Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTự chủ giáo dục nhưng làm gì cũng phải xin phép

Tự chủ giáo dục nhưng làm gì cũng phải xin phép

TP – Tự chủ được ví như cởi trói cho giáo dục đại học (ĐH) nhưng thực tế chỉ tháo gỡ được những điểm nghẽn trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH. Còn những vấn đề như nhân lực, tài chính, hợp tác quốc tế (những nội dung không nằm trong sự điều tiết của Bộ GD&ĐT), vẫn trong “vòng kim cô”.

TP – Tự chủ được ví như cởi trói cho giáo dục đại học (ĐH) nhưng thực tế chỉ tháo gỡ được những điểm nghẽn trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH. Còn những vấn đề như nhân lực, tài chính, hợp tác quốc tế (những nội dung không nằm trong sự điều tiết của Bộ GD&ĐT), vẫn trong “vòng kim cô”.

Có thể giảm cơ hội học tập của sinh viên nghèo

Đại diện Ban giám hiệu Trường ĐH Hà Nội chia sẻ, khó khăn đầu tiên đối với trường khi thực hiện tự chủ cho đến hôm nay là nhân lực chất lượng cao (GS, PGS, đội ngũ tiến sĩ). Hiện tượng chảy máu chất xám do cạnh tranh giữa các trường ĐH tư thục và công lập, trong và ngoài nước ngày càng tăng khiến các trường ĐH công lập mất đi một số lượng cán bộ, giảng viên, chuyên viên được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, năng lực công tác.

Đột phá phân cấp, phân quyền: Tự chủ giáo dục nhưng làm gì cũng phải xin phép ảnh 1

Các trường ĐH hiện mới chỉ được cởi trói tuyển sinh, tự do học thuật. Ảnh: NGHIÊM HUÊ

Dù tự chủ nhưng các trường vẫn phải theo quy định trả lương theo ngạch, bậc (Luật Viên chức, Công chức) nên có nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho việc tuyển dụng, động viên được người lao động cống hiến hết mình. Trường không được tự chủ trong việc trả lương cho cán bộ nhân viên.

Luật Viên chức có một số quy định chưa thuận lợi cho việc tuyển dụng, bổ nhiệm các cá nhân có năng lực, đang làm việc ở môi trường ngoài công lập và muốn chuyển sang làm việc tại trường ĐH công lập. Việc cho thôi việc một số viên chức không còn đủ năng lực công tác cũng khá phức tạp.

“Chúng tôi mong muốn có một nghị định riêng cho các trường ĐH tự chủ, trong đó có các điều khoản cho phép các trường ĐH tự chủ toàn bộ kinh phí chi đầu tư và chi thường xuyên phát huy được tối đa năng lực và sáng kiến, gỡ bỏ một số rào cản về thủ tục”.

Đại diện Ban Giám hiệu Trường ĐH Hà Nội

“Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị quyết số 17 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những ràng buộc về số giờ làm thêm, không được vượt quá 300 giờ/năm, là một khó khăn cho các đơn vị trực thuộc Trường ĐH Hà Nội, vốn có ít giảng viên và khó tuyển dụng nhân sự”, đại diện Ban giám hiệu Trường ĐH Hà Nội chia sẻ.

Khó khăn thứ 2 là về tài chính. Các trường ĐH tự chủ không được cấp kinh phí chi đầu tư và chi thường xuyên, vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó, nhà trường chỉ đủ kinh phí để sửa chữa vừa và nhỏ theo dạng duy tu, bảo dưỡng các công trình; mua sắm vừa đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy và một số hoạt động khác.

Học phí theo khung quy định tại Nghị định số 81 (năm 2021) của Chính phủ được kì vọng để tăng nguồn lực tài chính và lộ trình tính đủ chi phí theo cơ chế giá. Tuy nhiên, việc quyết định mức thu thực tế của trường phải đảm bảo phù hợp điều kiện tài chính của người học và cạnh tranh, thu hút được người học; đảm bảo hài hòa, hợp lí về mục tiêu tài chính và các mục tiêu khác. Tăng học phí cao để có thêm tiền đầu tư xây dựng cơ bản, tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên có thể làm giảm cơ hội học tập ĐH của các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Thủ tục kéo dài, phức tạp

