Trang chủChính trịNgoại giaoTuyệt giao khí đốt Nga, Ukraine ‘ôm mộng’ lớn với dòng nhiên...

Tuyệt giao khí đốt Nga, Ukraine ‘ôm mộng’ lớn với dòng nhiên liệu của một quốc gia Kavkaz, nhưng đường đi không trải hoa hồng

Ukraine có thể định hình lại bản đồ năng lượng châu Âu và củng cố vai trò của mình trong giai đoạn hậu “kỷ nguyên khí đốt Nga”?

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc gặp trực tiếp bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) vào ngày 22/1. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống  Azerbaijan)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev trong cuộc gặp bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sỹ), ngày 22/1. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Azerbaijan)

Ukraine đang định vị mình là trung tâm vận chuyển khí đốt quan trọng của Azerbaijan đến châu Âu, một động thái có thể thay đổi đáng kể bối cảnh năng lượng của khu vực.

Nếu thành công, điều này sẽ mở ra một vai trò mới cho Kiev sau khi nguồn cung cấp khí đốt của Nga ngừng chảy đến phần còn lại của châu Âu qua Ukraine vào ngày 1/1 vừa qua, đẩy giá năng lượng bán buôn của châu Âu lên cao.

Tham vọng của Ukraine

Việc hết hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sang châu Âu vào đầu năm 2025 và quyết định không gia hạn của Kiev đã gây ra những cuộc tranh luận gay gắt trong Liên minh châu Âu (EU) khi các quốc gia như Hungary và Slovakia chỉ trích Ukraine, cáo buộc Kiev châm ngòi cho cuộc khủng hoảng năng lượng mà không có tác động đáng kể nào đến Moscow.

Việc khí đốt Nga ngừng chảy đến châu Âu sẽ buộc Slovakia phải trả thêm 177 triệu Euro phí cho các tuyến đường thay thế, trong khi gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực ly khai Transnistria của Moldova, nơi đã bị cắt điện dùng để sưởi ấm và cung cấp nước nóng.

Đối với Ukraine, quốc gia này sẽ mất khoản phí tương đương khoảng 0,5% GDP khi chấm dứt hợp đồng trung chuyển và có nguy cơ làm suy yếu vai trò chiến lược của mình trong lĩnh vực năng lượng của lục địa già.

Điều này đã khuyến khích Kiev tìm kiếm những cách thay thế để thúc đẩy lĩnh vực năng lượng của mình và giải quyết những lo ngại của châu Âu liên quan đến cuộc khủng hoảng đang rình rập. Vị trí chiến lược của Ukraine mang đến cơ hội tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa năng lượng.

Theo hướng này, Ukraine đã tiếp cận Azerbaijan, một nước xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lâu năm sang châu Âu, với lời đề nghị vận chuyển khí đốt Azeri đến châu Âu, thay thế một phần khí đốt của Nga. Không giống như đề xuất ban đầu về việc vận chuyển khí đốt của Nga theo thương hiệu “khí đốt Azeri”, lần này, Kiev kiên quyết từ chối vận chuyển bất kỳ khí đốt nào của Nga, ngay cả khi mang các thương hiệu khác nhau.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc gặp trực tiếp bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) vào ngày 22/1 vừa qua. Hai nhà lãnh đạo trao đổi quan điểm về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và các vấn đề an ninh khu vực.

Trong buổi họp báo, Tổng thống Zelensky đã nhiệt tình nhấn mạnh vai trò của Azerbaijan trong lĩnh vực năng lượng của châu Âu, đề cập rằng năng lực xuất khẩu của Baku ở mức 25 tỷ mét khối.

Quan điểm của ông Zelensky có thể gây ngạc nhiên đôi chút khi xem xét tình hình nguy cấp ở thực địa xung đột với Nga và những tiến triển gần đây của Moscow. Bằng cách từ chối tiếp tục vận chuyển khí đốt của Nga và thay vào đó tìm cách vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan, Kiev muốn ngăn Moscow hưởng lợi từ việc xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.

