Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTừ kết quả xếp hạng PISA, thi tốt nghiệp THPT thế nào?

Từ kết quả xếp hạng PISA, thi tốt nghiệp THPT thế nào?


XẾP HẠNG PISA THẤP NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố kết quả PISA (Chương trình đánh giá học sinh (HS) quốc tế, do OECD khởi xướng và chỉ đạo) năm 2022. Theo đó, HS VN đạt 469 điểm toán, 462 điểm đọc hiểu và 472 điểm khoa học, thấp hơn 3 – 14 điểm so với mức trung bình của các nước OECD. So với kỳ đánh giá năm 2018, điểm toán trung bình của HS VN giảm 27 điểm, đọc hiểu và khoa học giảm lần lượt 43 và 71 điểm.

Từ kết quả xếp hạng PISA, thi tốt nghiệp THPT thế nào? - Ảnh 1.

Học sinh dừng đến trường, học trực tuyến giai đoạn dịch Covid-19. Theo các chuyên gia, đây là một trong những lý do ảnh hưởng đến kết quả PISA năm 2022

Xét về thứ hạng, HS VN nằm ở mức trung bình về môn toán, nhưng dưới trung bình ở môn đọc hiểu và khoa học. Cụ thể, trong số 73 nước và 8 vùng lãnh thổ tham gia PISA năm 2022 thì VN đứng thứ 31 về toán, 34 về đọc hiểu và 37 về khoa học.

Từ khi VN tham gia xếp hạng PISA vào năm 2012, kết quả xếp hạng năm nay thấp nhất, giảm bậc ở tất cả lĩnh vực. Trong đó, kết quả môn toán học giảm 7 – 14 bậc, đọc hiểu giảm 2 – 21 bậc, khoa học 27 – 31 bậc.

Tại hội thảo, GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VN, cho rằng xu hướng trong cả 4 lần thi PISA, tỷ lệ nhóm điểm thấp nhất và tỷ lệ nhóm điểm cao nhất là tương đối thấp so với các nước có điểm tương đương.

“Như vậy chúng ta làm rất tốt ở mặt trung bình nhưng HS xuất sắc nhất và kết quả thấp nhất thì chúng ta ít hơn. Điều này có thể là tín hiệu tích cực nhưng ở chiều ngược lại khi chúng ta đang bàn đến việc phát triển phẩm chất năng lực của người học, phát huy tối đa khả năng của mỗi cá nhân thì việc đào tạo HS tài năng cần làm tốt hơn nữa”, GS Vinh nhận xét.

KẾT QUẢ THẤP CÓ PHẢI DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19?

Vẫn theo GS Vinh, kỳ thi PISA năm 2022 dự kiến tổ chức vào năm 2021, tuy nhiên phải lùi lại 1 năm do dịch Covid-19. Chắc chắn dịch bệnh này ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục trên toàn thế giới nhưng câu chuyện là “khó người khó ta”. “Tại sao tất cả đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch mà nước ta có vẻ lại bị ảnh hưởng nặng hơn so với các nước hay không”, ông Vinh đặt câu hỏi.

Đồng thời ông Vinh đưa ra giả thiết, lý do mà VN đạt kết quả cao về PISA nhiều năm trước vì nhóm HS VN tham dự kỳ thi PISA được lựa chọn ở độ tuổi 15, độ tuổi phổ rất rộng. Một số nước chọn HS chưa hết lớp 9 nhưng VN vì áp lực của kỳ thi vào lớp 10 nên chọn HS dự thi toàn lớp 10. Có khoảng 68% HS lớp 9 lên lớp 10 nên VN chọn mẫu của 68% này, còn các nước sẽ chọn 100% HS THPT hoặc lớp 9… nên chọn mẫu rộng hơn. Thứ hai, HS đã vào lớp 10 nghĩa là các em đã trải qua một cuộc thi rất khốc liệt nên không cần phải ôn thi gì các em đã rất vững vàng để làm các đánh giá.

“Liệu rằng HS VN trong hai năm vừa qua do dịch bệnh, chúng ta duy trì được việc học nhưng việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, việc thi vào lớp 10 có gì thay đổi làm ảnh hưởng đến kết quả hay không? Điều này cần có tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn nhưng rõ ràng chúng ta nhìn thấy việc kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình học tập sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của HS”, ông Vinh đề nghị.

KHOẢNG CÁCH ĐIỂM PISA GIỮA HS ĐIỂM CAO VÀ THẤP NHẤT BẰNG TỚI 3 NĂM HỌC

Cũng theo GS Lê Anh Vinh, nếu như phân tích vào các nhóm điểm sẽ thấy trong nhóm 25% kết quả cao nhất và 25% thấp nhất của VN thì khoảng cách khoảng 78 điểm. Số điểm này tương đương 2 năm rưỡi học tập. Đáng chú ý khoảng cách này đang cao hơn khoảng cách của năm đầu tiên tham gia PISA vào 2012 (năm ấy khoảng cách hơn 60 điểm). Tuy nhiên, khoảng cách này vẫn thấp so với mặt bằng chung của OECD là hơn 90 điểm (khoảng 3 năm học).

GS Vinh nhấn mạnh: “Khoảng cách điểm này là rất lớn giữa HS có điều kiện học tập tốt nhất và những HS khó khăn nhất. Các con có thể chênh nhau bằng khoảng 3 năm học tập tại trường và chắc chắn chúng ta phải làm rất nhiều điều để có thể thu hẹp”.

Tại hội thảo, ông Phạm Quốc Khánh, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho rằng nếu HS không thực sự được gợi mở để giải quyết các vấn đề thực tiễn thì việc đánh giá vẫn là những “mảnh ghép” rời rạc. Theo ông Khánh, khi tham gia đánh giá PISA, ông phát hiện ra rằng việc đọc từng tình huống thực tiễn để chuyển thành bài toán và giải bài toán thì HS của chúng ta rất giỏi nhưng phần đọc hiểu tình huống thực tiễn thì lại rất hạn chế. “Đọc hiểu vấn đề rất quan trọng trước khi giải quyết vấn đề. Toán học cũng như vậy và cuộc sống cũng như vậy”, ông Khánh nói.

Từ kết quả xếp hạng PISA, thi tốt nghiệp THPT thế nào? - Ảnh 2.

: Kết quả và thứ hạng của Việt Nam tại PISA 2022 với môn toán, công bố ngày 5.12

SẼ CÔNG BỐ HƯỚNG DẪN HS THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025

Bên cạnh đó, ông Khánh cũng dành nhiều thời gian nói về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, năm mà lứa HS đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tốt nghiệp THPT. Theo ông Khánh, HS chỉ quan tâm hai thứ là thi môn gì và thi như thế nào. Phương án thi được làm các bước rất thận trọng, có tính khoa học, có trí tuệ tập thể. Đây là phương án phù hợp nhất, cân bằng được các lợi ích liên quan nhất và kiểm soát được các rủi ro nhất. “Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục công bố các em sẽ thi như thế nào. Cục đang cùng các chuyên gia mày mò, thử nghiệm “âm thầm” ở các nơi để lắng nghe. Tuy nhiên, thử nghiệm này chỉ là một kênh vì HS chưa học hết chương trình, mới học đến học kỳ 1 của lớp 11. Kênh khoa học khác sẽ giúp Bộ GD-ĐT công bố một cấu trúc định dạng đề thi phù hợp nhưng hoàn thiện là một quá trình”, ông Khánh cho hay.

Theo ông Khánh, đánh giá theo mục tiêu nhưng đánh giá quá trình và tổng kết phải được kết hợp với nhau. Như vậy tốt nghiệp THPT là kỳ thi tổng kết chỉ là một phần trong việc đánh giá, giúp người học phát triển phẩm chất, năng lực như mục tiêu chương trình đề ra. Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 hay những năm qua là đánh giá diện rộng nhưng vẫn cần đánh giá được năng lực phẩm chất của mỗi HS. Đây là vấn đề theo ông Khánh còn đang cần tiếp tục nghiên cứu. “Thi cái gì nhưng thi như thế nào là câu chuyện rất cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện”, ông Khánh nhấn mạnh.

Ông Khánh cũng cho biết thêm, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có lộ trình, mô hình và cách thi mà Bộ GD-ĐT mới công bố sẽ ổn định đến năm 2030 nhưng chắc chắn sẽ phải hoàn thiện dần. Đến năm 2032 chúng ta mới có lứa HS học từ lớp 1 đến lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tham dự kỳ thi tốt nghiệp. Do vậy, Bộ sẽ có những bước đi phù hợp.

Lạm dụng “chuẩn hóa” sẽ khó đạt được mục tiêu cao nhất của giáo dục

Về vấn đề này, GS Lê Anh Vinh cho rằng chương trình phát triển năng lực là hướng tới việc thay đổi cách dạy, cách học, cách thực hiện ở nhà trường để giáo viên không chỉ chăm chăm vào việc HS của mình làm được gì về mặt kiến thức, nội dung mà dám vượt qua điều đó để trở thành con người tốt hơn. Còn đánh giá sẽ đi song hành, thay đổi dần dần từ việc kiểm tra cứng nhắc thành quá trình quan sát của người dạy, việc tham gia các dự án học tập trong cả quá trình. Do vậy để đánh giá một con người mà chúng ta quá lạm dụng khái niệm “chuẩn hóa” thì sẽ khó đạt được mục tiêu cao nhất của giáo dục.



Source link

Cùng chủ đề

Học sinh lớp 12 lên kế hoạch ôn tập xuyên tết, vì sao?

Lo ngại siết xét tuyển sớm hay các kỳ thi theo định hướng mới là nguyên nhân khiến một số học sinh lớp 12 quyết ôn tập xuyên tết. ...

Chọn môn thi tốt nghiệp THPT dễ ‘ẵm’ điểm, có tăng cơ hội đỗ đại học?

Lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thế nào để tăng cơ hội đạt điểm cao và trúng tuyển vào đại học bằng việc sử dụng kết quả của kỳ thi này là băn khoăn của nhiều học sinh, phụ huynh thời điểm này. ...

Giúp học sinh lớp 12 ôn tập thi tốt nghiệp hiệu quả

Học sinh lớp 12 năm học này sẽ dự thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với những thuận lợi và thách thức. ...

Một chương trình nhiều sách giáo khoa: Phản ứng vì hiểu chưa đúng

Một chương trình nhiều sách giáo khoa được áp dụng khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là nội dung đã được quy định tại nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, tại Luật Giáo dục. Và phải khẳng định đây...

Đừng để thí sinh chọn môn vì ‘dễ thi, dễ đỗ’

Mục tiêu cấp THPT nêu trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là theo định hướng nghề nghiệp, nhưng nhiều học sinh lại chọn môn học, môn thi tốt nghiệp THPT với tiêu chí 'dễ thi và dễ đỗ'. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Tết vui, đủ đầy của giáo viên rẻo cao xứ Lạng

TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học (PTDTBT)...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói về thách thức đối với giáo dục sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), giảng viên...

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Nhận tiền thưởng học sinh giỏi, nam sinh lớp 10 tặng các em hiếu học

Trong tuần học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, Đoàn Thành Nhân, học sinh lớp 10 chuyên tin, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã về trường cũ gửi lại tiền thưởng học sinh giỏi TP của mình cho trường để giúp đỡ đàn em nghèo hiếu học. ...

BUV đồng hành nâng cao tinh thần học tập trọn đời cùng ngành giáo dục

(Dân trí) - Tinh thần học tập trọn đời không chỉ là giá trị cốt lõi trong giáo dục, mà còn là chìa khóa giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của giáo dục nước nhà. Chiến lược giáo dục đáp ứng kỷ nguyên toàn cầu hóaTrong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong cách...

Mới nhất

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Hoa lay ơn Phú Yên nở chậm, phải nhập hoa Đà Lạt về bán

Nhiều nhà vườn ở Phú Yên lo lắng khi có đến hơn 80% hoa lay ơn ra hoa chậm không kịp bán vào dịp Tết. Để có hoa bán cho người dân, thương lái phải nhập hoa từ Đà Lạt. ...

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn...

Mới nhất