Một khó khăn nữa với trường, chính là về hợp tác quốc tế. Trường ĐH Hà Nội có thế mạnh lớn khi có 54 chương trình đào tạo giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài. Nhưng có một số văn bản chưa thực sự thuận lợi cho các hoạt động này vì thủ tục hành chính thường phức tạp, kéo dài và liên quan tới nhiều bộ ngành, đơn vị. Ví dụ, trường ĐH muốn tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế sẽ cần xin phép bộ chủ quản, sau đó là sở Ngoại vụ tỉnh, thành phố (Nghị quyết 06 năm 2020 của Chính phủ quy định). Với một đơn vị có nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế như trường ĐH, đây là một thủ tục hành chính khá mất thời gian, chưa khẳng định được sự tự chủ học thuật và trách nhiệm giải trình của các trường.

Thủ tục tiếp nhận viện trợ, tài trợ của các trường ĐH cũng cần có sự tham gia của bộ chủ quản, Bộ Tài chính và một số bộ ngành liên quan khác; thời gian phê duyệt khoảng 3-4 tháng. Sau khi được cho phép tiếp nhận viện trợ, cần làm thêm thủ tục ghi vốn và thực hiện các thủ tục quản lí tài chính như với ngân sách Nhà nước. Quy trình ghi vốn này cần có sự tham gia của bộ chủ quản, Bộ Tài chính và cần thêm khoảng 3 – 4 tháng nữa.

“Như vậy, với các dự án tài trợ của nước ngoài chỉ có 1-2 năm thực hiện, thời gian làm thủ tục đã chiếm 6-8 tháng. Nếu làm chung dự án với các trường ĐH nước ngoài thì các trường ở Việt Nam sẽ bị chậm tiến độ và bị giảm uy tín đối với nhà tài trợ”, đại diện Ban giám hiệu Trường ĐH Hà Nội cho hay.

Một vướng mắc khác, Nghị định số 80/2020/NĐ-CP không quy định phân quyền quản lí cho các trường tự chủ với các mức viện trợ khác nhau nên dù nhận được 5.000 USD hay 1 triệu USD, thủ tục đều tiến hành như nhau, khiến một số trường có thể bỏ không xin các khoản tài trợ mà trường cho là nhỏ (khoảng 20.000 USD). Trong khi đó, những dự án như thế này có khá nhiều cho các trường của Việt Nam; hỗ trợ hiệu quả cho các dự án có quy mô vừa phải liên quan đến cải tiến phương pháp dạy học, tăng cường khả năng tìm kiếm việc cho sinh viên, khởi nghiệp…

Lãnh đạo một trường ĐH khác tại Hà Nội bày tỏ sự bức xúc khi tự chủ ĐH hiện vẫn còn rất “bí”. Ông lấy ví dụ về việc trường muốn thuê một đơn vị ngoài trường vào quản lí nhà giữ xe cho sinh viên cho chuyên nghiệp (sau khi đấu thầu) với mức giá vé giữ xe theo quy định của TP Hà Nội. Do là tài sản công, lại phối hợp với một đơn vị ngoài trường nên thành câu chuyện kinh doanh. Trường muốn triển khai phải xin phép bộ, cơ quan chủ quản. “Từ ví dụ nhỏ này để thấy tự chủ nhưng việc gì cũng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền”, vị lãnh đạo nói và cho rằng, doanh nghiệp ngoài trường góp vốn đầu tư phòng lab, phòng thí nghiệm trong trường ĐH đã được tự chủ rất khó khăn vì vướng cơ chế.

Cần sửa đồng bộ các luật liên quan

Theo ông Nguyễn Đình Hảo, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, khung pháp lí cho giáo dục ĐH tự chủ không chỉ nằm gọn trong Luật Giáo dục ĐH mà còn có sự điều chỉnh trực tiếp trong nhiều luật liên quan khác (như Luật Cán bộ công chức và viên chức, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Quản lí tài sản công…), dẫn đến chồng chéo, vướng mắc cho các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện tự chủ.

Việc có nhiều luật cùng tham gia quản lý đã làm ảnh hưởng đến quyền và khả năng tự chủ của các trường, nhất là lĩnh vực tài chính. Đơn cử, hoạt động liên doanh liên kết, sử dụng cơ sở vật chất cho thuê, mở rộng cung ứng dịch vụ công, quyết định học phí, quản lí và giữ quỹ thặng dư, vay mượn tiền, sở hữu nhà đất… Đây là những bất cập cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Trong bài viết “Tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp”, TS Vũ Tiến Dũng, khoa Lí luận Chính trị, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho rằng, cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục ĐH. Để tránh chồng chéo, cần rà soát, điều chỉnh để đồng bộ hóa các quy định trong các bộ luật liên quan và chuyển từ cơ chế quản lí trực tiếp sang cơ chế điều tiết, hỗ trợ bằng công cụ vĩ mô và giám sát chất lượng.

