Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTừ việc Trường Saigon Pearl đóng cửa: Trường quốc tế đã hết...

Từ việc Trường Saigon Pearl đóng cửa: Trường quốc tế đã hết ‘hot’?

Sự kiện một ‘tên tuổi’ được đánh giá khá cao như Trường Quốc tế Saigon Pearl đóng cửa vì tuyển sinh khó khăn đã đặt ra câu hỏi liệu mô hình trường quốc tế có đang bước vào giai đoạn ‘thoái trào’?

Trường quốc tế đã hết 'hot'? - Ảnh 1.

Một góc Trường Quốc tế Saigon Pearl. Trường này vừa thông báo sẽ đóng cửa vào tháng 6-2025 – Ảnh: Nhà trường cung cấp

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia giáo dục độc lập Bùi Khánh Nguyên cho rằng không chỉ với Trường Quốc tế Saigon Pearl, một số trường quốc tế khác cũng gặp thách thức tương tự về tuyển sinh, đặc biệt từ sau dịch COVID-19.

Trường công và trường quốc tế là hai phân khúc ít “chạm” đến nhau nhất bởi vì các đối tượng phụ huynh có điều kiện tài chính và “gu” rất khác nhau. Với trường quốc tế, tôi cho rằng những trường nào mà nguồn tuyển phụ thuộc vào cộng đồng người nước ngoài sẽ tương đối gặp khó khăn.
Chuyên gia BÙI KHÁNH NGUYÊN

Thị trường nhiều biến đổi

* Là người theo dõi rất sát mô hình trường quốc tế tại TP.HCM, ông có cảm thấy rằng mô hình này đang mất dần sức hút với phụ huynh không, thưa ông?

– Phần nào như thế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này với các trường thực sự “quốc tế” tức giảng dạy chương trình quốc tế và có nhiều học sinh quốc tế theo học.

Thứ nhất, các trường dạng này chịu ảnh hưởng khá lớn sau dịch COVID-19, khi có một làn sóng của những người lao động nước ngoài rời Việt Nam. Họ có xu hướng trở về quê hương và nhận những công việc ít đòi hỏi phải xa gia đình hơn.

Thứ hai, thu nhập và phúc lợi của nhiều lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng có phần bị ảnh hưởng. Các công ty hay các tập đoàn lớn trước đây thường bảo trợ những gói học trường quốc tế cho con em của lao động, chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam, nay cũng cắt giảm một số phúc lợi nhất định.

Thêm vào đó, các trường quốc tế cũng gặp khó khi thu hút giáo viên nước ngoài trở lại Việt Nam. Các giáo viên này có xu hướng về lại quê nhà hoặc tìm những quốc gia gần nhà, và họ sẽ không đồng ý di chuyển xa nếu các gói lương bổng, phúc lợi cho họ và gia đình không hấp dẫn.

Với đối tượng học sinh tại chỗ, tức học sinh Việt Nam, các em có xu hướng chuyển sang các trường song ngữ nhiều hơn. Nhiều trường song ngữ cũng đã tiến tới dạy và cấp bằng quốc tế. Nghĩa là, học sinh Việt Nam không nhất thiết phải vào trường quốc tế hoàn toàn mới lấy được bằng cấp quốc tế như IGCSE hay A-Level, mà có thể chỉ cần học trường song ngữ với chi phí khoảng bằng 60%.

Khi học song ngữ, phụ huynh cảm thấy an toàn hơn, chẳng hạn về tiếng Việt và văn hóa Việt. Tùy vào kinh tế gia đình, họ có thể lựa chọn “tiến lên” một trường quốc tế hẳn, hoặc lùi lại trường công lập một cách linh hoạt. Thế nên, theo quan sát của tôi, trong khi nhiều trường quốc tế bị co hẹp, thì các trường song ngữ có xu hướng mở rộng tại TP.HCM.

Ngoài ra, một “đối thủ” đáng gờm khác của trường quốc tế “truyền thống” là những trường quốc tế “online”. Với học phí có thể chỉ bằng 1/10 trường quốc tế truyền thống, một số trường quốc tế online vẫn có thể dạy từ xa và cấp những bằng cấp hàng đầu như bằng trung học phổ thông của Mỹ, Úc, bằng IB hay A-Level…

Cuối cùng là phong trào cho con du học sớm từ bậc THPT. Có rất nhiều trường phổ thông ở nước ngoài có cơ sở vật chất và chất lượng dạy tốt hơn khá nhiều so với một trường quốc tế trung bình tại Việt Nam. Nên nhiều phụ huynh thấy rằng cho con đi du học sớm cũng là một lựa chọn đáng giá nếu so sánh với các chi phí học trường quốc tế tại chỗ.

