Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt...

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động

“Kết nối với địa đạo Củ Chi, căn cứ Rừng Sác (Cần Giờ), dinh Độc Lập, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh…, bảo tàng và hệ thống di tích lịch sử của biệt động Sài Gòn sẽ là những điểm đến không thể thiếu trong các di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của TP.HCM”, Giám đốc Công ty TNHH Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định Trần Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Sáng 27.8 tại TP.HCM, lễ công bố quyết định thành lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định đã diễn ra với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM, Bộ Tư lệnh TP.HCM, Sở VH-TT TP.HCM, Quận ủy – UBND Q.1… và các anh hùng, nhân chứng lịch sử của lực lượng biệt động Sài Gòn – Gia Định.

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 1.

Đại diện Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định phát biểu tại buổi lễ

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 2.

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 3.

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 4.

Ngày vui có rất đông các đại biểu khách mời là bộ đội, cựu chiến binh, những chiến sĩ biệt động năm xưa tham dự

NHỰT THỊNH

Trước phần lễ trang trọng là phần hội với tour Biệt động Sài Gòn hoành tráng. Đoàn diễu hành với các xe ô tô cổ, xe gắn máy cổ theo lộ trình đi qua các di tích lịch sử có dấu ấn của lực lượng biệt động Sài Gòn – Gia Định, nhằm giới thiệu và lan tỏa ký ức lịch sử độc đáo của biệt động Sài Gòn – Gia Định đến với mọi người.

Phát biểu khai mạc buổi lễ thêm một bảo tàng tư nhân chính thức trở thành thành viên của hệ thống bảo tàng TP.HCM, ông Trần Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty TNHH Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định xúc động: “Ông nội tôi cùng các đồng đội của ông đã góp phần viết nên những trang sử hào hùng trên mảnh đất này. Đến thời ba tôi cùng gia đình, được sự giúp sức, đồng hành của Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến khối vũ trang – biệt động, của Hội Di sản văn hóa đã phục dựng các di tích, xây dựng bảo tàng này. Tôi ý thức được trách nhiệm của thế hệ anh em chúng tôi là phải tiếp tục làm cho những trang sử oai hùng ấy luôn được tô thắm”.

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 5.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê (trái), Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức (phải) cùng đại diện Sở VH-TT TP.HCM, Quận ủy – UBND Q.1 tại lễ công bố quyết định

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 6.

Bà Tô Thị Bích Châu – Bí thư Quận ủy Q.1, TP.HCM (phải) tham quan bảo tàng

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 7.

Các hiện vật quý ra mắt công chúng

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 8.

Cùng với nhiều hiện vật quý là các màn hình tương tác thông minh để khách tham quan tra cứu hình ảnh và dữ liệu về các chiến sĩ và chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn – Gia Định

NHỰT THỊNH

Điểm đến văn hóa lịch sử được yêu thích của TP.HCM

Để có được Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định là một hành trình dài sưu tầm và phục dựng kỷ vật, chuộc lại và phục dựng những căn nhà, những căn hầm, kỷ vật từng ghi dấu quá trình hoạt động đầy huyền thoại của biệt động Sài Gòn – Gia Định. Từ những năm 1980, bằng tấm lòng và quyết tâm nung nấu của Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai, quá trình tìm kiếm kỷ vật bắt đầu và trải qua nhiều năm dài. Việc tìm kiếm kỷ vật rất khó khăn do tính chất đặc biệt của lực lượng biệt động, đó là một lực lượng từ nhân dân, hòa vào trong dân”.

Được biết, với lòng kiên trì bền bỉ và sự hỗ trợ tích cực của mọi người, ngày 21.6.2023, Sở VH-TT TP.HCM thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND TP.HCM đã ký cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cho Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định. Bảo tàng chịu sự quản lý của Nhà nước và chính quyền địa phương nơi hoạt động và thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai. Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định sau khi có quyết định thành lập là điểm đến văn hóa lịch sử được yêu thích của TP.HCM, đặc biệt là các bạn trẻ và du khách nước ngoài, là chuỗi các di tích vệ tinh của nhà truyền thống lực lượng vũ trang thành phố.

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 9.

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 10.

