Trang chủNewsNhân quyềnTừ triết lý sinh thái nhân văn đến thực hành của các...

Từ triết lý sinh thái nhân văn đến thực hành của các tôn giáo Việt


Chia sẻ về hành trình đầy ý nghĩa này, ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT (Bộ TN&MT) khẳng định: Lần đầu tiên trên thế giới có một mô hình hợp tác như vậy!

screenshot-162-.png

PV: Thưa ông, sự phát triển nhanh của nền kinh tế đã gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường. Cùng với BĐKH, đây có thể coi là mối đe dọa “kép” tới đời sống người dân. Vậy người dân ở các tôn giáo của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ những vấn đề này như thế nào và họ ứng phó ra sao?

Ông Nguyễn Việt Dũng:

Môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH) là những vấn đề toàn cầu. Ở mỗi quốc gia, dân tộc, tôn giáo, do có những đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa và trình độ phát triển kinh tế, những tác động từ môi trường và BĐKH sẽ khác nhau và việc ứng phó cũng khác biệt.

Tuy vậy, trong cái riêng lại có cái chung. Họ chung nỗi lo, như ô nhiễm môi trường, sự thay đổi của khí hậu dẫn đến xâm nhập mặn, nước biển dâng. Họ chung tác động đến canh tác nông nghiệp và các hình thức phát triển kinh tế. Ví dụ, trước đây người dân trồng lúa, nhưng do BĐKH, họ phải chuyển sang nuôi tôm hay kết hợp lúa – tôm…

Đó là cái chung trong thực tiễn. Còn sâu xa hơn, giữa các tôn giáo còn có sự tương đồng về triết lý bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH. Tôi nhận thấy rằng, các tôn giáo hiện nay có cách tiếp cận về bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH rất hiện đại: tiếp cận theo hướng sinh thái nhân văn. Các tôn giáo đặt con người vào trong hệ sinh thái tự nhiên chứ không đặt bản thân con người ở bên ngoài hệ sinh thái. Khi đã đặt con người vào trong hệ sinh thái tức là con người là một phần không thể tách rời của tự nhiên, được hưởng lợi từ hệ sinh thái tự nhiên và có trách nhiệm phải bảo vệ tự nhiên. Như vậy, con người và tự nhiên có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau về tồn vong và phát triển.

PV: Từ cách tiếp cận theo hướng sinh thái nhân văn, các tôn giáo đã thể hiện trong đời sống như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Việt Dũng:

Tôi thấy rằng, việc các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH bằng các hoạt động cụ thể là dẫn chứng sinh động nhất cho vấn đề này. Ví dụ, ở Phật Giáo, người ta đặt ra vấn đề phóng sinh như thế nào cho phù hợp? Gần đây, nhiều nhà chùa đã hướng dẫn cho cho Phật tử phóng sinh những động vật bản địa, không phải động vật ngoại lai. Ở các cơ sở thờ tự, tuyên truyền cho người dân không sử dụng túi nylon và nhựa dùng một lần, không đốt vàng mã…

Để hình thành thói quen, thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH trong các tôn giáo ở Việt Nam, tôi cho rằng, các tôn giáo đã thực hành rất tốt việc lồng ghép các nội dung này trong sinh hoạt tôn giáo. Chính vì vậy, ở mỗi cộng đồng tôn giáo, việc bảo vệ môi trường, thích ứng BĐKH đã được cảm nhận và thực hiện một cách hết sức tự nhiên. Đó là con đường nhanh nhất để giúp con người sống tốt hơn, đẹp hơn và hài hòa hơn với tự nhiên.

tg.jpg
Hơn 2.000 mô hình bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH đã được các tôn giáo triển khai

PV: Một minh chứng cho tinh thần sống đẹp, hài hòa đó có lẽ là việc 14 tôn giáo đã đã cùng Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường ký cam kết Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2015-2020). Chương trình này đã được triển khai ra sao và đạt kết quả như thế nào?

Ông Nguyễn Việt Dũng:

Tôi phải nhấn mạnh rằng, quy chế phối hợp bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH giữa 14 tôn giáo và Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bộ TN&MT là một trong những chương trình đầu tiên trên thế giới có mô hình kết hợp như vậy. Đây là niềm tự hào, cho thấy sự đồng thuận một cách tự nguyện của chính quyền và các tôn giáo chung tay vì môi trường xanh đất nước.

