Trang chủKinh tếNông nghiệpTừ bất cập của Nghị định 02/2017 về hỗ trợ thiệt hại...

Từ bất cập của Nghị định 02/2017 về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng


Theo Bộ NNPTNT, ngày 9/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm thực hiện đã bộc lộ một số bất cập, cụ thể:

Hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

Nghị định số 02/2017 quy định mức hỗ trợ đối với hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản bị thiệt hại do dịch bệnh. Tuy nhiên mức hỗ trợ chưa chi tiết, đang quy định theo khung giá hỗ trợ đối với từng loại, vì vậy nếu hỗ trợ ở mức thấp nhất của khung thì dẫn đến thấp hơn nhiều so với mức giá đầu vào sản xuất hiện nay (con giống, thức ăn, thuốc thú y…) hoặc so với giá thực tế trong trường hợp người dân bán chạy gia súc, gia cầm khi dịch bệnh xảy ra.

Trong thực tế các tỉnh áp mức hỗ trợ khác nhau cho cùng một loài vật nuôi, vì vậy người dân giáp ranh đã vận chuyển động vật bị bệnh sang tỉnh có mức hỗ trợ cao hơn, làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Tương tự, mức hỗ trợ đối với động vật thủy sản đang thấp hơn nhiều so với mức giá thực tế do giá cả đầu vào sản xuất tăng cao, người dân gặp khó khăn trong phục hồi, tái sản xuất. 

Mặt khác, khó khăn trong việc xác định thiệt hại đối với thuỷ sản, thiếu căn cứ để tính thiệt hại 30 -70%; chưa có mức hỗ trợ sản xuất giống bị thiệt hại do dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc quy đổi đơn vị tính tất cả theo ha hoặc m3 hoặc chỉ phân biệt thâm canh/bán thâm canh như trong Nghị định 02 cũng chưa phù hợp do mỗi loài thủy sản có hình thức nuôi đặc trưng riêng, chi phí đầu tư/mật độ nuôi cũng rất khác nhau nên mức độ thiệt hại khi bị tiêu hủy rất khác nhau.

Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng bất cấp của Nghị định 02/2017 về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh  - Ảnh 1.

Các lồng bè nuôi trồng thủy sản tại Vân Đồn bị bão số 3 phá huỷ. Ảnh: Thu Lê.

Bộ NNPTNT kiến nghị giải pháp: Chính phủ quy định chính sách về hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản bị thiệt hại do dịch bệnh, trong đó quy định cụ thể giá tiền hỗ trợ theo từng loài gia súc, gia cầm tính theo thời gian nuôi hoặc trọng lượng cho các cơ sở có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do phòng, chống dịch bệnh, bổ sung một số loại dịch bệnh động vật nguy hiểm được hỗ trợ. Quy định cụ thể đối tượng cũng như phương án tính thiệt hại đảm bảo khả thi, hiệu quả, đưa chính sách vào cuộc sống.

Ngoài ra, bổ sung hỗ trợ thiệt hại khi tiêu hủy thủy sản làm giống bị bệnh. Đối tượng này khi bị bệnh sẽ tiêu hủy toàn bộ bể nên việc tính mức hỗ trợ khả thi và việc hỗ trợ thật sự có ý nghĩa với người sản xuất. Bên cạnh đó, do thủy sản thương phẩm bị bệnh vẫn có thể tận dụng làm thực phẩm nên chỉ đề xuất hỗ trợ khi tiêu hủy thủy sản mắc bệnh. Đưa ra nhiều định mức hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng và phù hợp với hình thức nuôi (liên quan đến mức đầu tư và mức độ thiệt hại khác nhau) – như vậy sẽ đảm bảo sự công bằng và chính sách hỗ trợ đúng đối tượng cần hỗ trợ.

Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và yêu cầu thực tế tại địa phương để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.

Hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất là các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

Tại Nghị định số 02/2017 chưa có quy định về việc hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại trực tiếp do dịch bệnh động vật. Theo quy định tại khoản 9 Điều 27 Luật Thú y, khi dịch bệnh động vật xảy ra tất cả động vật, sản phẩm động vật của bất kỳ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp (không có ngoại lệ đối với cơ sở của lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp) đều thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá nhân đều có quyền lợi, trách nhiệm như nhau, bảo đảm công bằng trong thực thi pháp luật giữa các chủ thể tham gia trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh động vật.

Hiện nay, các đơn vị này tham gia kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tương đối nhiều và đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn của cán bộ chiến sỹ, nhất là khi ngân sách nhà nước hạn hẹp nên mức chi cho bữa ăn còn hạn chế, giá thực phẩm trên thị trường có chiều hướng gia tăng mạnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng và là những hạt nhân phát triển kinh tế của địa phương, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Trước đây, khi xây dựng Nghị quyết số 42/NQCP ngày 18/6/2019 của Chính phủ, các Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an đã đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Do đó, tại các Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 và 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ đều có quy định hỗ trợ lực lượng vũ trang nhân dân.

