Trang chủNewsKinh tếTừ chính sách đến hành động

Từ chính sách đến hành động


Thúc đẩy, lồng ghép giới trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu về giảm nghèo có ý nghĩa to lớn hơn.

Việt Nam là điểm sáng của giảm nghèo bền vững

Công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tựu về giảm nghèo có ý nghĩa to lớn, khẳng định ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Chủ trương này được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách cũng như hành động thực tiễn nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Những thành quả về giảm nghèo của Việt Nam được nhiều tổ chức chuyên gia quốc tế đánh giá là “gần như chưa có tiền lệ”, được ví như “một cuộc cách mạng”.

Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều (MPI). Theo báo cáo Chỉ số nghèo đa chiều toàn cầu được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố vào ngày 15/7/2023, Việt Nam đã hạ được chỉ số MPI xuống một nửa trong vòng 15 năm qua.

Những thành tựu về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian là một trong những thành công nổi bật trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Những nỗ lực về xóa đói giảm nghèo không chỉ thể hiện tinh thần tương thân tương ái, truyền thống quý báu của người Việt Nam, đảm bảo quyền thụ hưởng những thành tựu của sự phát triển cho tất cả mọi người, “không ai bị bỏ lại phía sau”. 

Thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, lồng ghép giới trong giảm nghèo bền vững là chủ trương của Việt Nam. Trong định hướng chính sách, chúng ta đã chỉ rõ rằng bất bình đẳng giới có mối quan hệ mật thiết với nạn đói nghèo. Bất bình đẳng giới vừa là nguyên nhân của tình trạng đói nghèo, lạc hậu, vừa là rào cản chính đối với phát triển bền vững.

Bình đẳng giới trong giảm nghèo đa chiều: Từ chính sách đến hành động- Ảnh 1.

Trồng cây quế mang lại thu nhập ổn định, giúp nhiều phụ nữ tại Lạng Sơn thoát nghèo

Trước đây, phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc miền núi ít được tiếp cận các nguồn lực sản xuất, giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm hơn so với nam giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do bất bình đẳng giới, người phụ nữ có địa vị thấp hơn, yếu thế hơn. 

Thực hiện song song mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững từ giai đoạn 2011-2020 đã đề cập đến đối tượng là người nghèo, hộ nghèo và đặc biệt ưu tiên đối tượng hộ nghè là phụ nữ, hộ nghèo dân tộc thiểu số. Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề giới trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Kế hoạch hành động để giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế đã được thực hiện. 

Các cấp chính quyền, Hội phụ nữ các cấp tại các địa phương đã triển khai mạnh mẽ việc thúc đẩy cho vay vốn, trợ giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, các kế hoạch, chương trình hành động, các mô hình được xây dựng phù hợp với thực tế địa phương. Những mô hình như trồng cây quế tại Lạng Sơn, nuôi gà thả vườn tại Thái Nguyên, người phụ nữ tự mình giúp mình thoát nghèo và cùng giúp nhau thoát nghèo đã được thực hiện.

Kết quả của chương trình hành động này là tỷ lệ hộ nghèo đa chiều liên tục giảm trong giai đoạn 2016-2022. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 là 4,3%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021 và giảm bình quân 0,81 điểm phần trăm trong giai đoạn 2016-2022. Năm 2023, ước tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều tiếp tục giảm 1,1% so với năm 2022, đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều bền vững để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới.

Nhiều chuyên gia quốc tế khi nghiên cứu, đánh giá đã đưa ra nhận xét việc lồng ghép giới, việc cùng hành động để giúp người phụ nữ thoát nghèo đã khiến thành tựu giảm nghèo của Việt Nam sâu rộng, đầy đủ, toàn diện và có ý nghĩa hơn. 

Những bài học kinh nghiệm về lồng ghép giới trong giảm nghèo bền vững

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giảm nghèo hiện nay ở Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối diện với nhiều trở ngại, thách thức.

Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ tái nghèo trong 4 năm (2016-2019) bình quân 4,1%/năm so với tổng số hộ thoát nghèo. Một số địa phương thuộc miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo chậm, luôn đứng trước nguy cơ tái nghèo, đời sống của người phụ nữ, người dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Tại Gia Lai, từ năm 2019-2022 có 461 hộ dân tộc thiểu số tái nghèo (chiếm 85,5%); tại Quảng Ngãi có 579 hộ nghèo phát sinh mới trong năm 2023. 

Bên cạnh nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, hạ tầng còn nhiều hạn chế thì bài toán giảm nghèo đa chiều của không ít địa phương, nhất là những địa phương vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nan giải bởi nhiều hộ nghèo không có đất, không tư liệu sản xuất. Tại các địa phương này, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, như y tế, giáo dục, thông tin, nhà ở, nước sạch và vệ sinh,… theo chuẩn nghèo đa chiều gặp không ít thử thách. 