Lưu ý gì khi chọn trường?

* Với bức tranh hiện nay, theo ông, phụ huynh cần cân nhắc những yếu tố gì khi lựa chọn trường học cho con, nhất là những người có ý định cho con học trường quốc tế?

– Tôi nghĩ ngoài trải nghiệm học hành, mục tiêu của việc học tập sẽ đóng vai trò quyết định để phụ huynh cân nhắc cho con nên học theo hướng nào. 

Ví dụ, nếu đã có định hướng cho con du học, lựa chọn những trường mang tính quốc tế nhiều hơn sẽ giúp đứa trẻ được chuẩn bị kỹ lưỡng cho học đại học ở nước ngoài.

Ngoài ra, một số phụ huynh có kinh nghiệm sẽ nhận ra với một số ngành, việc học ở trong nước hay nước ngoài không tạo nhiều khác biệt. Ví dụ, một bạn học quản trị kinh doanh ở Mỹ so với các sinh viên Trường đại học Ngoại thương hay Đại học Kinh tế TP.HCM nhìn chung sẽ không quá khác nhau, nhất là khi các em có ý định trở về Việt Nam làm việc.

Còn với những ngành thuộc công nghệ cao, nếu các bạn học ở nước ngoài, lợi thế sẽ rõ ràng hơn, khi được tiếp xúc với công nghệ tiên tiến và tiếp xúc với nhiều chuyên gia hàng đầu hơn. Một số quốc gia cũng ưu tiên cơ hội việc làm cho ngành kỹ thuật hơn, ví dụ tại Mỹ sinh viên STEM có thể ở lại 3 năm làm việc, trong khi ngành kinh doanh hay khoa học xã hội – nhân văn chỉ có thể ở lại 1 năm.

* Phụ huynh nên cân nhắc lộ trình từ trường quốc tế đến đại học cho con từ khi nào, thưa ông?

– Tôi nghĩ thường là ở bậc THCS, nếu sớm có thể bắt đầu ở lớp 6, còn trung bình sẽ khoảng độ lớp 9, lớp 10. Lớp 11, lớp 12 là trễ. Tốt nhất là trước lớp 9. Phụ huynh nên tìm hiểu trước quá trình tuyển sinh vào đại học ở một số quốc gia.

Quá trình này thường khác nhau nhưng nhìn chung 4 năm cuối phổ thông thường có vai trò quyết định với việc vào đại học, khi các em phải đáp ứng điểm số trung bình (GPA) và cả một số bài thi tốt nghiệp, bài thi chuẩn hóa và bằng cấp cuối trung học.

* Theo ông, các cơ quan quản lý nhà nước có thể tham gia thêm vào việc quản lý các trường quốc tế như thế nào để mang đến sự an tâm hơn cho phụ huynh?

– Trong những vụ trường tư thục đóng cửa trước đây, tôi quan sát thấy Sở GD-ĐT cũng vào cuộc hỗ trợ học sinh chuyển trường. Tôi đánh giá cao thiện chí của các cơ quan nhà nước khi hỗ trợ cho các trường tư để đảm bảo không gián đoạn việc học của học sinh.

Tuy nhiên, tôi nghĩ có một số điểm cơ quan quản lý có thể làm tốt hơn nữa. Một trong số đó là yêu cầu về minh bạch thông tin của trường học. Ví dụ trước đây có những vụ lùm xùm liên quan đến gói huy động tài chính thu học phí trước nhiều năm.