Thêm vào đó, hầu hết, các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản của lực lượng vũ trang đều có quy mô vừa và nhỏ, nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh cũng giống như các cơ sở sản xuất. 

Bộ NNPTNT kiến nghị giải pháp: Chính phủ quy định chính sách về bổ sung đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh.

Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng bất cấp của Nghị định 02/2017 về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh  - Ảnh 2.

Bão số 3 đã tàn phá 3 nhà xưởng của Công ty TNHH Việt Trường (doanh nghiệp thủy sản ở TP. Hải Phòng), thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng.

Hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất là các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

Nghị định số 02/2017 quy định mức hỗ trợ đối với hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nuôi gia súc, gia cầm bị thiệt hại do dịch bệnh. Theo quy định tại khoản 9 Điều 27 Luật Thú y, khi dịch bệnh động vật xảy ra tất cả động vật, sản phẩm động vật của bất kỳ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đều thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá nhân đều có quyền lợi, trách nhiệm như nhau, bảo đảm công bằng trong thực thi pháp luật giữa các chủ thể tham gia trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh động vật.

Bộ NNPTNT kiến nghị giải pháp: Chính phủ quy định chính sách về hỗ trợ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm bị thiệt hại do dịch bệnh. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm 4 nhóm: Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1); Tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2); Tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (nhóm 3); và do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 4).

Hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

– Nghị định số 02/2017 được ban hành từ năm 2017, do vậy mức hỗ trợ đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại do dịch bệnh đang thấp hơn nhiều so với mức giá thực tế do giá cả đầu vào sản xuất (con giống, thức ăn, thuốc thú y…) tăng cao, vì vậy người dân còn gặp khó khăn trong phục hồi, tái sản xuất. Khó khăn trong việc xác định thiệt hại, thiếu căn cứ để tính thiệt hại 30 -70%…(với thuỷ sản); bên cạnh đó chưa có mức hỗ trợ đối với thiệt hại khi sản xuất giống bị thiệt hại do dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc quy đổi đơn vị tính tất cả theo ha hoặc m3 hoặc chỉ phân biệt thâm canh/bán thâm canh như trong Nghị định 02 cũng chưa phù hợp do mỗi loài thủy sản có hình thức nuôi đặc trưng riêng, chi phí đầu tư/mật độ nuôi cũng rất khác nhau nên mức độ thiệt hại khi bị tiêu hủy rất khác nhau.

Với các khó khăn nêu trên nên qua hơn 7 năm triển khai, chưa tỉnh nào triển khai được hoạt động hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh thủy sản, nên có thể nói chính sách này không “đến được” với người nuôi trồng thủy sản; chưa hỗ trợ được người nuôi khôi phục sản xuất dù khó khăn, thiệt hại lớn. Chính vì vậy, không khuyến khích được người nuôi thực hiện tốt các hoạt động phòng chống, ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Trên thực tế, ngoài các đối tượng nêu trên, khi dịch bệnh động vật xảy ra tất cả động vật, sản phẩm động vật của bất kỳ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đều thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá nhân đều có quyền lợi, trách nhiệm như nhau, bảo đảm công bằng trong thực thi pháp luật giữa các chủ thể tham gia trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh động vật.

Bộ NNPTNT kiến nghị giải pháp: Chính phủ quy định chính sách về hỗ trợ đối với doanh nghiệp (nhỏ và vừa) là kế thừa các quy định tại Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 và Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình soạn thảo, cơ quan chủ trì xây dựng Nghị định đã cân nhắc, lựa chọn các đối tượng để đưa vào đối tượng được hưởng hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Qua rà soát, chưa có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018; Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021: “Không ban hành các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án mới khi không cân đối được nguồn”. Có thể thấy, nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguy cơ dịch bệnh cao hơn các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI. Khi xảy ra dịch bệnh buộc phải tiêu hủy, các đơn vị này cần được hỗ trợ để bảo đảm, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất và việc áp dụng chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh. Do đó, dự thảo Nghị định không quy định hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI vì phải cân đối nguồn lực, đảm bảo tính khả thi.

