong đơn vị của ông chỉ trụ được nửa ngày, còn UAV tầm xa hơn của pháo binh “có thể tồn tại trong một tháng”.

Theo báo cáo hồi tháng 5 của RUSI, Ukraine mỗi tháng mất tới 10.000 UAV, chủ yếu do bị lực lượng tác chiến điện tử Nga hạ. Thiếu UAV chỉ thị mục tiêu, pháo binh Ukraine khó bắn trúng mục tiêu hơn nhiều.

Cả Nga và Ukraine gần đây đều đưa thêm nhiều tổ hợp gây nhiễu ra chiến trường để chống lại mối đe dọa từ UAV của đối phương. Các tổ hợp gây nhiễu của Nga không chỉ vô hiệu hóa UAV của Ukraine mà còn ảnh hưởng tới bom dẫn đường JDAM và đạn pháo dẫn đường Excalibur do Mỹ viện trợ.

Tuy nhiên, trong vài tuần qua, Ukraine tăng đáng kể sử dụng UAV trong đợt phản công để chỉ thị mục tiêu cho pháo binh, tấn công các chiến hào và hạ phương tiện chiến đấu của Nga. Chuyên gia phương Tây đã rất ngạc nhiên trước năng lực chống chọi UAV của Ukraine trên chiến tuyến Nga.





Quân nhân Nga tuần tra gần vị trí triển khai tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-S4 ngày 13/7. Ảnh: BQP Nga

Quân nhân Nga tuần tra gần vị trí triển khai tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-S4 ngày 13/7. Ảnh: BQP Nga

Mykola Volokhov, một binh sĩ vận hành UAV của Ukraine, cho biết vấn đề về kết nối với phi cơ do bị Nga chế áp trong thời gian dài đã được khắc phục. “Chúng tôi có một số bí quyết nhất định, song tôi không thể tiết lộ”, Volokhov nói.

Các binh sĩ Ukraine cũng tìm ra cách chỉnh sửa phần mềm điều khiển để vô hiệu hóa tính năng định vị UAV của hãng DJI và người vận hành chúng. Kỹ sư Ukraine đã thiết kế một thiết bị có tên Olga, có thể cắm vào cổng USB trên UAV DJI để tự động nạp phần mềm điều khiển đã được chỉnh sửa. Sau khi can thiệp hệ thống, thay vì truyền tọa độ thực tế, UAV sẽ thể hiện vị trí vĩ độ 0, kinh độ 0 nhằm đảm bảo bí mật.

Chống nhiễu là điều khó thực hiện hơn, song không phải bất khả thi. Quân đội một số nước đã áp dụng giải pháp dùng cụm ăng ten để thiết lập trạm phát định hướng cao có thể lọc nhiễu.

Bộ lọc này có khả năng chặn dải sóng gây nhiễu không phải do người điều khiển gửi đến, ngăn nguy cơ UAV bị can thiệp. Đầu thu tín hiệu thông minh cũng có thể chuyển đổi tần số để tìm tần số không bị gây nhiễu.

Thomas Withington, một chuyên gia về tác chiến điện tử, nhận định Ukraine có thể đã tìm ra cách đối phó với hoạt động gây nhiễu của Nga được một thời gian. Tuy nhiên, chuyên gia này cảnh báo bất cứ biện pháp đối phó nào của Ukraine cũng không phải giải pháp lâu dài.

“Tác chiến điện tử là cuộc chạy đua liên tục, mỗi biện pháp đối phó sẽ có phương án khắc chế trong trò chơi mèo vờn chuột không có hồi kết”, Withington nói. “Trong xung đột quân sự, tiến trình này càng nhanh hơn”.





Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Cục diện chiến sự Nga – Ukraine. Đồ họa: WP

Một giải pháp khác của Ukraine là chế áp cứng, đồng nghĩa sử dụng tên lửa, rocket để tập kích, phá hủy thiết bị tác chiến điện tử của Nga.

Thông thường, các hệ thống tác chiến điện tử với khả năng phát tín hiệu gây nhiễu mạnh sẽ có trạm phát lớn. Điều này khiến chúng dễ bị định vị và có nguy cơ cao trúng đạn pháo hoặc tên lửa. Chúng cũng có thể bị tấn công bởi UAV dò tín hiệu gây nhiễu, phiên bản giá rẻ của tên lửa chống radar AGM-88 HARM do Mỹ chế tạo.

Volokhov và các binh sĩ Ukriane khác tin rằng họ có thể tiếp tục dùng UAV dân sự để tấn công lực lượng Nga. Những chiếc UAV này có thể bị lực lượng tác chiến điện tử Nga vô hiệu hóa trong tương lai, song hiện tại chúng vẫn hiệu quả và mang lại lợi thế cho Ukraine.

Nguyễn Tiến (Theo Forbes)




Source link

Cùng chủ đề

Kế hoạch hòa bình Ukraine của thủ tướng Anh bị chê là ‘màn kịch chính trị’

Báo The Telegraph dẫn các nguồn tin quân sự cho rằng kế hoạch lập 'liên minh những người sẵn sàng' của Thủ tướng Anh Keir Starmer không có nhiều giá trị thực tế. ...

Bảo đảm mô hình quân sự địa phương thống nhất, hiệu quả

(NLĐO)- Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm việc vận hành mô hình quân sự địa phương mới được thống nhất, phát huy hiệu quả ...

Châu Âu lên kế hoạch cho kịch bản ‘NATO không Mỹ’

Các cường quốc quân sự hàng đầu châu Âu đang vạch kế hoạch để gánh vác nhiều trách nhiệm và từng bước thay thế năng lực quân sự của Mỹ trong liên minh NATO. ...

Indonesia sửa đổi luật để cho phép quân đội đảm nhiệm nhiều vị trí dân sự

(CLO) Hạ viện Indonesia vừa thông qua sửa đổi Luật Quân đội Indonesia (TNI) vào ngày 20/3, cho phép quân đội đảm nhiệm nhiều vị trí dân sự hơn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Canada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả Mỹ

Canada và Mexico đã ra lệnh đáp trả thuế suất mới của Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành biện pháp thuế quan đối với hai nước láng giềng. ...

Phó Tổng thống Ecuador bị nghi ngờ thực hiện đảo chính

Ngày 14/8, Chính phủ Ecuador tố cáo Phó Tổng thống Veronica Abad có ý đồ đảo chính khi yêu cầu tòa án phế truất Tổng thống Daniel Noboa.

Australia nối lại tài trợ cho UNRWA

Ngày 15-3, Ngoại trưởng Penny Wong cho biết, Australia sẽ tiếp tục tài trợ cho Cơ quan cứu trợ dành cho người Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA). Tuyên bố được đưa ra gần 2 tháng sau khi Australia tạm dừng các hoạt động tài trợ vì cáo buộc một số nhân viên của cơ quan này tham gia vào vụ việc phong trào Hamas tấn công vào Dải Gaza ngày...

Lao động Nhật Bản được tăng lương cao nhất trong hơn 3 thập niên

Các công ty lớn tại Nhật Bản đã đồng ý tăng lương trung bình hơn 5% trong năm nay, đánh dấu mức tăng lương cao nhất trong vòng 34 năm qua, theo Reuters hôm 14.3. ...

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

HSG: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 06 tháng NĐTC 2024 – 2025 đạt 371 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vừa công bố báo...

Mới nhất