Nếu cho phép những gói thu học phí lâu như vậy trong trường học, cần có một cơ chế quản lý đặc biệt, như trường phải có báo cáo tài chính hằng năm gửi cho phụ huynh và báo cáo ấy phải được kiểm toán độc lập để bảo vệ người tham gia, cũng đồng thời bảo vệ quyền học tập ổn định của học sinh.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tu-viec-truong-saigon-pearl-dong-cua-truong-quoc-te-da-het-hot-2025022122395162.htm

Cùng chủ đề

Tư duy ngược giúp cô gái Việt chinh phục học bổng tiến sĩ 10 tỷ đồng

(Dân trí) - Với tư duy ngược "Liệu có lý do nào khiến họ không chọn mình"?, Nguyễn Vũ Thiên Trang thành công chinh phục học bổng tiến sĩ toàn phần tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) trị giá 10 tỷ đồng. "Máu nghiên cứu" và học bổng tiến sĩ 10 tỷ đồngNguyễn Vũ Thiên Trang (SN 2001, Hà Nội) tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo tại Đại học Bách khoa Hà Nội với...

Mỹ thu hồi thị thực của hơn 300 sinh viên quốc tế

Mỹ đang triển khai chương trình thu hồi thị thực, được cho là nhằm vào những sinh viên bị coi là có lập trường ủng hộ lực lượng Hamas trong xung đột Gaza. ...

Chuyên gia cũng bất ngờ với điểm IELTS của học sinh

Trong một buổi sáng, tiến sĩ Lê Bảo Thắng, Giám đốc Công ty tư vấn giáo dục quốc tế OSI Vietnam, trực tiếp tư vấn cho nhiều học sinh THPT, trong đó nhiều bạn đã có IELTS 7.0 hoặc thậm chí 7.5, 8.0. ...

Triết lý giáo dục đề cao tính thực tiễn và sáng tạo của hệ thống một trường quốc tế

(NLĐO)- Chương trình học bài bản được thiết kế khoa học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức vững chắc và phát triển tư duy linh hoạt ...

Lưu ý khi chọn trường tư, trường có yếu tố nước ngoài

Thời gian qua, nhiều trường tư, trường có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM, Hà Nội thông báo dừng hoạt động khiến phụ huynh vất vả tìm nơi học mới cho con, chưa kể nhiều phụ huynh chật vật đòi lại khoản học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

Bài đọc nhiều

Vụ nhiều trẻ mầm non bị đánh bầm tím: Tạm đình chỉ công tác cô giáo

Chiều 8/10, theo nguồn tin riêng của phóng viên Dân trí, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã yêu cầu phía Trường Mầm non Nghĩa Lộc (cụm trung tâm, xóm Thọ Đông, xã Nghĩa Lộc) tạm đình chỉ công tác đối với cô Đ.T.S. - người được phân công trông giữ các cháu lớp 5 tuổi A2 của nhà trường.  "Chủ tịch huyện chỉ đạo yêu cầu tạm đình chỉ công tác giảng dạy đối...

Lối đi ‘ngược’ của huy chương vàng Olympic toán quốc tế

Giành huy chương vàng Olympic toán quốc tế, Cấn Trần Thành Trung chọn lối đi 'ngược' khi quyết định trở về Việt Nam làm giảng viên sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Mỹ. ...

Nói điều không hay về Barron Trump, nữ sinh viên gặp rắc rối

(Dân trí) - Kaya Walker - nữ sinh viên đứng đầu hiệp hội sinh viên ủng hộ Đảng Cộng hòa tại Đại học New York (Mỹ) - đã xin thôi giữ vị trí này, sau khi đưa ra những nhận xét thiếu cân nhắc về Barron Trump. Nữ sinh viên gặp rắc rối vì phát ngôn không hay về Barron TrumpMới đây, câu nhận xét của nữ sinh viên Kaya Walker về Barron Trump - con trai út của Tổng...

Chỉ tiêu chi tiết hệ dân sự vào 13 trường quân đội năm 2025

13 trường quân đội có đủ điều kiện được giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự từ năm 2025, sau khoảng 6-7 năm dừng tuyển, với 3.200 chỉ tiêu. Các trường đủ điều kiện được giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự từ năm 2025 gồm: Học viện Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Khoa học quân sự, Trường Sĩ quan thông tin, Trường ĐH Văn...

Giáo viên chuyên dạy thêm, đề nghị đừng kêu nữa

Tiến sĩ Giáo dục Vũ Thu Hương cho rằng, rất nhiều giáo viên không bao giờ mơ được dạy thêm, những nhân viên nhà trường cũng không được dạy thêm... và họ cũng sống với đồng lương ít ỏi. ...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. ...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. ...

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt...

Mới nhất