Hỗ trợ đối với người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật

 Nghị định số 02/2017 không quy định chính sách hỗ trợ cho lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch. Chế độ hỗ trợ cho người tham gia công tác phòng, chống dịch đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, mức hỗ trợ quy định tại Quyết định này hiện thấp hơn nhiều so với ngày công lao động phổ thông tại địa phương nên khó triển khai, huy động nguồn nhân lực trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng chống dịch (đặc biệt là những người không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Chưa có quy định về chế độ hỗ trợ cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật, cụ thể: là người trực tiếp thực hiện một hoặc nhiều các hoạt động sau: (i) Thống kê; xác nhận thiệt hại do dịch bệnh động vật; (ii) Xử lý ổ dịch; lấy mẫu; mổ khám, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật; điều tra, xác minh dịch bệnh động vật; bắt, giữ, vận chuyển, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật; (iii) Tiêm phòng; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để phòng, chống dịch bệnh động vật; (iv) Trực tổ, chốt, trạm để kiểm soát dịch bệnh động vật.. Trong khi đó, tại cấp cơ sở hiện nay, số lượng cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh động vật rất ít, khối lượng công việc lại rất lớn, thậm chí nguy hiểm.

Bộ NNPTNT kiến nghị giải pháp: Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó gồm có các khoản quy định về hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật theo phân công, huy động của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để thực hiện một hoặc nhiều hoạt động sau đây: Thống kê; xác nhận thiệt hại do dịch bệnh động vật; Xử lý ổ dịch; lấy mẫu; mổ khám, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật; điều tra, xác minh dịch bệnh động vật; bắt, giữ, vận chuyển, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật; Tiêm phòng; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để phòng, chống dịch bệnh động vật; Trực tổ, chốt, trạm để kiểm soát dịch bệnh động vật.





Nguồn: https://danviet.vn/tu-bat-cap-cua-nghi-dinh-02-2017-ve-ho-tro-thiet-hai-do-thien-tai-dich-benh-bo-nnptnt-bao-cao-thu-tuong-20240923132352015.htm

Cùng chủ đề

Khách Tây đến ngôi chùa nổi tiếng nhất Hạ Long

TPO - Đến TP Hạ Long vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều vị khách nước ngoài hòa mình cùng văn hóa người Việt khi đến chùa chiêm bái và xin chữ đầu năm. 30/01/2025 | 13:21 TPO - Đến TP Hạ Long vào dịp Tết Nguyên...

Chủ tịch Quảng Ninh lì xì khách du lịch tàu biển ‘xông đất’ đầu năm

TPO - Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đức Ấn đón đoàn 500 khách du lịch quốc tế trên tàu biển Silver Dawn đến xông đất du lịch Quảng Ninh trong ngày đầu năm mới xuân Ất Tỵ 2025. 29/01/2025 | 15:05 TPO - Chủ tịch UBND tỉnh...

Màu văn hóa Tết trong các dân tộc tỉnh Quảng Ninh

Những cô gái Dao trong trang phục dân tộc sặc sỡ ngồi thêu khăn, gian nhà mộc mạc của thợ mỏ, mọi người quây quần gói bánh chưng…, được tái hiện trong không gian Văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. ...

Không gian văn hóa Tết các dân tộc

Trong không khí đón Xuân Ất Tỵ, ngày 27/1, tại khu vực Cung Quy hoạch Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long diễn ra sự kiện “Không gian Văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh”. Đây là chương trình ý nghĩa, đặc sắc thu hút đông đảo người dân, du khách, diễn ra đến hết ngày 3/2. Không gian văn hóa Tết các dân...

Đào quất đắt hàng, người bán lãi cả trăm triệu đồng

Ngày 27 tết Ất Tỵ, hội chợ hoa xuân trên đường bao biển Trần Quốc Nghiễn ở TP Hạ Long (Quảng Ninh) luôn tấp nập người mua. Nhiều người bán thu về cả trăm triệu đồng khi hàng được tiêu thụ nhanh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nông dân Quảng Trị nhận bao lì xì ngay giữa đồng ruộng

Không chỉ được tay bắt mặt mừng với những lời chúc tốt đẹp, nhiều nông dân ở tỉnh Quảng Trị còn bất ngờ nhận được phong bao lì xì của lãnh đạo tỉnh ngay giữa đồng ruộng. ...

Tiết lộ về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) đã có những thông tin ban đầu cho PV Dân Việt về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025. ...

Hàng dài phương tiện ùn ùn nối đuôi nhau trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Chiều 1/2 (tức mùng 4 Tết), dù chưa hết kỳ nghỉ Tết nhưng hàng nghìn người dân từ khắp các tỉnh thành với đồ đạc lỉnh kỉnh, ùn ùn nối đuôi nhau quay trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025. ...

Đây là giống lợn đen, loại lợn đặc sản, nuôi thành công ở Yên Bái, dân nói bán là khối người mua

Những năm gần đây, nhận thấy giống lợn đen bản địa được nhiều người ưa chuộng, anh Súa, nông dân thôn Păng Dê, xã Bản Mù (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) đã đăng ký với chính quyền xã để được hỗ trợ nuôi giống lợn đặc sản này theo quy...