Những rào cản lớn

Tuy nhiên, bất chấp tham vọng của Ukraine, kế hoạch này phải đối mặt với những rào cản về chính trị, hậu cần và kinh tế, bao gồm cả việc Azerbaijan hiện không thể cung cấp thêm khối lượng khí đốt cho châu Âu.

Theo thỏa thuận năm 2022, Baku cam kết tăng xuất khẩu khí đốt sang EU từ 8,1 tỷ mét khối vào năm 2021 lên 20 tỷ mét khối hằng năm vào năm 2027 đến Nam và Trung Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù Azerbaijan coi châu Âu là thị trường xuất khẩu khí đốt đáng tin cậy, nhưng quan hệ song phương giữa nước này và EU đã trở nên căng thẳng trong hai năm qua do các thành viên của khối thường xuyên chỉ trích Baku, trong khi Azerbaijan cáo buộc EU áp dụng tiêu chuẩn kép.

Trạm đo khí đốt Sudzha nằm gần biên giới Nga-Ukraine. Ảnh: Novaya Gazeta Europe
Trạm đo khí đốt Sudzha nằm gần biên giới Nga-Ukraine. (Nguồn: Novaya Gazeta Europe)

Hơn nữa, các quan chức Azerbaijan đã bày tỏ sự thất vọng về việc EU không muốn ký các hợp đồng khí đốt dài hạn, tuyên bố rằng khối 27 quốc gia thành viên đang đối xử với đất nước thuộc vùng Kavkaz này như một “lính cứu hỏa” bằng cách chỉ cam kết các hợp đồng khí đốt ngắn hạn trong khi yêu cầu tăng khối lượng xuất khẩu trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine.

Sự miễn cưỡng này xuất phát từ cam kết của liên minh trong việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, Baku lập luận rằng, nếu không có các cam kết dài hạn, việc bảo đảm đầu tư cho các dự án năng lượng mới và mở rộng cơ sở hạ tầng vẫn còn là thách thức.

Một hợp đồng dài hạn sẽ cho phép Baku huy động thêm vốn và xây dựng thêm cơ sở hạ tầng để tăng sản lượng khí đốt ở Biển Caspi và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của châu Âu. Điều này chắc chắn sẽ nâng cao vị thế của Azerbaijan trong mối quan hệ với EU, cho phép nước này tận dụng thêm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu để đổi lấy các nhượng bộ chính trị.

Hiện tại, tuyến đường được đề xuất để xuất khẩu khí đốt Azeri qua Ukraine sẽ bao gồm việc tận dụng Đường ống xuyên Balkan, chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania và Ukraine. Cơ sở hạ tầng này trước đây vận chuyển khí đốt của Nga đến Balkan nhưng không được khai thác hết công suất trong những năm gần đây. Bằng cách kết nối với Hành lang khí đốt phía Nam (SGC) của Azerbaijan, Ukraine có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp khí đốt cho các thị trường châu Âu như Ba Lan, Đức và các quốc gia Baltic.

Tuy nhiên, việc mở rộng xuất khẩu khí đốt của Azerbaijan đòi hỏi phải đầu tư thêm vào đường ống và mỏ khí đốt, điều này vẫn chưa chắc chắn nếu không có sự đảm bảo từ người mua dài hạn. Ngoài ra, Baku đã có các cam kết hiện tại với Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Balkan, làm dấy lên câu hỏi về việc liệu có đủ nguồn cung để hỗ trợ hành lang trung chuyển của Ukraine hay không.

Đồng thời, EU vẫn thận trọng về việc tài trợ cho các dự án khí đốt mới, vì lo ngại phản ứng dữ dội từ các nhà hoạt động vì khí hậu và các quốc gia thành viên cam kết chuyển đổi năng lượng xanh. Do đó, thành công lâu dài của sáng kiến ​​này sẽ phụ thuộc vào việc vượt qua sự phản đối về địa chính trị, bảo đảm các cam kết đầu tư của khối và Azerbaijan có đủ năng lực khí đốt để xuất khẩu thêm. Nếu Ukraine có thể vượt qua những rào cản này và bảo đảm các khoản đầu tư cần thiết, họ có thể định hình lại bản đồ năng lượng châu Âu và củng cố vai trò của mình như một trung tâm trung chuyển năng lượng quan trọng trong giai đoạn hậu “kỷ nguyên khí đốt Nga”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tuyet-giao-khi-dot-nga-ukraine-om-mong-lon-voi-dong-nhien-lieu-cua-mot-quoc-gia-kavkaz-nhung-duong-di-khong-trai-hoa-hong-303311.html

