Trang chủChính trịNgoại giaoTừng bất chấp trừng phạt mua khí đốt Nga, một nước châu...

Từng bất chấp trừng phạt mua khí đốt Nga, một nước châu Âu đang quyết tâm rời xa Gazprom


Áo đang tìm cách đẩy nhanh việc chấm dứt quan hệ khí đốt với Nga – một động thái có thể làm giảm bớt sự phụ thuộc của Vienna vào Moscow về nguồn cung cấp năng lượng.

Áo vẫn tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.  Ảnh: Tass
Áo vẫn tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. (Nguồn: TASS)

Ngày 12/2, Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessler đã công bố kế hoạch buộc các công ty năng lượng trong nước từ từ loại bỏ khí đốt của Nga và tìm kiếm các phương án chấm dứt sớm hợp đồng khí đốt dài hạn của nước này với Moscow.

Hợp đồng của Áo với Gazprom sẽ kéo dài tới 2040.

Bất chấp xung đột, Gazprom tiếp tục cung cấp khí đốt cho trung tâm khí đốt Baumgarten của OMV thông qua các đường ống dẫn khí chạy khắp Ukraine.

Bà Leonore Gewessler nói trong một tuyên bố: “Sự phụ thuộc của chúng tôi vào khí đốt tự nhiên của Nga đe dọa sự thịnh vượng, an ninh và tương lai của đất nước. Sự phụ thuộc của đất nước vào Moscow là ‘một thất bại thị trường rõ ràng’ và giờ đây nhà nước phải vào cuộc”.

Liên minh châu Âu (EU) muốn loại bỏ dần việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027. Tuy nhiên, Áo vẫn là một trong những quốc gia trong khối phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Moscow.

Áo là quốc gia Trung Âu đầu tiên ký hợp đồng khí đốt với Liên Xô vào năm 1968 và trong nhiều thập niên đã phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt từ Nga.

Năm 2022, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cảnh báo, việc cắt đứt ngay lập tức khí đốt Nga sẽ dẫn đến sự hủy hoại kinh tế và thất nghiệp hàng loạt.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessler cũng từng thừa nhận nước này chưa thể cấm nhập khẩu khí đốt từ Moscow bởi “Áo phụ thuộc 80% vào khí đốt của Nga”.

Trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu, 80% lượng dầu khí của Áo có nguồn gốc từ Nga. Tính đến tháng 5/2023, khoảng 50% lượng khí đốt ở Áo vẫn được nhập khẩu từ Nga. Và đến tháng 12/2023, mức độ phụ thuộc khí đốt của nước này vào Nga đã tăng lên 98% – mức cao nhất kể từ tháng 2/2022.

Áo đã phải đối mặt với sự chỉ trích rộng rãi hơn vì duy trì quan hệ thương mại chặt chẽ với Nga.

Tháng 12/2023, Vienna đe dọa sẽ hủy bỏ gói trừng phạt thứ 12 của Brussels. Nguyên nhân khiến Áo không đồng ý là do Ukraine đã đưa Ngân hàng quốc tế Raiffeisen của Áo vào danh sách các “nhà tài trợ chiến tranh quốc tế”.

Theo đề xuất mới của Bộ trưởng Gewessler, các công ty khí đốt của Áo sẽ phải chứng tỏ rằng, họ đang dần tăng tỷ trọng của các dòng khí đốt không phải của Nga.

Chính phủ cũng sẽ tiến hành một nghiên cứu độc lập đánh giá chi phí chấm dứt hợp đồng dài hạn giữa tập đoàn xuất khẩu khí đốt khổng lồ Gazprom (Nga) và công ty năng lượng một phần thuộc sở hữu nhà nước OMV (Áo).

Florian Stangl, luật sư năng lượng người Áo tại NHP Rechtsanwälte nhận thấy, vấn đề còn khúc mắc là việc chấm dứt hợp đồng dài hạn có thể sẽ gây ra khoản phí bồi thường hợp đồng trị giá hơn 1 tỷ Euro.

Ông nói: “Khả năng duy nhất để tránh điều này là thông qua luật cấm nhập khẩu khí đốt của Nga và điều này có thể dẫn đến việc Gazprom khởi kiện OMV”.

“Áo có đủ khí đốt để đáp ứng nhu cầu trong nước trong năm 2025, dù không có nguồn cung từ Nga. Tuy nhiên, việc ổn định giá khí đốt về lâu dài chỉ có thể đạt được thông qua các đường ống dẫn khí mới”, Walter Boltz – cựu quan chức quản lý người Áo, hiện là cố vấn năng lượng cấp cao cho Baker & Mckenzie LLP.

Cùng quan điểm, người phát ngôn của OMV thông tin, để chấm dứt hợp đồng dài hạn với Gazprom, trước tiên phải tạo ra một khuôn khổ chính sách để loại bỏ khí đốt của Moscow.

“Nếu cần, OMV có thể cung cấp cho khách hàng của mình ở Áo 100% khí đốt không phải khí đốt của Nga”, người phát ngôn của OMV nhấn mạnh.

Về phía doanh nghiệp, Bloomberg tiết lộ, Gas Connect Austria GmbH – công ty sở hữu và vận hành mạng lưới đường ống dẫn khí nội địa đông – tây của Áo đã bắt đầu tăng công suất sang Đức.