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 11.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định hiện có 7 bộ sưu tập hiện vật quý giá gắn liền với lực lượng biệt động

NHỰT THỊNH

Cũng theo ông Trần Trọng Nghĩa: “Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định và các di tích lịch sử của biệt động Sài Gòn cùng với hệ thống các bảo tàng trên địa bàn TP và các tỉnh bạn, đặc biệt là các bảo tàng về chiến tranh cách mạng, sẽ kết nối để thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, triển lãm chuyên đề về giá trị các bộ sưu tập hiện vật và giao lưu, học tập cùng với nhân chứng lịch sử. Ưu tiên phối hợp hệ thống giáo dục trong và ngoài công lập của cả nước, góp phần tích cực vào việc giáo dục lịch sử một cách trực quan, sinh động đối với thế hệ trẻ, cùng đông đảo công chúng, giúp thế hệ trẻ và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về truyền thống yêu nước của dân tộc, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, vun đắp tình yêu với cội nguồn quê hương, đất nước”.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định hiện có 7 bộ sưu tập hiện vật quý giá gắn liền với lực lượng biệt động, gồm: Bộ sưu tập các hầm bí mật chứa vũ khí, ém quân; Bộ sưu tập những chiếc xe các chiến sĩ biệt động đã dùng để đi lại, hoạt động; Bộ sưu tập vũ khí; Bộ sưu tập vật dụng sinh hoạt gắn liền với quá trình hoạt động của lực lượng biệt động Sài Gòn; Bộ sưu tập dụng cụ đồ nghề sản xuất của Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai (Mai Hồng Quế) trong vỏ bọc nhà thầu khoán dinh Độc Lập; Bộ sưu tập thiết bị thông tin liên lạc…

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 12.

Mặt tiền Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 13.

Những câu chuyện và kỷ niệm của một thời ùa về

Tưng bừng Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày đi vào hoạt động - Ảnh 14.

Các cựu chiến binh xúc động “gặp” lại những kỷ vật năm xưa

NHỰT THỊNH

Cùng với nhiều hiện vật quý, là các màn hình tương tác thông minh để khách tham quan tra cứu hình ảnh và dữ liệu về các chiến sĩ và chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn – Gia Định.

Không chỉ góp phần lưu giữ ký ức lịch sử, với tấm lòng biết ơn vô hạn đối với lực lượng biệt động Sài Gòn – Gia Định, một bức tường tưởng niệm cũng được xây dựng đặt trang trọng trong không gian ấm cúng của bảo tàng để tri ân, tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ biệt động Sài Gòn – Gia Định đã tận hiến cả cuộc đời mình cho Tổ quốc.

Thanhnien.vn

Cùng chủ đề

TP HCM tổ chức loạt sự kiện họp mặt kiều bào mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Chiều 13/1, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM thông cáo báo chí về chuỗi sự kiện họp mặt, đi thăm, chúc Tết đại biểu kiều bào tiêu biểu trên địa bàn thành phố nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Thúc đẩy kết nối các giá trị di sản từ Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến Dinh Độc Lập

 Hội trường Thống Nhất và Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã ký kết văn bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên, góp phần đưa hai di tích quốc gia đặc biệt này được nhiều người biết đến.   Ông Trần Hữu Phước, Quyền Giám đốc Hội trường Thống Nhất, phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/Anh Lê Ngày 19/10, Hội trường Thống Nhất, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học...

Chợ Bến Thành, dinh Độc Lập: vài mét vuông có chục ‘nàng thơ’ chụp ảnh Tết sớm

Chợ Bến Thành, dinh Độc Lập, Bưu điện thành phố, hồ Con Rùa... trở thành những điểm hút giới trẻ check-in Tết sớm ở TP.HCM.   Ngọc Sơn và Vân Anh từ Hà Nội và TP.HCM du lịch. Nhân dịp này hai bạn thuê áo dài và thợ chụp ảnh để ghi lại khoảnh khắc đẹp tại dinh Độc Lập - Ảnh: DUYÊN PHAN Tấp nập 'lên đồ'  Những ngày này, thời tiết TP.HCM mát mẻ hơn hẳn, thích hợp để dạo chơi...

Địa Đạo Củ Chi: Lời Nhắc Nhở Về Một Quá Khứ Hào Hùng

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về phía Tây Bắc, địa đạo Củ Chi là một công trình quân sự vĩ đại, biểu trưng của lòng yêu nước, sự thông minh và ý chí quật cường của người dân Việt Nam trong suốt 30 năm kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược. Với hệ thống đường hầm dài hơn 250 km, địa đạo Củ Chi không chỉ là căn cứ quân sự...

