Trang chủNewsDu lịchHuế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”

Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”

Huế, vùng đất Cố đô, nơi hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về thiên nhiên, văn hóa, đất, nước, con người và đặc biệt là quần thể di sản kiến trúc cổ kính đã tạo nên sự khác biệt của Huế với nhiều vùng miền khác.

Ngọ môn thuộc Hoàng thành: điểm check in của hầu hết du khách khi đến Huế. Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Huế “đặc sắc” bởi được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, nhiều bãi biển đẹp như Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương và đặc biệt là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có diện tích được đánh giá là lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Huế “duy nhất” bởi nơi đây lưu giữ Di sản quốc gia đặc biệt, đồng thời là Di sản văn hóa thế giới do Unesco công nhận. Đó là quần thể kiến trúc Cố đô với hệ thống các di tích cổ kính thuộc về triều đại cuối cùng của nhà nước phong kiến Việt Nam: Triều Nguyễn.

Và Huế “không thể thay thế” vì một nền văn hóa rất Huế, mang dấu ấn của văn hóa cung đình nhưng cũng đậm nét dân gian.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những công trình kiến trúc cổ kính đã tạo nên yếu tố “duy nhất” chỉ có thể có ở vùng đất Cố đô Huế. Đó là Quần thế di tích Cố đô Huế – Di sản quốc gia đặc biệt, Di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận.

Có thể nói, kiến trúc Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc của kiến trúc truyền thống Việt, tư tưởng triết lý phương Đông, cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng của kiến trúc quân sự phương Tây, hài hòa với các yếu tố tự nhiên: núi Ngự Bình, sông Hương, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh, cồn Hến…

Quần thể kiến trúc Cố đô Huế bao gồm hệ thống các di tích liên quan đến triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc. Trải qua thời gian và những biến thiên của lịch sử, Huế vẫn bảo tồn được diện mạo của một kinh đô xưa, với hàng trăm công trình nghệ thuật tuyệt mỹ, vừa có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa, vừa phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc Huế.

Đại nội Huế về đêm. Ảnh: Thanh Toàn

Về di sản kiến trúc của Cố đô Huế, có thể kể đến những di tích tiêu biểu sau: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, Cung An Định, bến thuyền Cung đình, Trấn Bình đài, Trấn Hải thành, điện Hòn Chén, Cung Từ Dũ, Văn miếu, Võ miếu, Hải Vân quan, Chùa Thiên Mụ…

Kinh thành Huếđược khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành năm 1832, Kinh thành Huế nằm bên bờ Bắc của sông Hương, quay mặt về hướng Nam, gồm ba tòa thành được bố trí đăng đối trên một trục dọc, xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc, xung quanh có 10 cửa chính và hệ thống vọng canh, hào nước…

Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn: Đây được xem là thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Lăng vua, đôi khi lại là một cõi thiên đường, được tạo ra cho chủ nhân hưởng thú tiêu dao lúc còn sống, rồi sau đó mới trở thành cõi vĩnh hằng khi bước vào thế giới bên kia. Một số lăng tiêu biểu như:

– Lăng Gia Long (hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng): là nơi an nghỉ của vua Gia Long (1762-1820), vị vua sáng lập Triều Nguyễn. Lăng Gia Long thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến, nay thuộc địa phận xã Hương Thọ, thành phố Huế. Quá trình xây dựng Lăng diễn ra trong 6 năm (1814-1820). Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và được dùng để gọi tên chung cho cả quần sơn này: Thiên Thọ Sơn. Tất cả đều được quy hoạch trong khu vực rộng hơn 28 km2, tạo thành một cảnh quan hùng tráng.

Lăng Vua Gia Long là một bức tranh trác tuyệt về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc, trong đó, thiên nhiên là yếu tố chính tạo nên nét hùng vĩ của cảnh quan. Đến thăm lăng, du khách được thả mình trong một không gian tĩnh lặng nhưng đầy chất thơ để suy ngẫm về những thành bại của cuộc đời mình cũng như vinh nhục của Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn.