Đi cùng với đó, cần xây dựng hành lang pháp lí để các trường ĐH có thể tự tin thực hiện xây dựng cơ chế tự chủ theo quy định và hướng dẫn của các văn bản pháp quy. Xây dựng lộ trình tự chủ của cả hệ thống giáo dục ĐH trong mối tương quan tương đối với hệ thống trên thế giới.

Ngoài ra, cần ban hành cơ chế ưu đãi cụ thể (ưu đãi có tính điều kiện) để khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ chế tự chủ. Bổ sung, hoàn thiện các thiết chế liên quan để phân định hóa, hiện thực hóa vai trò của hội đồng trường trong các trường ĐH.

Đại diện Ban Giám hiệu Trường ĐH Hà Nội đề xuất cho phép các trường ĐH tự chủ được chủ động xây dựng đề án trả lương theo vị trí việc làm phù hợp với đặc thù hoạt động và điều kiện tài chính của nhà trường; đề án do Hội đồng trường phê duyệt.

Theo đại diện các trường, điều quan trọng nhất là các luật, nghị định, quy định liên quan đến tự chủ ĐH ở các bộ, ban ngành cần phải được sửa đồng bộ. Thực trạng chung hiện nay là tự chủ ĐH mới chỉ gỡ được phần tự do học thuật, tự chủ tuyển sinh.

Tự chủ như không tự chủ

Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện thí điểm tự chủ ĐH bắt đầu từ giai đoạn 2014-2017, với 4 trường ĐH công lập trực thuộc là Trường ĐH Kinh tế quốc dân (nay là ĐH Kinh tế Quốc dân), Trường ĐH Kinh tế TPHCM (nay là ĐH Kinh tế TPHCM), Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Hà Nội (trước là Trường ĐH Ngoại ngữ) theo Nghị quyết 77 của Chính phủ.

Ngoài Nghị quyết, Luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2013, 2014, 2015 và 2018 đã quy định rất rõ về tự chủ ĐH. Đặc biệt, Nghị định 99 hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục ĐH 2018 gần như “cởi trói” hoàn toàn cho tự chủ ĐH. Nhưng những luật khác liên quan không điều chỉnh đồng bộ nên khi thực hiện, tự chủ như không tự chủ.

NGHIÊM HUÊ





Nguồn: https://tienphong.vn/dot-pha-phan-cap-phan-quyen-tu-chu-giao-duc-nhung-lam-gi-cung-phai-xin-phep-post1702449.tpo

Cùng chủ đề

Cậu học trò Asian School chinh phục 2 trường đại học châu Âu

Với bảng thành tích học thuật ấn tượng, đồng thời là thủ lĩnh ‘Sports President’, Nguyễn Khang (lớp 12/12 cơ sở Cộng Hòa) đã trúng tuyển vào 2 trường đại học danh tiếng. ...

Giảm áp lực cho nhà trường, học sinh

Trước tình trạng một số trường “ép” phụ huynh đăng ký không cho con thi vào lớp 10 THPT, từ năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương quyết định tính điểm trung bình kỳ thi vào lớp 10 để xét thi đua của các địa phương và các nhà trường theo hướng xếp hạng theo tổng điểm/số học sinh tốt nghiệp THCS. ...

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở 5 ngành đào tạo mới

TPO - Năm 2025, Trường Đại học Hà Nội sẽ tuyển sinh với 3 phương thức và mở thêm 5 ngành đào tạo mới gồm: Công nghệ sinh học, Vật lí học (Vật lí bán dẫn và Kĩ thuật), Lịch sử, Xã hội học, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam. TPO - Năm 2025, Trường Đại học Hà Nội sẽ tuyển sinh với 3 phương thức và mở thêm 5 ngành đào tạo mới gồm: Công nghệ sinh...

Thu hút người học từ bậc phổ thông

Khoảng 10 năm trở lại đây, STEM (Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật và Toán) được coi là nhóm ngành vô cùng tiềm năng. Nhưng thực tế cho thấy quy mô và tỷ lệ sinh viên đại học (ĐH) theo học các lĩnh vực STEM ở Việt Nam thấp hơn so với một số nước trong khu vực và châu Âu, đặc biệt thấp ở các ngành Khoa học và Toán học. ...

