Trang chủChính trịNgoại giaoUkraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga

Ukraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga

Việc Ukraine mạnh tay cắt đứt hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga sẽ khiến cả ba gặp khó. Thế nhưng, vì lý do gì Kiev vẫn kiên quyết giữ “lằn ranh đỏ”?

(Nguồn: Reuters)
Ukraine tuyên bố không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt Nga khi hợp đồng hết hạn vào cuối năm 2024. (Nguồn: Reuters)

Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Slovakia Robert Fico hôm 7/10 tại Kiev, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt Nga khi hợp đồng hết hạn vào cuối năm 2024.

Theo Thủ tướng Shmyhal, mục tiêu chiến lược của đất nước là áp đặt lệnh trừng phạt đối với khí đốt Nga, tước đi lợi nhuận của Điện Kremlin từ việc bán mặt hàng này.

“Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước châu Âu từ bỏ hoàn toàn dầu khí của Nga. Chúng tôi hiểu sự phụ thuộc của một số quốc gia vào các nguồn tài nguyên như vậy. Nhưng chúng tôi tin tưởng vào sự đa dạng hóa các nguồn cung”, ông Shmyhal nhấn mạnh.

Hồi tháng 12/2019, công ty năng lượng nhà nước Naftogaz của Ukraine và tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký thỏa thuận vận chuyển khí đốt. Theo hợp đồng này, Ukraine sẽ vận chuyển 40 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm trong giai đoạn 2021-2024. Đây là hợp đồng thương mại duy nhất còn sót lại giữa hai nước và sẽ hết hạn vào cuối năm 2024.

“Cơn đau đầu” của EU

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu qua Ukraine tương đối nhỏ. Nga đã vận chuyển khoảng 15 tỷ m3 (bcm) khí đốt qua Ukraine vào năm 2023 – chỉ bằng 8% lượng khí đốt cao điểm của Điện Kremlin tới châu lục qua các tuyến đường khác nhau trong năm 2018-2019.

Moscow đã dành nửa thế kỷ để xây dựng thị phần khí đốt ở châu Âu. Tuy nhiên, đất nước đã mất thị phần vào tay các đối thủ như Na Uy, Mỹ và Qatar kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022. Kể từ thời điểm đó đến nay, Liên minh châu Âu (EU) đã mạnh tay cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Nga vận chuyển khí đốt tới châu Âu qua đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod. Khí đốt sẽ được vận chuyển từ Siberia qua thị trấn Sudzha – hiện nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng quân sự Ukraine – ở vùng Kursk của Nga. Sau đó, khí đốt tiếp tục chảy qua Ukraine đến Slovakia.

Tại Slovakia, đường ống dẫn khí đốt chia thành các nhánh đi đến Czech và Áo.

Tính đến thời điểm hiện tại, Áo vẫn nhận phần lớn khí đốt qua Ukraine, trong khi Nga chiếm khoảng 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Hungary.

Trong khi đó, Slovakia mua khoảng 3 bcm từ gã khổng lồ năng lượng Gazprom của Nga mỗi năm, cũng chiếm khoảng 2/3 nhu cầu của nước này. Còn Czech gần như đã cắt giảm hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt từ Moscow vào năm ngoái.

Giá khí đốt của khối 27 thành viên đã tăng mạnh vào năm 2022, lên mức cao kỷ lục, khi Moscow cắt giảm nguồn cung tới châu Âu để đáp trả các lệnh trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt. Theo các quan chức và thương nhân tại EU, đợt tăng giá này sẽ không lặp lại nếu hợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine hết hạn bởi khối lượng khí đốt chảy qua châu Âu khá khiêm tốn và khu vực cũng đã có sự chuẩn bị.

Dù vậy, một số nhà quan sát nhận thấy, dù khối lượng vận chuyển khí đốt Nga tới châu Âu qua Ukraine không lớn nhưng vẫn là một “cơn đau đầu” đối với khu vực. Nhiều thành viên như Pháp, Đức tuyên bố sẽ không mua khí đốt của Nga nữa nhưng với Slovakia, Hungary và Áo – những nước có quan hệ chặt chẽ hơn với Moscow – vấn đề không đơn giản như vậy.