– Lăng Minh Mạng (Hiếu lăng): nằm trên núi Cẩm Khê, xã Hương Thọ, được xây dựng từ năm 1840, hoàn thành năm 1843, bao gồm các hạng mục như tẩm điện, Tam tài sơn, lăng mộ, hồ Trừng Minh và Tân Nguyệt…

Lăng Minh Mạng. Ảnh: Internet

– Lăng Tự Đức (Khiêm lăng): thuộc xã Thủy Xuân, được xây dựng từ năm 1864 và hoàn thành năm 1867, bao gồm các hạng mục: La thành và các cổng, Chí Khiêm đường, điện thờ, lăng Lệ Thiên Anh Hoàng hậu, lăng Kiến Phúc, hồ Lưu Khiêm…

– Lăng Khải Định (Ứng lăng): tại xã Thủy Bằng. Vua Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng cho xây dựng lăng tẩm. Lăng Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ, cách trung tâm thành phố Huế 10km. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành.

Để xây lăng, Vua Khải Định đã cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói lợp mái, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình. So với các Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, Lăng Khải Định có diện tích nhỏ (117m x 48,5m) nhưng xây dựng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

Lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Công trình này gồm 5 phần liền nhau: Hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố.

Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng Khải Định là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh màu. Đặc biệt, chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tách, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.

Lăng Khải Định được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình từ sành, sứ và thủy tinh. Đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Ảnh: Internet.

 – Lăng Dục Đức (An Lăng) là khu mộ chung của ba thế hệ làm vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu). So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn. 

– Lăng Thiệu Trị có tên chữ là Xương Lăng, nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy (nay là thành phố Huế). So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, Lăng Thiệu Trị có những nét riêng độc đáo. Đây là Lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây-Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. 

Quá trình xây cất Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và gấp rút, nên chỉ sau ba tháng thi công, các công trình chủ yếu đã hoàn thành. Tổng thể kiến trúc của Lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Vua Thiệu Trị nằm đó, yên giấc ngàn thu trong khung cảnh thanh bình của đồng quê và sự quây quần của quyến thuộc.

Đàn Nam Giao: 

Nằm ở phía Nam của Kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1807, Đàn Nam Giao hình chữ nhật, chiều dài 390m, chiều rộng 265m, là nơi các vị vua triều Nguyễn làm lễ tế trời, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Văn Miếu: 

Nằm ở bờ Bắc của sông Hương, cách chùa Thiên Mụ khoảng 500m về phía Tây, Văn Miếu được xây dựng năm 1808 để thờ Khổng Tử.

Hổ Quyền: 

Thuộc địa phận xã Thủy Biều, xây dựng năm 1830. Đây là một đấu trường có mặt bằng hình vành khăn, gồm hai vòng tường gạch (ở trong và ngoài), xung quanh trổ chuồng cọp và cửa vòm cho voi ra vào, phía trên là khán đài.

Chùa Thiên Mụ

Ngôi chùa này được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km.

Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa và năm 1710, cho đúc quả chuông Đại Hồng Chung (cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2.052kg). Năm 1715, Chúa lại cho xây dựng thêm một tấm bia đá cao 2,6m, rộng 1,25m đặt trên lưng một con rùa làm bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m.

Tháp Phước Duyên trong chùa Thiên Mụ. Ảnh: báo Thừa Thiên Huế.

Hai công trình kiến trúc chính của chùa là Tháp Phước Duyên và Điện Đại Hùng. Tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng, 21m. Điện Đại Hùng là ngôi điện chính trong chùa, có kiến trúc nguy nga đồ sộ. Ngoài bức tượng Phật bằng đồng, trong điện còn có vô số tượng, một khánh bằng đồng đúc năm 1677, một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.

Từ khi xây dựng cho đến nay, ngôi chùa đã được trùng tu 8 lần (1665, 1714, 1815, 1831, 1844, 1899, 1907, 1957). Qua những lần trùng tu, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, huy hoàng, tráng lệ.

