Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTừng tiêm vắc xin AstraZeneca, có cần xét nghiệm tìm ‘cục máu...

Từng tiêm vắc xin AstraZeneca, có cần xét nghiệm tìm ‘cục máu đông’?


Cán bộ y tế làm việc tại phòng xét nghiệm - Ảnh minh họa: DUYÊN PHAN

Cán bộ y tế làm việc tại phòng xét nghiệm – Ảnh minh họa: DUYÊN PHAN

Xét nghiệm để tìm “cục máu đông”?

Một bác sĩ đăng lên trang cá nhân với nội dung: “Hoang mang vì đã tiêm vắc xin AstraZeneca? Hãy đi xét nghiệm D-Dimer để xem có bị hình thành cục máu đông hay không. Nếu có thì uống thuốc tan cục máu. Vậy thôi.

Không phải chỉ người tiêm vắc xin mà những người đã từng nhiễm COVID-19 đều có khả năng bị cục máu đông. Đến phòng khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho xét nghiệm D-Dimer tìm tình trạng có cục máu đông”.

Ngay khi thông tin này được đăng tải, nhiều chuyên gia cho rằng việc thực hiện một xét nghiệm khi không có biểu hiện lâm sàng là điều không cần thiết. Thậm chí, thông tin này còn khiến người dân hoang mang, đổ xô đi xét nghiệm gây tốn kém.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam – chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM – cho rằng việc khuyến cáo xét nghiệm D-Dimer để tìm cục máu đông với người không thuộc nhóm nguy cơ, không có biểu hiện lâm sàng như khuyến cáo trên là chưa chính xác, dễ làm người dân hoảng sợ, đổ xô đi xét nghiệm.

PGS Nam cho biết xét nghiệm D-Dimer là một xét nghiệm phổ biến, giá thành trung bình, được thực hiện tại hầu hết các phòng xét nghiệm.

Dù phổ biến nhưng người bệnh chỉ được thực hiện xét nghiệm D-Dimer khi bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định.

Theo đó, bác sĩ sẽ đo tim mạch người bệnh. Khi có dấu hiệu thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim, đặc biệt có các dấu hiệu lâm sàng (đau nặng ngực phía bên trái, đau nhói dọc theo cánh tay bên trái, mệt, khó thở, vã mồ hôi…) thì mới thực hiện thêm xét nghiệm D-Dimer và cho kết quả chính xác.

“Với người có sức khỏe bình thường, khi xét nghiệm D-Dimer thường cho ra kết quả sai lệch, từ đó dễ gây hoang mang, lo lắng thêm”, bác sĩ Nam khuyến cáo.

BS Đoàn Dư Mạnh – thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam – cũng cho rằng không nên lạm dụng xét nghiệm gây tốn kém, hoang mang trong dư luận.

“Chỉ khi người dân có biểu hiện lâm sàng mới nên thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán. Bên cạnh đó, xét nghiệm chỉ là một phần, khi phát hiện bất thường cần tiến hành các chụp chiếu khác để xác định vị trí, mức độ huyết khối mới có biện pháp điều trị phù hợp. Không phải huyết khối nào cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị.

Tốt nhất, người dân khi nhận thấy bất thường về sức khỏe nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Đồng thời, khám sức khỏe định kỳ để theo dõi diễn biến sức khỏe, điều trị ổn định bệnh lý nền. Nên duy trì lối sống lành mạnh, khoa học để tăng cường sức khỏe”, BS Mạnh khuyến cáo.

Bộ Y tế đã có hướng dẫn

Trước đó, từ tháng 4-2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19. Theo Bộ Y tế, biểu hiện lâm sàng của hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối thường xuất hiện trong vòng 4 – 28 ngày sau tiêm vắc xin COVID-19.

Các triệu chứng giảm tiểu cầu, huyết khối thường gặp sau tiêm như đau đầu dai dẳng; đau bụng; đau, phù chi dưới; chảy máu, xuất huyết dưới da; đau đầu dữ dội; khó thở, co giật; đau bụng dữ dội, dấu hiệu thần kinh khu trú, nhìn mờ, nhìn đôi; xuất huyết tạng…

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, khi có những triệu chứng này cần thực hiện các xét nghiệm xác định số lượng tiểu cầu, đông máu cơ bản; D-Dimer (nếu có); siêu âm/Doppler mạch, X-quang, CT (nếu có); thăm dò khác tìm nguyên nhân và được sự tham vấn của chuyên gia.

Chia sẻ về tác dụng phụ gây xuất hiện huyết khối (cục máu đông) của vắc xin COVID-19 AstraZeneca, ông Phạm Quang Thái – trưởng văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương – khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang.

“Tại Việt Nam đã có hàng chục triệu liều vắc xin của AstraZeneca được tiêm chủng nhưng chỉ mới ghi nhận một vài trường hợp có phản ứng phụ liên quan đến huyết khối sau tiêm.

Đây là một tỉ lệ vô cùng thấp. Do đó, hiện vẫn chưa có khuyến cáo những người tiêm vắc xin có nguy cơ huyết khối cao hơn so với những người không tiêm.

Bên cạnh đó, vấn đề huyết khối đã ghi nhận cơ bản chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm vắc xin. Trong khi đó, vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được tiêm chủng tại Việt Nam khá lâu và đến nay không ghi nhận thêm bất cứ trường hợp nào có phản ứng bất lợi sau tiêm.