Hệ thống đường ống dẫn khí WAG LOOP 1 có thể cung cấp 27 terawatt giờ khí đốt – tương đương khoảng 1/3 nhu cầu hàng năm. Tuy nhiên, đường ống này phải đến năm 2027 mới sẵn sàng hoạt động.

Walter Boltz – cựu quan chức quản lý người Áo, hiện là cố vấn năng lượng cấp cao cho Baker & Mckenzie LLP cho rằng, Áo có đủ khí đốt để đáp ứng nhu cầu trong nước trong năm 2025, dù không có nguồn cung từ Nga. Tuy nhiên, việc ổn định giá khí đốt về lâu dài chỉ có thể đạt được thông qua các đường ống dẫn khí mới.

Ông nhấn mạnh: “Rủi ro trong năm 2025 và 2026 là không tới mức không có khí đốt nhưng giá có thể lại khá cao. Vienna cần tránh một cuộc khủng hoảng giá khác”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Kho dầu khổng lồ của Nga ở Krasnodar chìm trong biển lửa trong suốt 5 ngày

(CLO) Theo các nhà chức trách Nga, các sản phẩm dầu tràn ra từ một "bể chứa đang cháy" tại một kho dầu ở Krasnodar bị UAV Ukraine tấn công trước đó đã khiến đám cháy vẫn dữ dội trong suốt 5 ngày liên tiếp. ...

Giao tranh 158 lần ở tiền tuyến, châu Âu cân nhắc mua khí đốt Nga?

Nga tiếp tục dùng máy bay không người lái (UAV) tập kích các cơ sở quân sự - công nghiệp và các xưởng lắp ráp UAV của Ukraine, trong khi Kyiv cáo buộc đối phương tấn công trúng một tòa chung cư. ...

Hungary làm khó EU về quyết định cấm vận Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục có động thái ngăn Liên minh châu Âu (EU) gia hạn các biện pháp cấm vận Nga. ...

Nga cáo buộc Ukraine tấn công đường ống khí đốt cuối cùng tới châu Âu

(CLO) Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc quân đội Ukraine đã tấn công một trạm khí đốt thuộc tuyến đường ống Turkish Stream, nhằm "cắt đứt nguồn cung khí đốt cho các quốc gia châu Âu", theo thông tin từ trang tin địa phương Crimean Wind. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Cách đây vài thập kỷ, nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp,. Nhưng hiện tại, đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.

Đại sứ Indonesia “bật mí” bí kíp phát triển công nghiệp Halal, “muốn làm trước tiên phải hiểu”

Halal không chỉ là một ngành công nghiệp mà là một lối sống, ngành công nghiệp Halal không chỉ là chứng nhận Halal... là những điều mà theo Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi tiếp cận và muốn đi sâu vào phát triển Halal.

Du lịch tiếp tục là “ngôi sao” của kinh tế Trung Quốc, Đông Nam Á được ưa chuộng nhất

Không chỉ du lịch nội địa bùng nổ, du lịch nước ngoài cũng gia tăng ấn tượng trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, góp phần đưa ngành "công nghiệp không khói" trở thành "ngôi sao" của nền kinh tế Trung Quốc.

Phát hiện “củ cà rốt” hữu ích trong đàm phán, Bắc Kinh có những “cây gậy” nào?

Giống như trong các tranh chấp trước đây, Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị một loạt hành động để trừng phạt Liên minh châu Âu (EU) vì áp thuế đối với ô tô điện. Cuộc điều tra chống bán phá giá thịt lợn từ EU là minh chứng có điều này.

Trừng phạt Nga hay chiến dịch “tấn công kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã vượt ra ngoài chiến tuyến của chiến hào, quân đội và xe tăng, nó đã lan rộng đến một "chiến trường" của các thỏa thuận và ngoại giao, mối quan hệ của các chủ ngân hàng, công ty bảo hiểm và luật sư, các nhà cung cấp dầu, vi mạch và siêu du thuyền...

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Khánh thành gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh

VHO - Sở VHTTDL Cao Bằng và UBND thành phố Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Từ tháng 9.2024 đến 3.2025, Sở VHTTDL Cao Bằng đã triển...

Phát huy giá trị di sản Cửu đỉnh qua những hoạt động trải nghiệm văn hóa

VHO - Chiều ngày 26.4, nhiều hoạt động khám phá và phát huy giá trị Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” đã được tổ chức nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Được biết, hoạt động này sẽ được duy trì lâu dài, dành cho...

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), ngày 26.4, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh...

Thông báo Kế hoạch mua sắm của Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”

Thông báo Kế hoạch mua sắm của Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”, với các thông tin cụ thể như sau:1. Tên Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”.2. Tên Gói thầu thuộc Dự toán mua sắm: - Gói thầu số 01: “Mua sắm phẩm màu xanh quy cách đóng gói lớn...

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025: Petrolimex định hướng chiến lược phát triển 10 năm tới dựa trên 3 trụ cột...

Hà Nội, ngày 25.4.2024 - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã chứng khoán: PLX) họp bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.Đại hội được triệu tập theo thông báo số 0668/PLX-HĐQT ngày 04.04.2025 của Hội đồng quản trị (HĐQT) Petrolimex để thảo...

Mới nhất