Nhìn nhận lại 5 năm triển khai quy chế phối hợp, tôi tin rằng, kết quả đạt được tốt nhất là nhận thức của các tôn giáo, các nhóm cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH. Thông qua chương trình phối hợp đó, các chính sách của Đảng, Nhà nước về ứng phó biến đổi của khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và lối sống thân thiện với môi trường đến người dân một cách rất hiệu quả. Từ đó, nhiều hoạt động rất thiết thực đã được triển khai thường xuyên ở các tôn giáo. Như vậy, kết quả của Chương trình 5 năm qua đã vượt ngoài niềm mong đợi của chúng ta.

Qua 5 năm triển khai thực hiện, các tôn giáo đã
xây dựng được hơn 2.000 mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa
phương và từng tôn giáo, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển
biến mạnh về nhận thức và làm thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của nhiều
chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng.

PV: Tiếp nối thành quả của Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH (giai đoạn 2015-2020), cuối năm 2022, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 – 2026. Xin ông cho biết rõ hơn về Chương trình này?

Ông Nguyễn Việt Dũng:

Chương trình giai đoạn 2 được xây dựng dựa trên cơ sở tổng kết và rút kinh nghiệm của giai đoạn trước. Chúng tôi đã đưa vào những nội dung mà chúng ta cần phải làm tiếp như những mô hình đã được triển khai hiệu quả, cần được lan tỏa. Đặc biệt, các nội dung trong thời gian tới cần được tập trung thực hiện như: đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 đi vào cuộc sống, thông qua các hoạt động như phân loại rác tại nguồn, huy động mạnh mẽ hơn xã hội hóa, sự tham gia của nhiều các thành phần trong xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, thực hiện cam kết về đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050…

small_ky-ket.jpg
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân và 43 chức sắc các tôn giáo đã ký kết Chương trình Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026 dưới sự chứng kiến của lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương, địa phương.

PV: Để thực hiện các nội dung trên, công tác tuyên truyền thông đóng vai trò quan trọng. Vậy truyền thông về bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH tới các tôn giáo của Việt Nam có điểm gì đặc biệt và cần triển khai ra sao?

Ông Nguyễn Việt Dũng:

Để hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng thật sự đi vào hiệu quả, theo tôi, có 2 yếu tố cần lưu ý. Thứ nhất, phải huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, tức làm sao những chương trình truyền thông phải gắn với thực tế đời sống, gắn với sinh kế, với những cái vấn đề mà các nhóm cộng đồng và người dân người ta đang đang phải đối diện thì họ sẽ tự nguyện tham gia. Thứ hai, các chương trình đó phải mang lại lợi ích cho cộng đồng.

PV: Bộ TN&MT với vai trò quản lý Nhà nước sẽ đồng hành với các tôn giáo như thế nào để làm sao mà thúc đẩy các hoạt động xanh, tạo nên sự chuyển đổi xanh trong toàn xã hội, thưa ông?

Ông Nguyễn Việt Dũng:

Việc đầu tiên mà Bộ TN&MT thực hiện là hoàn thiện hành lang pháp lý về chuyển đổi xanh một cách có hệ thống, toàn diện, trong đó, có cách công cụ chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vê môi trường, ứng phó BĐKH.

Cùng với đó, Bộ TN&MT đã, đang và sẽ tiếp tục sát cánh cùng Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tôn giáo thực hiện tốt Chương trình phối hợp phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 – 2026.

Thông qua chương trình này, sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của hội viên, đoàn viên là tín đồ các tôn giáo và Nhân dân hưởng ứng các nội dung về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu như: Nếp sống vệ sinh, xanh, sạch, đẹp, thói quen bớt xả rác, ăn uống hợp vệ sinh và bảo đảm sức khỏe; hưởng ứng các phong trào xanh: “Chủ nhật xanh”, trồng cây, trồng rừng, xanh đồng, sạch ngõ, sạch nhà, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, không lạm dụng đốt rơm rạ, đốt vàng mã, rải tiền vàng mã, nhang hương gây ô nhiễm; vận động nhân dân hưởng ứng hỏa táng, chôn cất đúng nơi qui định, hạn chế rác thải nhựa; tăng cường sử dụng, khai thác các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như: Điện gió, điện mặt trời mái nhà, áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả…

PV: Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Thống nhất tên gọi sau khi hợp nhất Bộ NNPTNT và Bộ TNMT

