Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTuyên dương những người "giữ lửa" cho văn hóa truyền thống các...

Tuyên dương những người “giữ lửa” cho văn hóa truyền thống các dân tộc


Người “giữ lửa” cho văn hóa truyền thống

Hội nghị được tổ chức nhằm động viên khích lệ các già làng, trưởng bản, người có uy tín là những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Đồng thời, đây cũng là dịp tăng cường đoàn kết vùng miền, tính cố kết cộng đồng của các đại biểu thuộc các thành phần dân tộc khác nhau trên khắp mọi miền đất nước.

Tại hội nghị, đã vinh danh gần 112 đại biểu là các già làng, trưởng, bản, nghệ nhân, người có uy tín đại diện cho 57 địa phương và 16 đại biểu đại diện cho 16 dân tộc đang hoạt động thường xuyên tại Làng.

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín là người "giữ lửa" cho văn hóa truyền thống các dân tộc  - Ảnh 1.

Tiết mục biểu diễn nghệ thuật khai mạc hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, đất nước ta với 54 dân tộc, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đều mang trong mình những giá trị truyền thống quý giá, đặc trưng riêng; góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, giàu giá trị nhân văn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bản sắc văn hóa các dân tộc được kết tinh từ những giá trị văn hóa truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, là di sản quý giá không chỉ của riêng một vùng đất, con người hay địa phương mà còn là tài sản vô giá của quốc gia.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mỗi dân tộc là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một vườn hoa đẹp”. Vì lẽ đó, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và nhất quán khẳng định, văn hóa các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam. Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng, phát triển đất nước. Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín của các dân tộc chính là những hạt nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vận động, trao truyền cho con em, đồng bào mình bảo tồn kho tàng văn hóa quý báu của dân tộc.

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín là người "giữ lửa" cho văn hóa truyền thống các dân tộc  - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu tại hội nghị

“Chính vì thế, để tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vị trí, vai trò, trách nhiệm của những người giữ lửa cho văn hóa truyền thống, việc tổ chức hội nghị là dịp để tôn vinh các giá trị văn hóa, di sản vô cùng quý báu của dân tộc; tôn vinh, biểu dương sự đóng góp của các chủ thể văn hóa đang gìn giữ, phát huy, lan tỏa và truyền dạy kiến thức văn hóa truyền thống, văn nghệ dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác; những người gắn kết cộng đồng giữ lửa ở các bản, buôn, làng, phum sóc, trao truyền cho thế hệ tương lai của đất nước” – Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy khẳng định.

Bên cạnh đó, thông qua hội nghị lần này, Thứ trưởng Bộ VHTTDL mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý, đề xuất các giải pháp thiết thực, phù hợp với dân tộc mình của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, các giá trị văn hóa của đồng bào được bảo tồn, phát huy, góp phần trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước gắn với các nội dung như: Xác định các nội dung văn hóa truyền thống cần được bảo tồn, phục dựng, giữ gìn; lựa chọn ưu tiên trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; xác định hình thức, giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong đời sống của cộng đồng và đời sống xã hội; đề xuất cơ chế đặc thù để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc từ Trung ương đến cơ sở…

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín là người "giữ lửa" cho văn hóa truyền thống các dân tộc  - Ảnh 3.
Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín là người "giữ lửa" cho văn hóa truyền thống các dân tộc  - Ảnh 4.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín

Trên cơ sở đó, Bộ VHTTDL sẽ lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý, kiến nghị. Từ đó, nghiên cứu, đề xuất các chính sách, xây dựng nội dung, giải pháp bảo tồn cụ thể, thiết thực; từng bước xây dựng trình ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để bảo tồn văn hóa các dân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, tránh nguy cơ bị mai một, phai nhạt bản sắc dân tộc. Đồng thời, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào, giúp đồng bào ngày càng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc của chính mình, góp phần ổn định, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới.

Cần sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước

Cũng tại hội nghị, các già làng, trưởng bản, nghệ nhân đã, người có uy tín đã chia sẻ những kinh nghiệm hay, những giải pháp tốt và đề xuất kiến nghị trong thực hiện công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc tại địa phương.

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín là người "giữ lửa" cho văn hóa truyền thống các dân tộc  - Ảnh 5.