Đoàn đại biểu TPHCM dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại huyện Củ Chi

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hương linh các mẹ Việt Nam Anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, đoàn đại biểu TPHCM kính cẩn nghiêng mình tỏ lòng biết ơn vô hạn với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. NGÔ BÌNH Nguồn: https://www.sggp.org.vn/doan-dai-bieu-tphcm-dang-hoa-dang-huong-tuong-nho-cac-anh-hung-liet-si-tai-huyen-cu-chi-post759014.html

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.1 cho biết đang thảo luận với nhiều bên về việc mua lại ứng dụng TikTok và sẽ ra quyết định trong vòng 30 ngày. ...

Bài đọc nhiều

Madam Nhung: Hành trình chinh phục thực khách bằng ẩm thực chay tinh tế

Trong nhịp sống hiện đại, khi mà các vấn đề về sức khỏe và môi trường ngày càng được quan tâm, việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với những lợi ích sức khỏe không thể phủ nhận như giảm cân, cải thiện làn da và tăng cường hệ miễn dịch, ăn chay đã trở thành một xu hướng sống của nhiều người. Madam Nhung là thương hiệu...

Dân trồng phật thủ rục rịch phục vụ khách hàng dịp Tết 2025

(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, người dân làng trồng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) lại rục rịch phục vụ khách đến mua phật thủ về cúng gia tiên dịp Tết cổ truyền năm nay. ...

Bộ trưởng VHTTDL Mỗi địa phương cần sáng tạo để phát triển du lịch đêm

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm: Bài toán cần lời giải sáng tạo Vấn đề thu hẹp đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật cũng được đưa ra thảo luận. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận rằng, nếu không có...

Nữ sinh năm 3 và cơ duyên hai lần đi học trao đổi ở Nhật Bản

Cù Khánh Linh nhận được cơ hội học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, ngôi trường từng đào tạo 8 đời thủ tướng Nhật Bản, ngay khi trở về sau một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai ở Osaka. Cù Khánh Linh, sinh viên Trường ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa trở về từ Nhật Bản, sau khi hoàn thành một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai (Osaka). “Chuyến đi này đã cho...

Hiệp định Geneva – Đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam

Ngày 19/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”.   Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh: SƠN TÙNG) Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng...

Cùng chuyên mục

Bài Văn khấn cúng Tất niên Tết Nguyên đán Ất Tỵ chi tiết, đầy đủ

Lễ cúng tất niên là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt, diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên gia đình sum họp. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Cúng Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Cúng Tất niên có thể...

Dọn bàn thờ đón Tết như thế nào cho đúng phong thuỷ?

Dọn dẹp bàn thờ đón Tết vào dịp cuối năm cực kỳ quan trọng, không được làm qua loa, sơ sài, vì như vậy sẽ khiến tiêu tán tài lộc. Theo văn hóa tâm linh phương Đông, bàn thờ là nơi hiện diện của các vị thần linh, của ông bà tổ tiên,...

Đề nghị công an xử lý vụ thanh niên hít xà đơn trên metro TPHCM

TPO - Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan mời nam thanh niên hít xà đơn trên metro đến làm việc và xử lý theo quy định của pháp luật. TPO - Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan mời nam thanh niên hít xà đơn trên metro đến...

Hình ảnh khiến cô em chồng bị cả dòng họ chì chiết

Bộ nail mới khiến cô gái khóc hết nước mắt trước ngày Tết. ...

Mới nhất

Mưa gió quật tơi tả chợ hoa, tiểu thương lo ‘mất Tết’

Tiểu thương buôn bán hoa, cây cảnh ở Nghệ An như ngồi trên đống lửa khi thời tiết mưa gió ngày cận Tết Ất Tỵ 2025. ...

Tiểu thương Đà Lạt đốt lửa sưởi ấm chờ khách mua cây cảnh, hoa chưng Tết Nguyên đán 2025

Mặc dù trời lạnh, sương xuống vào ban đêm nhưng tiểu thương Đà Lạt (Lâm Đồng) bán cây cảnh, hoa vẫn kiên trì đốt lửa sưởi ấm chờ khách đến mua về chưng Tết Âm lịch 2025. ...

Cháy dữ dội, ngọn lửa bao trùm lên nhiều ki-ốt tại chợ Yên Minh

(NLĐO) - Nhiều ki-ốt bán quần áo, hàng tạp hóa, giày dép trong chợ Yên Minh bị lửa thiêu rụi vào chiều 27 Tết (26-1 dương lịch) ...

Nông dân Hải Phòng trồng chuối Tết trắng tay dù bán được, vì sao nên nỗi?

Đã đến thời điểm bán chuối phục vụ Tết Nguyên Đán nhưng năm nay tại Hải Phòng không khí lại ảm đạm, vắng vẻ do hậu quả thiên tai. Mặc...

Mới nhất