Do đó, người dân đã tiêm vắc xin không nên hoang mang, lo lắng về tác dụng phụ của vắc xin”, ông Thái khuyến cáo.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tung-tiem-vac-xin-astrazeneca-co-can-xet-nghiem-tim-cuc-mau-dong-20240503170019693.htm

Cùng chủ đề

4 điều người bệnh tim cần làm khi đi du lịch, về quê ngày tết

Đi du lịch hay về quê dịp tết là niềm vui lớn với nhiều người. Nhưng với người mắc bệnh tim, hành trình này cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sự thay đổi môi trường, áp lực từ lịch trình có thể ảnh...

Thói quen giúp người trẻ tránh xa bệnh tim

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới và là mối nguy cơ thực sự với sức khỏe. Với người đang trong độ tuổi 30, tập luyện đúng cách có thể giúp tránh xa bệnh tim. ...

Vì sao số ca mắc sởi tại TP.HCM tăng cao thời gian qua?

Di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi tại TP.HCM. Di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi tại TP.HCM. Kết quả khảo sơ bộ các trẻ từ 1-5...

Triệu chứng xuất hiện khi đang nằm cảnh báo suy tim

Bệnh suy tim thường âm thầm phát triển qua nhiều năm. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển thì chỉ cần một biến cố tim mạch, là có thể đảo lộn cuộc sống người bệnh, thậm chí gây tử vong. ...

Công ty Nhôm Đắk Nông tổ chức hội thi an toàn vệ sinh lao động năm 2024

DNVN – Hội thi an toàn vệ sinh lao động là dịp để Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Làn sóng ‘sa thải âm thầm’ tăng cao dịp cuối năm

Không những lao động gen Z mà nhiều lao động 'cứng cựa' cũng chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về việc bị sếp "đì", liên tục gây khó dễ vào dịp cuối năm, buộc phải tự 'sa thải'. Sa thải âm thầm: Vì sao...

Hơn 10.000 sinh viên Trường đại học Thủ Dầu Một đã được hoàn trả tiền học phí thu sai

Trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã hoàn thành thủ tục hoàn trả cho hơn 10.000 sinh viên, học viên trong vụ thu sai 37 tỉ đồng học phí. Ngày 24-1, nhiều sinh viên Trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh...

Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ nghề ‘chở Tết’

Những ngày cuối năm nhiều người dân tranh thủ xuống phố hành nghề chở hộ cây cảnh để kiếm thêm thu nhập trang trải những ngày Tết. Nguồn: https://tuoitre.vn/kiem-tien-trieu-moi-ngay-tu-nghe-cho-tet-20250124110323726.htm

Cặp linh vật rắn của tình hữu nghị Việt Nam – Lào

Dù chưa chính thức đón khách, cặp linh vật rắn ở thị trấn biên giới Lao Bảo được nhiều người địa phương trầm trồ, khen ngộ nghĩnh, dễ thương. ...

Bài đọc nhiều

FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer hợp tác cùng nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer tại Việt Nam

08/03/2023 11:30 FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam đã ký kết hợp tác thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Alzheimer tại Việt Nam. Thông qua dự án cùng FPT Long Châu, đồng hành với VnADA, Eisai kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho hàng triệu người...

Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấm

Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Tin mới y tế ngày 17/1: Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấmBệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Hôn mê, ngộ độc...

Cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc và tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, tại đây đã tiếp nhận và điều trị cho 8 trường hợp ngộ độc thuốc diệt chuột. Trong đó, phải kể đến 2 trường hợp bị ngộ độc thuốc diệt chuột rất hy hữu do sự chủ quan, bất cẩn của người lớn. Đó là hai anh...

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính và hội chứng ruột kích thích. Để giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa trong dịp...

Bỉ thực hiện thành công chuyến bay giao mẫu máu bằng máy bay không người lái

Bệnh viện Jan Yperman tại Ypres (Bỉ), vừa ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử vận tải y tế khi thực hiện thành công chuyến bay giao mẫu máu bằng máy bay không người lái hoàn toàn tự động.

Bảo vệ sức khỏe trước thềm Tết Nguyên đán

Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em có sức đề kháng yếu. Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em có sức đề kháng yếu. ...

Cuộc chiến không chỉ của riêng ai

Ở một góc nhỏ vùng quê Sóc Trăng, chị Lâm Thị Sim, 52 tuổi, đã dành gần hai thập kỷ để chăm sóc cô con gái mắc bệnh Gaucher - một rối loạn lysosome hiếm gặp. Mỗi ngày, chị bắt đầu bằng công...

Mới nhất

Cách luộc gà cúng ngon và đẹp

Gà cúng giao thừa, cúng tổ tiên là lễ vật quan trọng dịp Tết. Dưới đây là cách luộc gà ngon, không bị nứt da trong các mâm cỗ cúng và đãi khách ngày tết Nguyên đán để một năm luôn may mắn, bình an. Xem nhanh: • 1. Chuẩn bị luộc gà • 2. Cách luộc gà cúng ngon...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động...

Bộ Công an hướng dẫn người dân cách nhận diện website lừa đảo

Nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) xây dựng trang thông tin tinnhiemmang.vn Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), trong thời đại số, việc sử dụng Internet trở nên...

Điều chỉnh hành vi ứng xử để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

‘Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng’ vừa được Bộ TT&TT ban hành. Bộ quy tắc sẽ góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của mọi người, từ đó kiến tạo môi trường mạng tích cực và lành mạnh cho trẻ em. Huy động sự chung tay bảo vệ trẻ em trên...

Mới nhất