NNƯT Trần Thị Nam ( dân tộc Sán Dìu, tỉnh Vĩnh Phúc)

Chia sẻ tại hội nghị, NNƯT Trần Thị Nam (dân tộc Sán Dìu, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: Đồng bào dân tộc Sán Dìu hiện nay vẫn giữ được những nét đặc trưng, điển hình là các thể loại văn hóa dân gian phong phú, đa dạng như: Trang phục truyền thống; hát Soọng cô, sướng ca, hát ca, hát ru, múa cầu mây… Những điệu hát, múa hay nghi thức đó luôn thấm đẫm các giá trị văn hoá, thường đúc kết chân lý, giáo dục đức tin, đạo làm người.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, dân tộc Sán Dìu luôn trân trọng, tự hào và tôn vinh quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình gắn liền với du lịch cộng đồng để thắp sáng, lan tỏa rộng rãi, hội nhập phát triển cùng với đồng bào dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền tổ quốc.

Trong thời gian tới, để giữ gìn những nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào Sán Dìu, NNƯT Trần Thị Nam mong muốn, Đảng, Nhà nước sẽ quan tâm nhiều hơn nữa để đồng bào dân tộc Sán Dìu, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục duy trì và phát triển bản sắc văn hóa. Ban hành các chủ trương, có những cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Sán Dìu. Đặc biệt, cần có kinh phí hỗ trợ cho các cậu lạc bộ, nghệ nhân truyền dạy hát Soọng Cô. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến phát triển du lịch cộng đồng kết hợp phát triển du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái.

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín là người "giữ lửa" cho văn hóa truyền thống các dân tộc  - Ảnh 6.

NNƯT Y Sim Ê Ban (dân tộc Ê đê, tỉnh Đắk Nông)

Đồng quan điểm trên, NNƯT Y Sim Ê Ban (dân tộc Ê đê, tỉnh Đắk Nông) cho rằng, với địa bàn dân tộc thiểu số, trình độ dân trí và kinh tế thấp, lạc hậu đã gây trở ngại lớn trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, bên cạnh việc thiếu chính sách hỗ trợ kinh phí, việc sưu tầm, dàn dựng, khai thác, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc chưa thật sự được quan tâm, đầu tư đúng mức. Việc tổ chức các lễ hội truyền thống còn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của người dân.

Qua đó, NNƯT Y Sim Ê Ban kiến nghị, cần sớm có hướng dẫn cụ thể về biện pháp quản lý, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong các lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán, ẩm thực của người Ê đê nói riêng và các dân tộc Việt Nam nói chúng. Hơn nữa, cần tăng cường tiến hành điều tra, khảo sát, phân loại các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống để triển khai các giải pháp bảo tồn, phục dựng, phát huy giá trị cụ thể.

Còn NNƯT Sin Văn Doi (dân tộc Mảng, tỉnh Lai Châu) mong muốn, Nhà nước sẽ có thêm chính sách đãi ngộ, khuyến khích về tinh thần và vật chất đối với các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín, cán bộ làm công tác văn hóa ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc. Từ đó, góp phần khơi dậy khả năng sáng tạo của từng cá nhân./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Tự tin nhạc Việt vươn tầm thế giới

Để nhạc Việt vươn tầm thế giới và công nghiệp văn hóa nước ta phát triển, cần phát huy nét đặt trưng là bản sắc văn hóa dân tộc ...

“Bóng cả” làng Khúc Na

75 tuổi, hơn 20 năm trên cương vị già làng, gần 10 năm làm Người có uy tín, già A Chiêu, làng Khúc Na, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) như là “cây cao, bóng cả” che chở cho dân làng, giúp dân làng làm tốt công tác bảo tồn văn hóa, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, sung túc.Cùng với việc giúp đỡ, dìu dắt giáo dân làm người công dân tốt...

Gen Z lan tỏa giá trị truyền thống

Tiếp nối những thế hệ đi trước, gen Z đã mang lại làn gió mới giúp lan tỏa những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phu nhân Tổng Bí thư cùng Phu nhân Thủ tướng Singapore xem múa rối nước

Chiều 26/3, nhân dịp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và Phu nhân Loo Tze Lui thăm chính thức Việt Nam, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp và cùng Phu nhân Loo Tze Lui thưởng thức văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam...

Hai Phu nhân Thủ tướng Việt Nam và Singapore thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Sáng 26/3, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Singapore và Phu nhân, bà Lê Thị Bích Trân, Phu nhân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và bà Loo Tze Lui, Phu nhân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã tham quan Bảo tàng Dân tộc...

Nâng tầm quan hệ hợp tác Việt Nam và Thái Lan trong lĩnh vực VHTTDL

(Tổ Quốc) - Chiều 26/3, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình đã có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam, bà Urawadee Sriphiromya, nhằm trao đổi về các biện...

Quảng Trị cần tập trung đầu tư bảo tồn di tích lịch sử trọng điểm

(Tổ Quốc) - Ngày 26/3, ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, các sở ban ngành liên quan về tiến...

Khai mạc triển lãm “Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Triển lãm nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các thành tựu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố đến nhân dân, các đối tác đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm khai thác tối đa tiềm lực phát triển của TP Đà Nẵng đối với toàn vùng và cả...

Bài đọc nhiều

Mẹ nghẹt thở do hóc quả nho và phản ứng bất ngờ của cậu con trai 10 tuổi

(Dân trí) - Cậu bé 10 tuổi ở Trung Quốc đã phản ứng nhanh, kịp thời cứu người mẹ đang nghẹt thở do hóc quả nho. Con trai phản ứng nhanh cứu mạng người mẹTheo camera an ninh tại căn nhà ở thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), sự việc xảy ra vào ngày 17/1 khi người mẹ liên tục ho và khạc nhổ sau khi nuốt phải quả nho.Nghe tiếng mẹ nôn ói, hai người con...

Bộ LĐ-TB&XH bổ nhiệm 4 lãnh đạo các đơn vị

Chiều 11/3, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), thừa ủy quyền của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đã trao quyết định bổ nhiệm 4 cán bộ quản lý là Phó Cục trưởng, Phó Chánh Thanh tra Bộ, và 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng trường cao đẳng trực thuộc.Tại buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ, Thứ trưởng Lê Văn Thanh chúc...

Lãnh đạo Hà Nội kiểm tra, ‘thúc’ tiến độ dự án giao thông trọng điểm

TPO - Ngày 6/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đi kiểm tra và có chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hai dự án mở rộng đường Nghi Tàm - Âu Cơ và Xuân Diệu trên địa bàn thành phố. Tại công trường đường dự án đầu tư cầu vượt nút giao An Dương và nâng cấp cải tạo đường Nghi Tàm Âu Cơ, Phó...

Bất ngờ nhan sắc khuynh thành của hoàng hậu, công chúa triều Nguyễn

Họ được nhà vua lựa chọn vào cung để làm "người trăm năm" nên đều có dung mạo xinh đẹp - vẻ đẹp đài các của một vương triều từng có thời vàng son. Đệ nhất ân Phi Hồ Thị Chỉ là vợ vua Khải Định. Bà Chỉ nổi tiếng với nhan sắc mặn mà, thông minh, đàn hay, thông thạo tiếng Pháp, Hán văn, Việt ngữ. Bà Chỉ là con của Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung và...

Phạm Lê Thu Hiền giành vương miện Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2024

Ở phần thi ứng xử, Phạm Lê Thu Hiền nhận được câu hỏi "Vì sao các hoạt động của hoa hậu thường gắn với việc làm từ thiện?". Phạm Lê Thu Hiền trả lời: "Cái thiện chính là cái đẹp và chân - thiện - mỹ cũng chính là vẻ đẹp hoàn hảo của người phụ nữ Việt Nam. Trong hành trình...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng...

Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025 (VIX50)

Năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng – lần thứ năm liên tiếp Bảng xếp hạng Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) được Vietnam Report công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đại chúng tiêu biểu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Được triển khai từ năm 2020, Top...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột...

Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn, góp sức giúp nhiều địa phương về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột...

Từ cuối năm 2023 đến nay, Tập đoàn Hòa Phát đã đồng hành cùng nhiều địa phương trên cả nước, chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Cụ thể, Hòa Phát đã dành trên 80 tỷ đồng hỗ trợ nhiều...

Mới nhất