Cùng chủ đề

Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM: Ra đi để có ngày trở về

Là gương mặt tiến sĩ trẻ được vinh danh Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2024 mới đây, TS Nguyễn Phước Vinh đang từng bước khẳng định mình trên con đường khoa học, nhất là với dược học. Anh chàng sinh ra và lớn...

TP.HCM cho phép khảo sát để tuyển sinh lớp 6 ở một số trường

Sáng 6-2, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản về việc tuyển sinh lớp 6 năm học 2025-2026. Theo văn bản trên, năm học 2025-2026 TP.HCM tiếp tục tuyển sinh lớp 6 bằng phương thức xét tuyển.Trong đó: Trường THCS...

8 loại thực phẩm có sức mạnh đẹp da ngang ngửa ‘botox’

Theo Huff Post, các bác sĩ da liễu và chuyên gia dinh dưỡng cho rằng có một cách tự nhiên hơn để giúp làn da của bạn rạng rỡ, thay vì phải nhờ cậy đến thẩm mỹ hay thuốc men. Từ serum retinol, mặt...

Giá nông sản ngày 6/2/2025: Cà phê và hồ tiêu cùng bật tăng mạnh

DNVN - Giá cà phê trong ngày 6/2/2025 có sự điều chỉnh tăng trở lại so với hôm trước, mức trung bình đạt 129.100 đồng/kg, tăng thêm 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá hồ tiêu tiếp tục tăng đáng kể so với phiên trước, biên độ tăng dao động từ 1.000 - 1.300 đồng/kg...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tham dự Lễ Khởi công, kiểm tra các công trình, dự án quan trọng quốc gia

(MPI) - Ngày 01/02/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ Khởi công, kiểm tra các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải: dự án đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương; dự án Cảng hàng không...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

USD xuống mức thấp nhất một tuần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/2, đồng USD đã giảm xuống mức 107,60. Đây là mức thấp nhất trong hơn một tuần vào phiên giao dịch vừa qua.

Nước Mỹ sục sôi lên kế hoạch biểu tình phản đối chính sách mới của Tổng thống Donald Trump

Một phong trào biểu tình quy mô lớn đang lan rộng khắp nước Mỹ, nhằm phản đối các chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump và đặc biệt là Dự án 2025 - một cẩm nang chính trị được cho là mang xu hướng cực hữu về cách điều hành chính phủ và xã hội Mỹ.

Chế độ ăn đặc biệt giúp Cristiano Ronaldo sung sức ở tuổi 40

Ở tuổi 40, Cristiano Ronaldo vẫn đang thể hiện phong độ săn bàn ấn tượng. Một trong những bí quyết thành công của CR7 là chế độ ăn rất khoa học và kỷ luật.

Một ngân hàng ở Bỉ chuyển hơn 3,5 tỷ euro từ tài sản bị đóng băng của Nga cho Ukraine

Ngân hàng đầu tư Euroclear đã chuyển hơn 3,5 tỷ euro lợi nhuận từ các tài sản Nga bị đóng băng vào Quỹ châu Âu hỗ trợ Ukraine trong năm 2024, theo báo cáo tài chính công bố hôm 5/2.

Top 1 điện thoại bán chạy nhất năm 2024 gọi tên iPhone 15

iPhone 15 dẫn đầu doanh số smartphone toàn cầu năm 2024, tiếp theo là iPhone 15 Pro Max và iPhone 15 Pro, khẳng định vị thế vững chắc Apple trên thị trường.

Bài đọc nhiều

Dự báo hồ tiêu vào chu kỳ tăng giá mới, có thể đạt mức siêu đắt đỏ

Giá tiêu hôm nay 4/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.200 đồng/kg.

