Trang chủDestinationsQuảng NinhTục hát đối đáp giao duyên của người Sán Chỉ

Tục hát đối đáp giao duyên của người Sán Chỉ


Những câu hát soóng cọ từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc riêng có của người Sán Chỉ. Đây là sản phẩm tinh thần, là niềm tự hào của người Sán Chỉ, tuy nhiên, theo thời gian đã dần mai một. Và các địa phương có người Sán Chỉ sinh sống đang nỗ lực phục dựng loại hình diễn xướng dân gian này để phát huy giá trị di sản trong đời sống xã hội và thu hút du lịch.

Phụ nữ Sán Chỉ Bắc Giang sang dự hội sóong cọ.
Phụ nữ Sán Chỉ từ huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) tới dự hội Sóong cọ tại huyện Bình Liêu.

Theo tiếng Sán Chỉ thì Soóng cọ có nghĩa là ca hát, hát đối, hát giao duyên. Lời hát gồm những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi khổ thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng). Soóng cọ do từng đôi nam nữ, hay một tốp nam, tốp nữ hát đối đáp trong ngày hội xuân, trong lễ cưới, khi lao động sản xuất, lúc nông nhàn. Bởi tính chất ứng tác đó nên hát Soóng cọ đòi hỏi người hát phải nhanh trí, giỏi đặt lời mới. Trước kia, Ngày hội Soóng cọ, đồng bào Sán Chỉ còn gọi là Hội hát tháng Ba thường diễn ra vào cuối mùa xuân, khi vụ cấy đã xong, trai gái hò hẹn nhau tụ hội lên đồi, ra suối để bày tỏ tình cảm yêu thương, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn, những công việc hàng ngày để quên đi mệt mỏi, chia sẻ những lời tâm sự, ước mơ cho một cuộc sống ấm no.

Trai gái Sán Chỉ hát trước hiên nhà sàn.
Tái hiện tục hát đối khách đến chơi nhà – một trong các nội dung của tục hát Soóng cọ của dân tộc Sán Chỉ.

Ngày hội hát tháng Ba không còn được duy trì nhưng các nghệ nhân vẫn tự nguyện sưu tầm, lưu giữ và truyền dạy Soóng cọ. Nghệ nhân Dân gian Trạc A Thìn, Chủ nhiệm CLB Hát Soóng cọ, xã Húc Động (huyện Bình Liêu), cho biết: Các bài hát cổ cũng như bài hát mới đã được chúng tôi tìm hiểu ghi lại. Theo thống kê chưa đầy đủ thì cũng phải có đến trên dưới 1.000 bài hát. Để duy trì cho lớp trẻ sau này, CLB đã mở lớp dạy cho các cháu học sinh ở trường THCS xã. Hiện CLB rất mong kết nạp được nhiều hội viên, sáng tác và duy trì được các bài hát cổ. 

Huyện Bình Liêu cũng đã tổ chức khôi phục Ngày hội Soóng cọ hàng năm gắn với phục dựng loại hình hát Soóng cọ của người Sán Chỉ. Hội Soóng cọ được tổ chức vào 16/3 âm lịch khi lúa chiêm xuân vừa cấy xong, những vất vả nhọc nhằn tạm gác lại. Xưa kia, hội thường diễn ra trong đêm trăng sáng; hiện nay kéo dài và mở rộng ra nhiều không gian bản làng, đồi núi, suối khe. Hội Soóng cọ với lời ca tiếng hát ngọt ngào như lời mời gọi du khách bốn phương về với Bình Liêu để thưởng thức những làn điệu dân ca và tham quan những phong cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. 

Hội Soóng cọ năm 2023 vừa qua đã tái hiện “Huyền thoại Soóng cọ” – khúc hát giao duyên của người Sán Chỉ. Bên cạnh trình diễn các làn điệu dân ca trên sân khấu, Hội Soóng cọ năm 2023 còn có nhiều hoạt động đa dạng và phong phú như: Chương trình văn nghệ hát giao duyên dưới chân thác Khe Vằn, đêm lửa trại giao lưu hát Soóng cọ, giữa các nghệ nhân, nhân dân và du khách, tái hiện màn Soóng cọ khi khách đến chơi nhà.

Tâm tình bên bếp lửa.
Tâm tình bên bếp lửa.

Hội Soóng cọ góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Sán Chỉ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, biến di sản văn hóa thành tài sản du lịch. Ông Hoàng Ngọc Ngò, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, cho biết: Trong những năm qua, thực hiện chủ trương bảo tồn di sản giá trị văn hóa các dân tộc, huyện Bình Liêu đã khôi phục di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn, trong đó có di sản hát dân ca Soóng cọ. Lễ hội Soóng cọ của xã Húc Động được khôi phục từ năm 2005. Đến nay, các hoạt động của lễ hội diễn ra thường xuyên và ngày càng đi vào chiều sâu. Lễ hội đã lan tỏa có sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong xã, trong huyện, người Sán Chỉ trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.

Nghệ nhân dân gian dạy hát cho học sinh xã Húc Động.
Các nghệ nhân dân gian của xã Húc Động dạy hát Soóng cọ cho học sinh trên địa bàn.

Để làn điệu Soóng cọ được lưu giữ và phát triển, huyện Bình Liêu đang vận động các cấp, các ngành và cộng đồng người Sán Chỉ tăng cường nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa hát Soóng cọ. Cũng theo ông Hoàng Ngọc Ngò, trong thời gian tới, huyện Bình Liêu sẽ tạo các điều kiện tốt nhất để tổ chức nghiên cứu, bảo tồn, đưa vào trường học truyền dạy cho các em học sinh và tạo điểm nhấn cho sự phát triển du lịch cộng đồng gắn với danh thắng thác Khe Vằn, núi Cao Ly, bản Lục Ngù của xã Húc Động. 