Cầu ngói Thanh Toàn

Cách thành phố Huế khoảng 8 km, Cầu ngói Thanh Toàn nằm trong làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Cầu được xây bằng gỗ, dài 17m, rộng 4m, hai bên có lan can, trên cầu có mái che lợp ngói. Cầu được xây năm 1776 theo lối “Thượng gia, hạ kiều” do bà Trần Thị Đạo, người cháu của một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiến Tông, bỏ tiền xây dựng. Bà Trần Thị Đạo đã được vua Lê Hiền Tồn ban sắc khen ngợi.

Cầu ngói Thanh Toàn về đêm. Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Cố đô Huế còn có nhiều công trình kiến trúc cổ khác, mỗi công trình mang dấu ấn riêng, khiến nơi đây thực sự là một trung tâm văn hóa chứa đựng nhiều di sản văn hóa đặc sắc./.

(còn nữa)

Q.Liên

Cùng chủ đề

Ngành du lịch ‘bội thu’ dịp Tết Nguyên đán 2025

Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày cùng với thời tiết thuận lợi nên hoạt động du lịch diễn ra sôi động, nhộn nhịp trên hầu khắp các điểm đến du lịch trong cả nước. Lượng khách và doanh thu từ du lịch các tỉnh có xu hướng tăng so với...

Cố đô Huế bước vào vận hội mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của cả nước. Sự kiện trọng đại này mở ra một chương mới cho phát triển của mảnh đất cố đô. Từ ngày 1/1/2025, Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của cả nước. Sự kiện trọng đại này mở ra một chương mới...

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang...

“Kinh đô ẩm thực” Việt Nam

(Tổ Quốc) - Đối với du khách trong và ngoài nước, ẩm thực Huế có sức hấp dẫn đặc biệt. Trên thực tế, nhiều du khách lựa chọn Huế là điểm đến du lịch cũng xuất phát từ nhu cầu được khám phá, thưởng thức ẩm thực tại địa phương này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Tổng giám đốc Lê Quang Trung phát động phong trào thi đua tại 3 cảng biển liên doanh của VIMC thuộc khu vực...

Trong không khí đầu Xuân Giáp Thìn, đoàn công tác của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) do Phó Tổng giám đốc Lê Quang Trung dẫn đầu đã đến thăm, động viên và phát động phong trào thi đua tại 3 cảng biển liên doanh của VIMC thuộc khu vực Cái Mép – Thị Vải, bao gồm: cảng CMIT, SSIT và SP – PSA.Chuyến thăm là hoạt động thường niên thể hiện sự quan tâm sâu...

Hội thảo “Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng” – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngay những ngày làm việc đầu năm sau Tết Nguyên đán, Cảng Hải Phòng triển khai Hội thảo “ Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng”. Hội thảo “ Lấy khách hàng làm trung tâm”Dự và chỉ đạo Hội nghị có Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc cùng Ban điều hành, lãnh đạo các phòng, ban, trung tâm và các đơn vị thành viên của Công ty.Báo cáo tại Hội nghị, ông Lê Võ Quang...

Cảng CMIT đón chuyến tàu đầu tiên của hợp tác Gemini kết nối trực tiếp Việt Nam với Bờ Tây Hoa Kỳ – Tổng...

Chiều ngày 7/2, tàu mẹ Maersk Antares – chuyến tàu đầu tiên thuộc Hợp tác Gemini khai thác trên tuyến dịch vụ TP6/WC1 đã rời cảng CMIT sau khi hoàn tất xếp dỡ an toàn và nhanh chóng cho gần 11.000 TEU hàng hóa và container rỗng với năng suất bến ấn tượng 172 container/giờ.Tàu Maersk Antares đã rời Cảng CMIT sau khi hoàn tất xếp dỡ an toàn và nhanh chóng gần 11.000 TEU hàng hóa và...

Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC

Ngày 07.02.2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex (Petrolimex Aviation) đã tổ chức Lễ kickoff để khởi động dự án ISCC (International Sustainability and Carbon Certification). Tới dự và tham gia lễ kickoff có ông Quách Thạch Thi – Chuyên gia tư vấn trưởng Công ty Tiêu chuẩn Quốc tế ISC Việt Nam, bà Nguyễn Nam Trân – Giám đốc Bộ phận Giải pháp Đảm bảo Kinh doanh Công ty SGS Việt Nam. Về...