Cuộc khủng hoảng năng lượng mới có thể sẽ “cập bến” EU; Nga vẫn muốn bán khí đốt cho châu Âu

Việc Ukraine chấm dứt trung chuyển khí đốt Nga đến châu Âu và nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hạn hẹp khiến khu vực đứng trước nguy cơ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng mới.

2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam năm 2024

Kể từ đầu năm 2024, Việt Nam đã nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Tổng thống Trump chính thức áp thuế với ba đối tác

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp áp dụng mức thuế quan toàn diện lên ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước. Việc tăng thuế quan ở mức cao là một chiến lược mạo hiểm, một chiến lược mà ngay cả ông Trump cũng chưa từng thử trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Giá cà phê robusta ngừng tăng, trong nước lập đỉnh mới, thị trường Mỹ quan trọng thế nào?

Dự báo ngành công nghiệp cà phê tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng nhẹ trong năm tới. Lượng tiêu thụ cà phê tại Mỹ vẫn đứng đầu thế giới, ước tính khoảng 24 triệu bao mỗi năm, theo Hiệp hội Cà phê quốc gia Mỹ (NCA).

Cùng chuyên mục

USD xuống mức thấp nhất một tuần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/2, đồng USD đã giảm xuống mức 107,60. Đây là mức thấp nhất trong hơn một tuần vào phiên giao dịch vừa qua.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc giai đoạn 2, Bắc Kinh quyết không thua, Washington hết cơ hội “mặc cả”?

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc giai đoạn 2 được cho là đã chính thức bắt đầu, khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục "nổ súng" trước. Một mức thuế quan đánh mạnh vào hàng Trung Quốc, khiến Bắc Kinh không thể khoanh tay đứng nhìn. Và dù trò chơi có thể sẽ "không có người chiến thắng", nhưng Trung Quốc đã xác định "không thua".

Người trồng bước vào vụ thu hoạch mới với tâm thế phấn khởi, chủ động trong việc bán hàng

Giá tiêu hôm nay 6/2/2025 tại thị trường trong nước cơ bản ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.200 đồng/kg.

Giá vàng “nóng rẫy” ngày vía Thần Tài, chuyên gia nói “hãy cẩn thận”, thế giới có thể vượt đỉnh

Giá vàng hôm nay 6/2/2024 trong nước chào đón ngày vía Thần Tài bằng mức cao kỷ lục, thế giới cũng giữ đà đi lên. Theo chuyên gia, bất ổn chính trị thực ra không phải là yếu tố duy nhất để thúc đẩy giá vàng tăng cao.

Hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được giao cho hai tập đoàn lớn trong nước làm chủ đầu tư

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao EVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và PetroVietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Mới nhất

Diễn viên Từ Hy Viên từng ép cân khắc nghiệt để giảm cân sau sinh, chuyên gia chỉ rõ sai lầm chị em Việt...

GĐXH - Để giảm cân, Từ Hy Viên từng nhịn hoàn toàn bữa tối và chỉ ăn 2 lát thịt vào buổi trưa khiến cơ thể không có đủ năng lượng để duy trì hoạt động, dẫn đến suy...

Người đàn ông đi lạc 7 ngày trong rừng

(NLĐO)- Lực lượng chức năng cùng gia đình đã tìm thấy người đàn ông ở Thanh Hóa mất tích từ ngày 1 Tết do đi lạc vào...

Sang Thái Lan thi đấu, toàn bộ xe đạp của đội tuyển Việt Nam cháy rụi

Khoảng 30 chiếc xe đua chuyên dụng của đội tuyển xe đạp Việt Nam cháy rụi trên đường vận chuyển về địa điểm thi đấu tại Thái Lan. Liên đoàn xe đạp - mô tô thể thao Việt Nam xác nhận thông tin này. Chiếc xe vận chuyển gặp tai nạn - dẫn đến thiệt hại toàn bộ...

Gần 10.700 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 1/2025 của Tổng cục Thống kê, cả nước có gần 10.700 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,6% so với tháng trước và giảm 30,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 1/2025 cả nước có gần 22.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, gấp 2,6 lần so...

Mới nhất