Các quốc gia vẫn nhận khí đốt của Nga cho rằng, đây là loại nhiên liệu phù hợp “túi tiền” nhất.

James Hill, giám đốc điều hành của MCF Energy (Canada) khẳng định, đây là động thái táo bạo của Ukraine nhưng nó cũng đặt ra thách thức đáng kể với châu Âu. Nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu “có thể gặp rủi ro”.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cũng nhận thấy, việc Ukraine chấm dứt quá cảnh sẽ buộc châu Âu phải phụ thuộc nhiều hơn vào các kho dự trữ và các nguồn cung thay thế, chủ yếu là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), làm tăng nhu cầu bổ sung dự trữ.

'Từ mặt' Nga, EU tính kế dài hạn, 'vua khí đốt' Tây Âu nhập cuộc chơi. (Nguồn: Reuters)
Giá khí đốt của EU đã tăng mạnh vào năm 2022, lên mức cao kỷ lục, khi Nga cắt giảm nguồn cung tới châu Âu để đáp trả các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt. (Nguồn: Reuters)

Đòn giáng mạnh với Nga?

Theo tính toán của Reuters, Nga kiếm được hơn 3 tỷ USD từ việc bán khí đốt qua Ukraine dựa trên giá khí đốt trung bình là 200 USD/1.000 m3.

Ông James Hil cũng cho hay, nếu Kiev quyết định cắt đứt hợp đồng thương mại cuối cùng với Moscow, Gazprom sẽ mất gần 7 tỷ USD doanh thu từ hợp đồng này. Đây là một đòn giáng mạnh đối với đất nước.

Trong khi đó, hồi tháng 8/2024, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tiết lộ, đất nước đã có những kế hoạch để đối phó với việc dòng chảy khí đốt bị ngừng khi hợp đồng không được gia hạn.

“Nếu Ukraine quyết định không gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt, điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng châu Âu, những người vẫn sẵn sàng mua nhiều khí đốt Nga với cả phải chăng, rẻ hơn khí đốt từ các nguồn khác, đặc biệt từ Mỹ”, ông Dmitry Peskov khẳng định.

Phía Moscow cũng tuyên bố sẵn sàng gia hạn thỏa thuận quá cảnh nhưng Kiev nhiều lần khẳng định sẽ không làm điều đó.

Ukraine vững “lằn ranh đỏ”

Với Ukraine, hãng tin Bloomberg cho rằng, một thực tế cay đắng đối với Kiev là không ai cần gia hạn hợp đồng quá cảnh khí đốt nhiều như chính họ.

Về mặt tài chính, theo ước tính của Mykhailo Svyshcho, một nhà phân tích của ExPro Consulting có trụ sở tại Kiev, Ukraine có nguy cơ mất tới 800 triệu USD mỗi năm từ phí vận chuyển.

Hãng tin AFP thì cho biết, mặc dù rất muốn duy trì mạng lưới này, nhưng Ukraine cũng đang kiên trì giữ vững “lằn ranh đỏ” với Nga.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nhiều lần tuyên bố sẽ loại trừ Nga khỏi mạng lưới vận chuyển của đất nước để cắt đứt dòng tiền chảy vào Điện Kremlin. Thay vào đó, Kiev đang tìm kiếm các nhà cung cấp khác.

Đất nước đã tổ chức các cuộc đàm phán vận chuyển với Azerbaijan – quốc gia hiện đang cung cấp khí đốt cho 8 nước ở châu Âu. Nhưng đến hiện tại, chưa có đề xuất cụ thể nào từ các nhà giao dịch để thảo luận”.

Trên thực tế, cho dù có một hợp đồng mới thì sản lượng khí đốt của Azerbaijan cũng không đủ để thay thế hoàn toàn khí đốt Nga trong ngắn hạn.

Trong bối cảnh nguồn cung và cầu năng lượng thế giới vẫn cân bằng chặt chẽ, việc mất tuyến đường qua Ukraine gần như chắc chắn có nguy cơ gây ra sự biến động trên thị trường châu Âu. Liệu trong những tháng còn lại của năm, Ukraine có “quay xe” để tránh những khó khăn cho chính đất nước này, châu Âu và cả Nga?