Niềm vui ngày cuối năm

Trước khi có Nghị định 73, nhiều giáo viên chỉ nhận thưởng Tết ở mức khoảng 500.000 đồng/người. Năm nay lần đầu tiên giáo viên được nhận thưởng Tết chính đáng theo quy định. Đến thời điểm hiện tại, hầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 24/01/2025 | 09:14 ...

TPHCM se lạnh những ngày giáp Tết

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo trong những ngày giáp Tết, từ nay đến 28/1 (29 Tết), thời tiết TPHCM có ít mưa, trời se lạnh về sáng sớm, một vài ngày sẽ xuất hiện sương mù, chất lượng không khí giảm. TPO - Cơ quan khí tượng dự báo trong những ngày giáp Tết, từ nay đến 28/1 (29 Tết), thời tiết TPHCM có ít mưa, trời se lạnh về sáng sớm, một vài...

Giới trẻ tấp nập check in đường hoa Tết ở ‘khu nhà giàu’ TPHCM

TPO - Chưa đến giờ khai mạc nhưng từ trưa, nhiều bạn trẻ đã đến chụp ảnh cùng linh vật năm Ất Tỵ tại tuyến đường nối thẳng đến cầu Ánh Sao trong KĐT Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TPHCM). Đường hoa với nhiều tiểu cảnh rực rỡ, mở cửa đón khách từ 23/1 đến 1/2. Cổng Nghinh xuân với sắc đỏ, vàng rực rỡ. Trên cổng, chủ đề được thể hiện nổi bật, cùng hàng trăm chiếc phong bao lì xì...

Ngư dân miền Trung bội thu chuyến biển cuối năm

TPO - Giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, khắp các cảng cá ở miền Trung vui như mở hội, hàng trăm tàu thuyền từ ngư trường nối đuôi nhau quay về bờ. Những chuyến tàu chở nặng tôm cá… trong phiên biển cuối năm giúp ngư dân đón một cái Tết ấm no. TPO - Giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, khắp các cảng cá ở miền Trung vui như mở hội, hàng trăm tàu...

Người Hải Phòng check-in vườn hoa trung tâm cận Tết

TPO - Những ngày cận Tết, nhiều người ở Hải Phòng rộn ràng váy áo đến dải vườn hoa trung tâm thành phố ngắm hoa, chụp ảnh check-in, vui chơi đón xuân sớm. 23/01/2025 | 16:22 TPO - Những ngày cận Tết, nhiều người ở Hải...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc 2025 cho công dân Việt Nam

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc dành cho ứng viên Việt Nam gồm nông - lâm - ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, công nghệ thông tin (chỉ dành cho người khuyết tật), môi trường, biến đổi khí hậu... Học bổng Chính...

Trường Đại học Thủ Dầu Một hoàn trả 21 tỷ đồng học phí thu sai

Trường Đại học Thủ Dầu Một ở Bình Dương đã trả lại số tiền khoảng 21 tỷ đồng học phí thu sai cho hơn 10.000 sinh viên, trong vụ thu sai 37 tỷ đồng. Hôm nay (24/1), Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) cho biết đã hoàn tất các thủ tục và xác định danh sách sinh viên được hoàn trả phần học phí thu vượt liên quan đến tín chỉ thực hành. Theo nhà trường, đến nay hơn...

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khi nào học sinh được nghỉ học vào ngày thứ bảy?

Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có văn bản đề nghị UBND tỉnh này cho phép được thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy, chủ nhật trong thời gian tới. ...

Hơn 10.000 sinh viên Trường đại học Thủ Dầu Một đã được hoàn trả tiền học phí thu sai

Trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã hoàn thành thủ tục hoàn trả cho hơn 10.000 sinh viên, học viên trong vụ thu sai 37 tỉ đồng học phí. Ngày 24-1, nhiều sinh viên Trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh...

Mới nhất

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Thăm, tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân và Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu năm 2025....

Ăn nhầm trứng gà tiêm thuốc diệt chuột, 2 trẻ ở Hòa Bình nhập viện thương tâm ngày giáp Tết

GĐXH - Thời điểm Tết Nguyên đán đến gần, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc hết sức đáng tiếc. ...

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Mới nhất