Dự báo trúng mùa, nông dân vùng biên giới Long An vui xuân vẫn không quên tất bật với đồng lúa

Đón Tết trong niềm vui trúng vụ, trúng giá so với cùng kỳ, ngay thời điểm này nhiều nông dân vẫn tất bật ra đồng để chăm sóc cây lúa vụ đông xuân tiếp tục đạt thắng lợi. ...

Bài đọc nhiều

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Xuyên rừng lim xanh trăm tuổi là “báu vật” cả làng ở Phú Thọ

Ẩn mình trong rừng già Ba Hố (xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), quần thể hơn 300 cây cổ thụ là loài cây lim xanh hàng trăm năm tuổi vài người ôm không xuể, luôn xanh tốt, là báu vật của dân làng. ...

Nuôi cá chép giòn, cá đặc sản sông Đuống, toàn con to bự, tỷ phú Bắc Ninh hễ bán là hết veo

Những hộ nuôi cá đặc sản-cá chép giòn ở Bắc Ninh ai nấy đều phấn khởi bởi giá cá bán cao dịp Tết vẫn đắt hàng. Thương lái săn lùng, mua cá chép giòn với giá 120.000 đồng/kg. Có hộ tỷ phú Bắc...

Liều nuôi chim cu gáy hót vạn người mê, đẻ cản chả kịp, một người Thái Nguyên bán 1,3 triệu/cặp

Ngày xưa, trong rừng Thái Nguyên vẫn còn nhiều loại chim cu gáy, ông Mâu Tiến Lĩnh (xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã đi bẫy về nuôi. Từ những con chim cu gáy hót vạn người mê này, ông Lĩnh nhân nuôi và phát tài...

Yên Bái xây dựng thương hiệu cá sấy hồ Thác Bà thành đặc sản phục vụ du lịch

Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Với hơn 1.300 đảo lớn nhỏ, hồ Thác Bà còn được thiên nhiên ban tặng nhiều loại thuỷ sản như cá lăng, cá chép, cá trắm… Người dân...

Cùng chuyên mục

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Nông dân Quảng Trị nhận bao lì xì ngay giữa đồng ruộng

Không chỉ được tay bắt mặt mừng với những lời chúc tốt đẹp, nhiều nông dân ở tỉnh Quảng Trị còn bất ngờ nhận được phong bao lì xì của lãnh đạo tỉnh ngay giữa đồng ruộng. ...

Tiết lộ về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) đã có những thông tin ban đầu cho PV Dân Việt về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025. ...

Đây là giống lợn đen, loại lợn đặc sản, nuôi thành công ở Yên Bái, dân nói bán là khối người mua

Những năm gần đây, nhận thấy giống lợn đen bản địa được nhiều người ưa chuộng, anh Súa, nông dân thôn Păng Dê, xã Bản Mù (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) đã đăng ký với chính quyền xã để được hỗ trợ nuôi giống lợn đặc sản này theo quy...

Dự báo trúng mùa, nông dân vùng biên giới Long An vui xuân vẫn không quên tất bật với đồng lúa

Đón Tết trong niềm vui trúng vụ, trúng giá so với cùng kỳ, ngay thời điểm này nhiều nông dân vẫn tất bật ra đồng để chăm sóc cây lúa vụ đông xuân tiếp tục đạt thắng lợi. ...

Mới nhất

[Ảnh] Bộ đội Biên phòng Nghệ An vui Xuân mới không quên nhiệm vụ

NDO - Không khí xuân đang rộn ràng trên khắp mọi miền đất nước, người người, nhà nhà quây quần, sum họp bên người thân, gia đình. Trong khi đó, ở nơi biên cương, những người lính mang quân hàm xanh lại xem việc đón Tết cùng đồng đội và đồng bào nơi biên giới là điều...

Việt Nam chi 25,8 tỷ USD nhập khẩu dầu thô, khí đốt hóa lỏng, than đá

Năm 2024, cả nước đã chi khoảng 25,8 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên liệu, gồm: than đá, xăng dầu, dầu thô và khí đốt hóa lỏng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Việt Nam chi 25,8 tỷ USD nhập khẩu dầu thô, khí đốt hóa lỏng, than đáNăm 2024, cả nước đã chi khoảng 25,8...

Vì sao bỏ bữa sáng khiến huyết áp tăng?

'Bỏ bữa sáng có thể tác động nhiều mặt đến sức khỏe, trong đó có huyết áp'. Hãy bắt đầu ngày mới...

Bác sĩ chỉ cách để người có mức cholesterol cao yên tâm vui tết

Nghiên cứu cho thấy mức cholesterol của một người thường tăng sau thời gian nghỉ lễ tết. Chính vì vậy, người cholesterol cao...

Mẹo giúp người bệnh tiểu đường không lo đường huyết tăng vọt

Tết là mùa của gia đình, lễ hội. Vậy bạn kiểm soát bệnh tiểu đường như thế nào trong những ngày tết khi...

Mới nhất