Phó Thủ tướng thống nhất tên gọi sau khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường là Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Thống nhất tên Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất Bộ NNPTNT và Bộ TNMT. Trong ảnh: Bộ trưởng TNMT Đỗ Đức Duy và Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan (bên phải). Ảnh: Minh Khôi Ngày 20.12, Văn phòng Chính phủ cho biết vừa có Văn...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa tiếp công dân định kỳ tháng 11/2024

Sáng ngày 28/11, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ TN&MT, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 11/2024. Cùng tham dự có Chánh Thanh tra Bộ TN&MT Lê Vũ Tuấn Anh; lãnh đạo Vụ Đất đai, Vụ Pháp chế và Văn phòng Bộ. ...

Đất ven Hà Nội sốt khi đấu giá, Bộ trưởng TN-MT yêu cầu xử nghiêm đối tượng thổi giá

(NLĐO) - Bộ TN-MT kiến nghị xử lý nghiêm, cứng rắn với các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để thổi, hưởng lợi ...

tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai

Kinhtedothi - Ngày 13/11 tại Thái Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, Luật Đất đai 2024 sớm đi vào cuộc sống góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản...

Bộ TN&MT đề nghị 4 địa phương tiếp tục tập trung thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính

Bộ TN&MT vừa có Văn bản số 7855/BTNMT-VP gửi UBND các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tiếp tục tập trung thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC phục vụ người dân, doanh nghiệp và báo cáo về công tác cải cách TTHC năm 2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay

Cục Hàng không VN vừa tiếp tục có công điện gửi các đơn vị có liên quan để tiếp tục chủ động phòng, chống, ứng phó cơn bão số 1 (tên quốc tế Talim) nhằm đảm bảo an toàn hoạt động bay, người và tài sản...

Tiêu chí xét tặng Giải thưởng Môi trường không thuốc lá

Thông tư nêu rõ, Giải thưởng Môi trường không thuốc lá (Giải thưởng) được trao tặng cho tổ chức, cá nhân có địa điểm cấm hút thuốc lá đạt tiêu chuẩn theo quy định và được Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp Sở Y tế, cấp Bộ Y tế...

Biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình thực hiện tốt chính sách dân số

Ngày 8/10, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thạch Thất tổ chức hội nghị gặp mặt biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10) năm 2023. Thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tínhThúc đẩy bình đẳng giới, xóa bỏ tất cả...

Tổng giám đốc WHO chúc mừng thành tựu y tế của Việt Nam

Tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới (WHO) nói, WHO tự hào khi chứng kiến những chuyển biến trong lĩnh vực y tế của Việt Nam trong thời gian qua, WHO sẽ tiếp tục duy trì phối hợp và hỗ trợ mạnh mẽ cho Việt Nam trên hành trình mang lại cuộc sống khỏe mạnh, an toàn và thịnh vượng hơn cho toàn thể người dân.

Cam kết mạnh mẽ bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá do Bộ này tổ chức vào sáng 12/12 tại Hà Nội.WHO khuyến nghị Việt Nam tăng...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở

“Zalopay đang tiên phong thay đổi cách hàng triệu người Việt giao dịch, tiết kiệm và phát triển tài chính cá  nhân trong nền kinh tế số năng động hiện nay”, bà Lê Lan Chi - Tổng giám đốc Zalopay chia sẻ.Thị trường fintech Việt Nam hiện là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu...

Khai quật khảo cổ tại Lạc Câu sẽ mở ra nhiều kỳ vọng

VHO - Từ ngày 9-31.5, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam sẽ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Trước đó, ngày 6.5, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ- BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di...

MISA được vinh danh “Thương hiệu tiêu biểu” trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP...

Ngày 11/05/2025, tại Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (Hanoisme), MISA đã vinh dự...

Hyundai Care Day 2025 – Chuỗi sự kiện chăm sóc xe toàn diện, lan tỏa giá trị nhân văn – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội, ngày 09/05/2025 – Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức khởi động chuỗi sự kiện Hyundai Care Day 2025 tại 10 tỉnh thành trên cả nước, diễn ra từ 18/05/2025 đến 24/08/2025, dự kiến chăm sóc hơn 1.200 xe Hyundai. Hyundai Care Day là chương trình được tổ chức nhằm tri ân khách hàng, giới thiệu...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở