Trang chủNewsThế giớiTừ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Trong chính trị và giao thương quốc tế, các eo biển luôn có vị trí quan trọng. Một số “nút thắt” đặc biệt như Hormuz, Bosphorus, Malacca và Gibraltar… luôn được các quốc gia sở hữu sử dụng như một công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.

Trong thế giới ngày càng phụ thuộc nhau ngày nay, các eo biển không chỉ là những điểm nghẽn, “nút cổ chai” trên biển mà còn là tuyến đường thủy có tác động chiến lược đến thương mại, chính trị, an ninh và trao đổi văn hóa toàn cầu.

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối
Eo biển Hormuz là cửa ngõ quan trọng bậc nhất của ngành năng lượng thế giới. (Nguồn: Tehran Times)

Cửa ngõ quan trọng

Eo biển Hormuz đóng vai trò trung tâm trong địa chính trị Trung Đông. Tại chỗ hẹp nhất khoảng 34 km, chiều sâu không quá 60 m, nhưng eo biển Hormuz lại là cửa ngõ quan trọng bậc nhất của ngành năng lượng thế giới khi các tàu chở dầu của các quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đều phải đi qua đây.

Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ước tính mỗi ngày khoảng 21 triệu thùng dầu, trị giá gần 1,2 tỷ USD được vận chuyển qua eo biển này, tương đương gần một phần ba lượng dầu thế giới. Ngoài ra, lượng xăng vận chuyển qua eo biển này chiếm khoảng 20% tổng nhu cầu tiêu thụ của thế giới.

Nhiều năm qua, “cuộc chiến tàu chở dầu” đã khiến eo biển Hormuz nóng bỏng. Là cửa ngõ trung chuyển dầu thô thế giới – eo biển Hormuz luôn được coi là điểm nóng trong vòng xoáy căng thẳng. Eo biển Hormuz trên thực tế đã trở thành một mối đe dọa an ninh đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu. Từ 1980-1988, có tới 500 tàu chở dầu đã bị chìm trong cuộc xung đột giữa Iran và Iraq.

Theo các chuyên gia, bất cứ sự gián đoạn nào trong huyết mạch Hormuz cũng ảnh hưởng đến giá năng lượng và bất ổn kinh tế ở khu vực này. Quyền kiểm soát địa lý của Iran đối với phía Bắc của eo biển khiến nơi đây trở thành tâm điểm trong căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Tehran đã nhiều lần đe dọa sẽ chặn eo biển này, một động thái gây hậu quả nghiêm trọng cho thị trường dầu mỏ toàn cầu và làm leo thang đối đầu quân sự.

Malacca là eo biển nhộn nhịp chỉ sau Hormuz. Nằm giữa Indonesia, Malaysia và Singapore, eo biển như điểm “thắt cổ chai” này là tuyến hải hành quen thuộc của các tàu buôn lẫn tàu dầu quốc tế. Hải trình qua Malacca là tuyến ngắn nhất giữa Trung Đông với châu Á, giúp vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á. Mỗi năm có hơn 60.000 lượt tàu đi ngang Malacca với khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới. Về giá trị kinh tế và chiến lược, tầm quan trọng của tuyến hàng hải qua eo Malacca sánh ngang với kênh đào Suez và kênh đào Panama.

Đối với khu vực Đông Á, Malacca nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, chiếm một phần tư lượng giao thông hàng hải thế giới hàng năm. Malacca là tuyến đường không thể thiếu đối với các nền kinh tế khu vực, đặc biệt trong chuỗi cung ứng năng lượng, vận chuyển dầu và khí đốt tự nhiên hóa lỏng đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối
Hải trình qua Malacca là tuyến ngắn nhất giữa Trung Đông với châu Á, giúp vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á. (Nguồn: iStock)

Nằm trên tuyến giao thông cực kì quan trọng, cuộc cạnh tranh quyền lực ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, với các quốc gia như Trung Quốc đang tìm cách bảo đảm các tuyến đường thay thế, chẳng hạn như Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) để giảm sự phụ thuộc vào nút thắt này.

Bởi tầm quan trọng như vậy, nên các tàu thuyền qua lại nơi đây từ lâu đã thành mục tiêu của các vụ cướp biển cũng như các vụ khủng bố. Theo thống kê, eo biển Malacca chiếm tới một phần ba các vụ cướp biển trên thế giới. Số lượng các vụ cướp ngày càng có xu hướng tăng trong những thập kỷ gần đây. Những tên cướp biển thường “nằm vùng” ở phía Bắc eo biển và có xu hướng cướp các tàu thuyền cỡ nhỏ hay bắt giữ các thủy thủ đoàn để đòi tiền chuộc.

Huyết mạch kết nối

Eo biển Gibraltar, “bé hạt tiêu” nhưng là một trong những tuyến hàng hải có lưu lượng tàu cao nhất thế giới. Bao quanh bởi nhiều quốc gia của châu Á, châu Phi và châu Âu, Địa Trung Hải là vùng biển gần như khép kín, chỉ thông với Đại Tây Dương qua eo biển duy nhất là Gibraltar. Do đó, tuy về mặt tự nhiên, Gibraltar chỉ vỏn vẹn 6 km2 với 30.000 dân, nhưng lại là điểm nóng địa chính trị ở châu Âu, khiến Anh và Tây Ban Nha phải “lời qua tiếng lại”.

Eo biển này cho phép kết nối châu Âu với châu Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và tài nguyên. Là tuyến đường quan trọng cho tàu container và tàu chở dầu, giá trị chiến lược của eo biển này củng cố sự ổn định kinh tế cho các quốc gia xung quanh. Ngày nay, eo biển này đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động hải quân của NATO, củng cố sự hiện diện của quân đội phương Tây tại Địa Trung Hải.

Bosphorus là eo biển hẹp nhất thế giới ngăn cách giữa châu Âu và châu Á. (Nguồn: Bosphorus Cruises)
Bosphorus là eo biển hẹp nhất thế giới ngăn cách giữa châu Âu và châu Á. (Nguồn: Bosphorus Cruises)

Bosphorus là eo biển hẹp nhất thế giới, nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ ngăn cách giữa châu Âu và châu Á với chiều dài 31 km; nơi rộng nhất là 3,7 km và hẹp nhất là 0,7 km, với độ sâu dao động từ 33 – 80 m. Bosphorus nối liền Biển Đen và Marmara, với trung bình hàng năm có khoảng 5.000 tàu thuyền đi qua, biến Bosphorus trở thành một trong những vùng biển thương mại sầm uất nhất thế giới. Số tàu thuyền di chuyển qua eo biển này ước tính cao gấp bốn lần tàu thuyền di chuyển qua kênh đào Panama và gấp ba lần kênh đào Suez.

Vị trí chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ cho phép nước này tận dụng tuyến đường thủy ở Boshorus để gây ảnh hưởng về kinh tế và chính trị, củng cố vai trò chủ chốt của khu vực. Các chiến lược này hỗ trợ các tuyến thương mại quan trọng cho các quốc gia Biển Đen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển ngũ cốc, dầu và khí đốt tự nhiên. Nga cũng phụ thuộc vào eo biển này để tiếp cận các cảng nước ấm và đang phải đối mặt với những hạn chế đáng kể từ khi nổ ra xung đột với Ukraine.

Đặc biệt, trên eo biển đẹp này còn có cây cầu Bosphorus nối liền hai lục địa Á – Âu. Bosphorus được cho là eo biển đẹp nhất thế giới vì trong hành trình trên biển, người ta có thể thấy được nhiều di tích lịch sử trên bờ, như cung điện của đế chế Byzantine, giáo đường Sophie… Đặc biệt, đây còn là điểm cuối cùng của Con đường tơ lụa từng vang bóng một thời.

Eo biển Bering nằm giữa Nga và Alaska, nơi đứng trên đất Mỹ có thể nhìn thấy nước Nga bằng mắt thường, là biểu tượng của địa chính trị ở Bắc Cực. Khi băng ở Bắc Cực tan chảy, các tuyến vận chuyển mới sẽ xuất hiện, khiến eo biển này trở thành khu vực cạnh tranh giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc nhằm tiếp cận các nguồn tài nguyên chưa khai thác và các tuyến đường thương mại ngắn hơn.

Tiềm năng eo biển Bering như một tuyến vận chuyển chính ở Bắc Cực có thể cách mạng hóa thương mại toàn cầu bằng cách giảm đáng kể thời gian vận chuyển giữa châu Âu và châu Á. Việc kiểm soát tuyến đường này đóng vai trò trung tâm trong tương lai khai thác tài nguyên ở Bắc Cực, bao gồm dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản quý hiếm.

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối
Eo biển Bering là biểu tượng của địa chính trị ở Bắc Cực. (Nguồn: USNI)

Đòn bẩy địa chính trị

Theo Điều 37 Công ước Luật Biển 1982, trong giao thông hàng hải quốc tế, eo biển quốc tế là tuyến đường biển tự nhiên nối liền các vùng biển có chế độ pháp lý khác nhau như biển cả, vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải với biển cả hoặc vùng đặc quyền kinh tế khác.

Trên thực tế, eo biển là tuyến đường huyết mạch kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Khoảng 90% thương mại thế giới được vận chuyển bằng đường biển, với các eo biển chính như Hormuz, Malacca và Gibraltar tạo thành các động mạch của mạng lưới này. Sự gián đoạn ở các eo biển này có thể tạo hiệu ứng lan rộng khắp các thị trường toàn cầu, tác động đến giá nhiên liệu, chi phí vận chuyển và chuỗi cung ứng.

Các eo biển không chỉ có đặc trưng về địa lý mà còn đóng vai trò là huyết mạch quan trọng đối với đời sống chính trị và kinh tế của các quốc gia. Ngoài tầm quan trọng về kinh tế, các eo biển còn đóng vai trò quyết định đối với sự ổn định địa chính trị của khu vực. Từ vùng biển giàu dầu mỏ của eo biển Hormuz đến các tuyến đường Bắc Cực mới nổi của eo biển Bering đã định hình các tuyến đường thủy có ý nghĩa chiến lược toàn cầu.

Các quốc gia kiểm soát các eo biển có ảnh hưởng đáng kể, sử dụng làm đòn bẩy trong các đàm phán quốc tế. Sự hiện diện của hải quân tại các tuyến đường thủy qua các eo biển chiến lược phản ánh sức mạnh và khả năng bảo vệ lợi ích quốc gia. Khi sự cạnh tranh về tài nguyên và các tuyến đường thương mại ngày càng gia tăng, việc bảo vệ các eo biển này ngày càng được chú trọng, đòi hỏi những nỗ lực hợp tác mang tầm quốc tế để bảo đảm sự ổn định cho những cây cầu biển tự nhiên với sứ mệnh kết nối, giao lưu hàng hóa và văn hóa của nhân loại khắp các đại dương.





Nguồn: https://baoquocte.vn/cac-eo-bien-chien-luoc-tu-diem-nghen-tro-thanh-cau-noi-294682.html

Cùng chủ đề

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài 1: Cuộc đua chính trị và vận mệnh kinh tế toàn cầu

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, xu hướng bảo hộ thương mại và sự bất ổn chính trị ở nhiều quốc gia đặt ra những thách thức lớn đối với tăng trưởng và sự ổn định kinh tế trong năm 2024. ...

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

(NLĐO) - Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp "tái sinh" Địa Trung Hải. ...

Giá vàng thế giới và nhận định chuyên gia ngày 27/11: Ổn định trước những tín hiệu địa chính trị trái chiều

DNVN - Trong ngày 26/11, giá vàng trên thị trường quốc tế không biến động mạnh, giữa bối cảnh xuất hiện nhiều tín hiệu mâu thuẫn về tình hình địa chính trị. ...

Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang ở nhiều khu vực, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil được quốc tế rất trông đợi.

Chuyên gia tiết lộ lợi ích chiến lược Nga-Mỹ ở Bắc Cực

Tiến sĩ kinh tế Alexey Fadeyev, Phó Chủ tịch Hội đồng công cộng thuộc Ủy ban các vấn đề Bắc Cực của thành phố St. Petersburg, ngày 10/10 cho biết, Mỹ lo ngại về năng lực ngày càng tăng của Nga ở Bắc Cực, xem khu vực này như điểm nóng tiềm năng cho các cuộc đối đầu địa chính trị và các hoạt động quân sự, nhưng khó có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự công khai.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Công nghệ chip di động, gaming và AI

Các hãng sản xuất sẽ tiếp tục cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ phần cứng và phần mềm, trong khi người dùng cũng kỳ vọng vào những trải nghiệm sử dụng mượt mà và mạnh mẽ hơn. Dưới đây là những xu hướng chính sẽ định hình thị trường laptop trong năm 2025.

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Từ những món ăn truyền thống, trang phục mới, tới đồ trang trí nhà cửa, người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố về tội kích động nổi loạn

Các công tố viên đã truy tố Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang bị tạm giam về tội lãnh đạo một cuộc nổi loạn thông qua việc áp đặt thiết quân luật ngắn ngủi hồi tháng trước.

Quyết tâm bám biển, bám tàu, bám đảo bảo vệ vùng biển của Tổ quốc

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, Đại tá Vũ Anh Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị Hải quân đã trả lời phỏng vấn báo chí về công tác trực sẵn sàng chiến đấu dịp Tết.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Sáng kiến giảm rác thải điện tử ở châu Âu

Ước tính mỗi năm, có khoảng 50-60 triệu tấn rác điện tử được thải ra, trong khi nhiều thiết bị hoàn toàn có thể sửa chữa và tái sử dụng. Những năm gần đây, nhiều người dân ở Amsterdam, Hà Lan đã tìm tới những “quán cà phê sửa chữa” để sửa lại các thiết bị hỏng hóc, thay vì bỏ đi một cách lãng phí. Chiều thứ tư hàng tuần,...

Người Mỹ đổ xô học tiếng Trung khi TikTok sắp bị cấm?

Nền tảng học ngoại ngữ khi nhận lượt người dùng Mỹ học tiếng Trung tăng vọt những ngày qua, nhiều khả năng xuất phát từ nhu cầu sử dụng ứng dụng thay thế TikTok sắp bị cấm. ...

Diễn biến mới về vụ cháy rừng ở California

AP hôm qua đưa tin cảnh báo về "tình huống đặc biệt nguy hiểm" tại nhiều khu vực thuộc Los Angeles và Ventura (bang California) trong ngày 15.1 do Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) đưa ra đã hết hiệu lực...

Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hải Phòng

Ngày 20/1, Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và Hội người Hàn Quốc tại Hải Phòng tổ chức Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. (Ảnh:...

Cùng chuyên mục

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố về tội kích động nổi loạn

Các công tố viên đã truy tố Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang bị tạm giam về tội lãnh đạo một cuộc nổi loạn thông qua việc áp đặt thiết quân luật ngắn ngủi hồi tháng trước.

Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.1 cho biết đang thảo luận với nhiều bên về việc mua lại ứng dụng TikTok và sẽ ra quyết định trong vòng 30 ngày. ...

Người dân Greenland muốn theo Mỹ; nếu có thể cứu TikTok là điều tốt

Trong cuộc trao đổi với các phóng viên thuộc nhóm báo chí Nhà Trắng trên chuyên cơ Không lực Một (Air Force One), ông Trump cho rằng, người dân Greenland muốn theo Mỹ.

Mới nhất

Đừng tạo niềm vui từ nỗi buồn của người bán hoa Tết

Việc cố tình đợi đến 29 - 30 Tết mới mua hoa Tết để ép giá các thương nhân là điều không nên, cần tránh trên cả phương diện phong tục lẫn đạo đức... Những ngày cận Tết, giữa không khí hối hả và cái lạnh len lỏi của mùa đông Hà Nội, câu chuyện về...

Giá trong nước đi ngang

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 27/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 26/1/2025 giá cà phê Robusta...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà Tết tại Cần Thơ

Ngày 26/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường cùng đoàn công tác Trung ương thăm, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025 tại TP Cần Thơ. ...

Hà Nội đề xuất tăng 1,5-2 lần mức phạt vi phạm giao thông so với Nghị định 168

UBND TP Hà Nội vừa đề xuất dự thảo và lấy ý kiến nhân dân về việc nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/CP đối với 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. ...

Lập nhóm công tác liên ngành thúc đẩy kết nối tuyến cao tốc giữa Việt Nam – Campuchia

Nhóm công tác liên ngành giúp Bộ trưởng Bộ GTVT thúc đẩy kết nối tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài của Việt Nam với tuyến cao tốc Phnôm Pênh – Bà Vẹt của Campuchia sẽ do thứ trưởng Bộ GTVT làm trưởng nhóm. Lập nhóm công tác liên ngành thúc đẩy kết nối tuyến cao tốc giữa Việt Nam...

Mới nhất

Giá trong nước đi ngang