Bình đẳng giới trong giảm nghèo đa chiều: Từ chính sách đến hành động- Ảnh 2.

Hoạt động hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững được triển khai tại Yên Bái.

Trong quá trình thực hiện, các Hội LHPN địa phương đã đúc kết bài học muốn giảm nghèo bền vững, muốn không tái nghèo thì cần phải khơi dậy được tính tự chủ của người phụ nữ, “trao cần cầu chứ không phải cho con cá”. Sau khi tuyên truyền vận động, thực hiện giải pháp hỗ trợ ban đầu, trợ giúp bằng vốn vay thì điều cần thiết là phải trang bị kĩ năng, kiến thức cho người phụ nữ nghèo, để “tự người phụ nữ đứng vững một cách bền vững”. 

Theo phản ánh, một số chính sách giảm nghèo vẫn thực hiện theo hình thức hỗ trợ không hoàn lại, cơ chế “cho không”. Những hỗ trợ này thực tế đã giúp cải thiện cuộc sống trước mắt cho cho nhiều hộ nghèo song từ đây cũng làm nảy sinh tâm lý trông chờ, ỷ lại ở một bộ phận người dân, không khơi thông được nguồn lực trong dân đầu tư thêm vào sản xuất. 

Các cán bộ phụ nữ qua quá trình thực hiện đã nêu ý kiến bên cạnh việc hỗ trợ khâu sản xuất (hỗ trợ vốn, hỗ trợ đất đai, hỗ trợ vật tư nông nghiệp) thì còn cần hỗ trợ việc tiêu thụ (hỗ trợ tiếp cận thị trường, hỗ trợ cho liên kết, bán hàng) thì mới thật sự hiệu quả và bền vững. Sau khi phụ nữ đã bắt đầu thoát nghèo thì để thoát nghèo bền vững cần trang bị thêm nhiều kiến thức, cần đẩy mạnh việc đưa phụ nữ nghèo tiếp cận công nghệ để phát triển sản xuất. Nhiều ý kiến ghi nhận từ các cấp Hội phụ nữ là cần có cơ chế linh hoạt hơn trong việc cho vay vốn chính sách xã hội, bởi trên thực tế người nghèo không có vốn đối ứng, khó tiếp cận vốn vay. 

Trong điều kiện tình hình mới, cần có những chương trình, kế hoạch hành động mới, phù hợp để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.



Nguồn: https://pnvnweb.dev.cnnd.vn/binh-dang-gioi-trong-giam-ngheo-da-chieu-tu-chinh-sach-den-hanh-dong-20241229213025569.htm

Cùng chủ đề

Tín dụng chính sách trở thành điểm tựa cho hộ gia đình khó khăn

Sáng ngày 7/1/2025, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quận Liên Chiểu đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Không khí hội nghị rộn ràng, đầy niềm tin và sự lạc quan trước những kết quả tích cực trong năm 2024, với những con số biết nói đã phản ánh một năm lao động...

Quản Bạ (Hà Giang): Nâng cao đời sống nhờ phát triển các sản phẩm OCOP

(TN&MT) - Với ý nghĩa lớn nhất của Chương trình là tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, từng bước thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững... Kể từ khi triển khai đến nay, Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đang tạo ra làn sóng rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, huyện Quản Bạ...

Hiệu quả vốn vay tín dụng ưu đãi giúp phụ nữ thoát nghèo

Việc phối hợp cho vay vốn đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần hiệu quả giúp nhiều phụ nữ tại Lạng Sơn phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. ...

Nâng cao quyền năng kinh tế nữ dân tộc thiểu số giúp giảm nghèo bền vững tại Ninh Bình

Từng là địa phương khó khăn bậc nhất của huyện Nho Quan (Ninh Bình), với những quyết sách đúng đắn cùng sự vươn lên của người dân, xã Thạch Bình đã góp phần trong công cuộc giảm nghèo...

Bộ đội quân hàm xanh chăm lo đời sống đồng bào dân tộc vùng biên

Bám sát địa bàn, hiểu đặc điểm thiên nhiên, phong tục tập quán của đồng bào Khmer, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ (BĐBP Kiên Giang) triển khai nhiều mô hình hỗ trợ các hộ dân có nguồn thu nhập ổn định, giảm nghèo, nâng chất lượng cuộc sống. Bộ đội hỗ trợ sinh kế cho đồng bào Khmer Khi mặt trời xuống núi, bà Danh Sau (ấp Rạch Dứa, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh Việt Nam, Trần Tố Uyên (sinh năm 1997, đồng sáng lập, giám đốc quốc gia của STEAM for Vietnam) cùng...