Nguồn: https://baoquocte.vn/ukraine-cat-hop-dong-khi-dot-voi-nga-con-dau-dau-moi-cua-chau-au-kiev-co-that-su-muon-dieu-nay-289389.html

Cùng chủ đề

Hungary làm khó EU về quyết định cấm vận Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục có động thái ngăn Liên minh châu Âu (EU) gia hạn các biện pháp cấm vận Nga. ...

Nga cáo buộc Ukraine tấn công đường ống khí đốt cuối cùng tới châu Âu

(CLO) Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc quân đội Ukraine đã tấn công một trạm khí đốt thuộc tuyến đường ống Turkish Stream, nhằm "cắt đứt nguồn cung khí đốt cho các quốc gia châu Âu", theo thông tin từ trang tin địa phương Crimean Wind. ...

Slovakia cân nhắc biện pháp trả đũa Ukraine sau vụ ngừng vận chuyển khí đốt

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico thông báo chính phủ sẽ xem xét các biện pháp đáp trả Ukraine sau khi nước này dừng vận chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ tới Slovakia. ...

Nga không thể trung chuyển khí đốt tới châu Âu, Ukraine gọi đây là sự kiện lịch sử

Sự sụp đổ của thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga - Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ thống trị nguồn cung lâu dài của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu. Cả hai bên đã lên tiếng. Theo Hãng...

Nga ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine

(CLO) Việc Nga ngừng vận chuyển khí đốt cho châu Âu qua Ukraine vào ngày 1/1 đã đánh dấu sự kết thúc của một thỏa thuận kéo dài nhiều thập kỷ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Lực lượng Houthi ở Yemen đơn phương phóng thích 153 tù binh

Theo thông báo của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), với sự hỗ trợ của tổ chức này, lực lượng Houthi ở Yemen ngày 25/1 đã thả khoảng 153 tù binh chiến tranh.

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Tôi không thấy có chiến tranh thương mại với Mỹ

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Mỹ và làm việc với người đồng cấp Donald Trump về một số vấn đề ưu tiên.

Tổng thống Trump trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Thúc đẩy doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững

Diễn đàn VCSF 2024 là dịp để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục chung tay khẳng định niềm tin và những nỗ lực của doanh nghiệp trong tiến trình hiện thực hóa mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0' vào năm 2050.

Cùng chuyên mục

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế

Tại cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế. Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio. ...

Tổng thống Trump trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Ngành đường của một quốc gia Đông Nam Á lao đao do lệnh cấm đột ngột từ Trung Quốc

Trung Quốc, thị trường nhập khẩu đường chủ lực của Thái Lan, đột ngột áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đường lỏng và bột trộn sẵn từ quốc gia Đông Nam Á này, gây thiệt hại ước tính lên tới 1 tỷ Baht (tương đương 29,5 triệu USD).

[Video] Quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh qua lời chúc Tết của các nhà ngoại giao

Video chúc mừng năm mới của Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew và Tổng Lãnh sự Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh Alexandra Smith gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về quan hệ đối tác Việt Nam - Vương quốc Anh qua góc nhìn văn hóa và phát triển hiện đại. Mở đầu video, Đại sứ Iain Frew xuất hiện tại Đền Ngọc Sơn, một địa danh biểu tượng...

Mới nhất

Đại tá Lê Văn Đàm làm Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Chiều 25/1, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác cán bộ. Chiều 25/1, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về...

TPHCM duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị lấn biển Cần Giờ hơn 2.870ha

(Dân trí) - UBND TPHCM vừa ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ. Tổng mức đầu tư dự án là gần 9 tỷ USD. Theo đó, vị trí, phạm vi ranh giới Khu đô thị du lịch lấn biển Cần...

Ngày đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân hồ hởi xuống phố ‘săn’ đào, quất

TPO - Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, người dân đổ xuống phố, chợ hoa để săn cành đào, cây quất trước khi trở về nhà, về quê ăn Tết. 25/01/2025 | 12:20 ...

Cung ứng điện dịp Tết nguy cơ sự cố, Bộ trưởng chỉ đạo đặc biệt

Ngày 25-1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đến làm việc, kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán 2025. ...

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Mới nhất