ĐSVN mở bán vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Năm nay, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 được nghỉ dài ngày (05 ngày) nên nhu cầu đi lại bằng tàu hỏa của người dân trước và sau kỳ nghỉ lễ tăng cao hơn so với ngày thường. Do đó, ngành Đường sắt mở bán bán vé các đoàn tàu chạy thường xuyên trong dịp này nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Theo đó, vé sẽ được mở bán từ nay đến hết ngày...

Bài đọc nhiều

Du khách dự lễ "mở cổng trời" ở huyệt đạo thiêng

Rạng sáng mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ, hàng nghìn du khách hành hương về Khu di tích Am Tiên ở thị trấn Nưa, Thanh Hóa, để dự lễ "mở cổng trời" cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, Năm Mới bình an.Hà Nội: Làng Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm dịp đầu XuânTưng bừng Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Ất Tỵ năm 2025 Khai hội chùa Hương Xuân Ất...

Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm

Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Mọi người đến chùa dâng hương, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người trẻ đến chùa với tâm thế hình thức, chạy theo xu hướng mà chưa hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tín ngưỡng. ...

Lễ hội Lồng Tồng lớn nhất Bắc Kạn có gì đặc biệt?

Cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ "xuống đồng" lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Trước ngày tổ chức lễ hội Lồng Tồng, mỗi xã chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày (bánh chưng gói dài giống bánh tét...

Hà Nam đặt mục tiêu đón 5,1 triệu khách du lịch trong năm 2025

Kinhtedothi-Những năm qua, du lịch Hà Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của khu vực đồng bằng sông Hồng. Nối tiếp thành công đó, tỉnh đặt mục tiêu đón 5,1 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 với doanh thu dự kiến đạt 4.300 tỷ đồng. Hà Nam: điểm đến văn hóa, lịch sử và tâm linh hấp dẫn Hà Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi...

Cùng chuyên mục

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Xuân 2025 xác lập kỷ lục Việt Nam

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ tại thành phố Thủ Dầu Một quy tụ hơn 108 đoàn lân sư rồng từ khắp các tỉnh thành, tạo nên một màn trình diễn hoành tráng, đậm bản sắc dân tộc.Xác lập kỷ lục Việt Nam với 102 món ăn chế biến từ tàu hũ kyXác lập kỷ lục nhà sưu tầm báo giấy với số lượng nhiều nhất tại Việt NamAn Giang: Xác lập kỷ lục 100...

Hết Tết, du khách vẫn rủ nhau đến điểm du lịch toàn màu tím

(NLĐO) - Dù đã hết Tết nhưng vào 2 ngày cuối tuần đầu tháng 2, điểm du lịch này vẫn luôn đón lượng lớn du khách ...

Sản vật đặc sản huyện Lâm Bình hội tụ tại Ngày hội văn hóa

Những sản vật, nông sản đặc sản đặc trưng, sản phẩm OCOP của các xã, thị trấn, thuộc huyện vùng cao Lâm Bình (Tuyên Quang) được bày bán tại Ngày hội văn hóa các dân tộc Lâm Bình. Tuyên Quang: Sản vật đặc sản huyện Lâm Bình hội tụ tại Ngày hội văn hóa ...

Để lễ hội là tín ngưỡng của cộng đồng

Ngày 3/2/2025, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Công điện số 09 về tổ chức lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất tỵ và Lễ hội xuân 2025. Điểm mới trong Công điện về lễ hội năm nay là quy định rõ việc tham gia lễ hội của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. ...

cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng lưu trú du lịch

Kinhtedothi - Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình vừa có Văn bản số 132/SDL-TTr về việc cảnh báo hành vi lừa đảo khi đặt phòng lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xuất hiện tình trạng lừa đảo du khách khi đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ qua mạng Internet. Các đối tượng giả mạo website, fanpage của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng có uy tín...

Mới nhất

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên...

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch...

Mới nhất