“Cùng em bước tiếp” nối dài ước mơ học tập của các bạn nhỏ sau đại dịch COVID-19

Chiến dịch “Cùng em bước tiếp” được Saigon Children’s Charity (saigonchildren) chính thức khởi động, nhằm hỗ trợ cho những trẻ em mất người thân do đại dịch COVID-19. ...

Mang sức sống Việt vào bộ quà Tết 2025

Kiên cường, tỏa sáng nỗ lực của người Việt, vững vàng vượt qua khó khăn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - đó là thông điệp các nữ doanh nhân gửi gắm vào bộ quà Tết...

Bảo hiểm Shinhan Life tiếp tục hành trình vì tương lai bền vững cho thế hệ trẻ

Đầu tư vào tương lai phát triển bền vững của trẻ em và thanh thiếu niên là một trong những ưu tiên trong chiến lược trách nhiệm cộng đồng của Shinhan Life tại Việt Nam. Hành trình nhân...

Tạo vòng đời mới cho mo cau

Từ ký ức thời thơ ấu với những cây cau trong vườn nhà, chị Phan Vũ Hoài Vui (SN 1989) đã nảy ra ý tưởng tái chế mo cau thành các sản phẩm trong sinh hoạt hằng ngày...

Bài đọc nhiều

Giá vàng ngày 19/1/2025: Đồng loạt giảm mạnh

DNVN - Vào ngày 19/1/2025, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự điều chỉnh giảm mạnh đồng loạt. ...

Việt Nam được gọi tên là “người chiến thắng” trong lĩnh vực khuấy đảo toàn cầu

Động thái của các tập đoàn Mỹ đã cho thấy vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực đang tạo nên "cơn sốt lớn" trên thế giới. 'Đại bàng Mỹ' mạnh tay rót vốn Trong nhiều năm qua, Mỹ đã tích cực rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư , trong năm 2022, Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 748,17 triệu USD với 91...

Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Tìm hướng phát triển cho ngành nhôm Việt Nam Thông tin cảnh báo sớm, “tài sản” đặc biệt cho phòng vệ thương mại ngành nhôm Tuy nhiên, xét về triển vọng dài hạn, ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ rất hứa hẹn nếu các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội và đầu tư theo xu hướng “xanh hoá”. Giá nhôm thế giới tăng trở lại từ đáy 3 năm...

USD hồi phục, vàng suy giảm

Giá vàng thế giới hôm nay niêm yết trên Kitco ở mức 2.059 USD/ounce, giảm 7 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng giảm nhẹ khi chịu áp lực từ sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD. Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý này được hạn chế nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ và lo ngại tình hình sẽ leo thang ở...

Cùng chuyên mục

Sầu riêng Việt Nam sẽ soán ngôi Thái Lan tại Trung Quốc?

Theo South China Morning Post, sầu riêng Việt Nam và Malaysia đang trong cuộc chạy đua 'khốc liệt' để soán "ngôi vua" của Thái Lan tại thị trường Trung Quốc. Tờ South China Morning Post đưa tin, sầu riêng từ Việt Nam và Malaysia có thể soán "ngôi vua" của Thái Lan tại Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia này đã nhập khẩu sầu riêng với số lượng ‘kỷ lục’ trong năm 2024. ...

Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam

Đã hết thời gian thực hiện hơn 1 năm, nhưng đến nay, Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng, chưa được giao đất, chưa triển khai thi công xây dựng. Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc: Đang tìm căn cứ để gỡ pháp lýĐã hết thời gian thực...

Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa

Lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Agribank Chi nhánh Sở Giao dịch và Tập đoàn Alphanam là sự kiện mang ý nghĩa quan trọng, nhằm phát triển dự án Sofitel Sapa Hotel & Residences – một công trình hứa hẹn tạo nên dấu ấn trong ngành du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường HoaLễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng...

Dự báo giá cà phê trong nước ngày mai 25/1/2025 chững lại

Dự báo giá cà phê ngày mai 25/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 25/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 24/1/2025 giá cà phê Robusta tiếp tục tăng phiên thứ 4 liên tiếp trong tuần và gần chạm mốc 5.500 USD/tấn, với mức tăng nhẹ...

Phúc Sinh trên hành trình bền vững cùng nông nghiệp xanh

Phúc Sinh liên tục nhận được tài trợ từ Quỹ đầu tư &Green và Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan, trở...

Mới nhất

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều...

Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ Y tế vừa phát đi thông báo yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi quảng cáo thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trên mạng internet. Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm...

Mới nhất