Nguồn

Cùng chủ đề

Một trải nghiệm về tranh dân gian Kim Hoàng tại trường học

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Quốc Toản, năm học 2024 -2025 là năm học đầu tiên thực hiện trọn vẹn chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 (từ lớp 6 đến lới 9 ở tất cả các môn học); trong đó Nghệ thuật là 1 trong 10 môn học chính thức của chương trình. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, hằng năm Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn có văn bản hướng dẫn...

Học sinh quảng bá di sản thế giới Thành nhà Hồ

Hình thức dự thi gồm các video hoặc hình ảnh do học sinh thực hiện, thời lượng mỗi video trung bình từ 4-6 phút. Nội dung giới thiệu về di sản Thành nhà Hồ; các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên đất Tây Đô (Vĩnh Lộc), như: chùa Giáng, chùa Linh Giang, đền thờ Trần Khát Chân, đền thờ nàng Bình Khương... Sau 3 tháng phát động cuộc thi, đến nay Trung tâm nhận được nhiều...

Festival Thu Hà Nội 2024 thu hút 50.000 lượt khách tham quan

Diễn ra từ 20-22/9 mặc dù thời tiết có lúc không thuận lợi nhưng sự kiện Festival Thu Hà Nội 2024 đã thu hút trên 50.000 lượt du khách trong nước và quốc tế tham quan, trải nghiệm bởi đây là thời điểm đẹp nhất trong năm của Hà Nội. Nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa, du lịch của Thủ đô và các tỉnh thành Festival thu Hà Nội đã thu hút 12 tỉnh, thành, 17 quận, huyện,...

Thu Hà Nội – mùa Thu lịch sử

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội cho biết, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), vào giữa tháng 9 tới đây, đơn vị tiếp tục tham mưu TP tổ chức Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024. Festival được tổ chức nhằm quảng bá những nét đẹp, giá trị văn hóa lịch sử, du lịch của Thủ đô. Đồng thời khai thác sự độc...

ưu tiên phương pháp thủ công

Tu bổ, tôn tạo 12 hạng mục Ngày 18/7, ông Nguyễn Thanh Hiến - Giám đốc Ban Quản lý các dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa - chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh cho biết, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã có văn bản về việc thỏa thuận thiết kể bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Nhiều thương hiệu Việt Nam muốn nhượng quyền ra nước ngoài

Ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh, sản phẩm thương mại của Việt Nam phát triển thành chuỗi và lên kế hoạch nhượng quyền ra toàn cầu. Đây là xu thế ngược lại hoàn toàn so với trước đây. Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong năm 2022, có 18 thương hiệu nhượng quyền nước ngoài hoặc tái ký hợp đồng vào Việt Nam. Sau hai năm đại dịch, số thương hiệu gia nhập hoặc tái ký...

Capella Hanoi của Sun Group được báo Mỹ bình chọn là khách sạn trong thành phố tốt nhất Việt Nam

Đưa du khách tới một lữ quán xa hoa thời hoàng kim của nghệ thuật Opera và trải nghiệm ẩm thực đỉnh cao tại 3 nhà hàng được Michelin Guide vinh danh…, thật dễ hiểu khi Capella Hanoi của Tập đoàn Sun Group được tạp chí danh tiếng của Mỹ - Travel+Leisure bình chọn là khách sạn trong thành phố tốt nhất Việt Nam. Tạp chí du lịch danh giá hàng đầu nước Mỹ Travel+Leisure vừa công bố danh...

Nhiều tour du lịch trải nghiệm, khám phá hấp dẫn phục vụ Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột năm 2023

Nhằm quảng bá thương hiệu Cà-phê Buôn Ma Thuột và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa truyền thống đa dạng, đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn và các tiềm năng du lịch hấp dẫn của tỉnh, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng 42 chương trình tour du lịch hưởng ứng, phục vụ Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Theo Ban...

Tổng Bí thư: Không có vùng cấm, ngoại lệ trong phòng chống tham nhũng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần làm tích cực hơn nữa, mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả cao hơn nữa, không né tránh, đùn đẩy, đừng đổ tại khách quan. Ngày 10/5, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban...

Trảng cỏ non đẹp như tranh ở hồ Trị An

Những ngày cuối tháng Năm, giữa lòng hồ Trị An những mảng cỏ xanh trải dài đẹp, từng đàn trâu nhẩn nha gặm cỏ vừa yên bình vừa thơ mộng. Hồ Trị An nằm giữa các huyện Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom và Vĩnh Cửu của Đồng Nai, cách TPHCM khoảng 80km. Đây là một hồ nước nhân tạo được xây dựng mục đích tích trữ nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An rộng 32.000ha...

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Bí thư Thành ủy Cần Thơ thăm doanh nghiệp nhân dịp đầu năm mới

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (nhằm mùng 6 Tết Ất Tỵ), nhân dịp đầu năm mới, ông Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng đoàn công tác đã đến thăm và chúc Tết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Đoàn của Bí thư Thành ủy Cần Thơ đã đến...

Hòa Bình đón trên 250.000 lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Kinhtedothi - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã có trên 250.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú tại các khu, điểm du lịch của tỉnh. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, trong 9 ngày nghỉ...

Khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”

Kinhtedothi-Ngày 3/2, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định; Huyện ủy - HĐND -UBND huyện Xuân Trường (quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh) tổ chức khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”(1.org.vn/nhaluuniemtbttruongchinh). Thông qua ứng dụng công nghệ số, "Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư...

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. ...

Mới nhất