Năm 2025, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM chỉ sử dụng 2 phương thức tuyển sinh, trong đó trường dành tối đa 99% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển tổng hợp.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024
Tối 25.2, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố dự kiến phương thức tuyển sinh 2025. So với thông tin dự kiến trước đó, phương thức này có nhiều điểm mới. Đáng chú ý là nét mới trong phương thức xét tuyển tổng hợp với đối tượng, công thức tính điểm cho từng đối tượng thí sinh.
95-99% chỉ tiêu xét tuyển tổng hợp
Phương thức 1 là xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, từ 1- 5% tổng chỉ tiêu.
Phương thức 2 là xét tuyển tổng hợp, từ 95 – 99% tổng chỉ tiêu. Phương thức này áp dụng theo 5 đối tượng gồm:
- Đối tượng 1: Trường hợp thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2025.
- Đối tượng 2: Trường hợp thí sinh không có kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2025.
- Đối tượng 3: Trường hợp thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.
- Đối tượng 4: Trường hợp thí sinh dùng chứng chỉ tuyển sinh quốc tế.
- Đối tượng 5: Trường hợp xét tuyển các thí sinh vào chương trình chuyển tiếp quốc tế Úc/ Mỹ/ New Zealand của trường.
Công thức tính điểm xét tuyển tổng hợp có gì mới?
Ngưỡng đảm bảo chất lượng theo điểm xét tuyển tổng hợp là 50 điểm (thang 100).
Công thức tính điểm chung của phương thức xét tuyển tổng hợp như sau:
[Điểm Xét tuyển] = [Điểm học lực](1) + [Điểm ưu tiên](2)
Điểm học lực(1): Thang điểm 100, làm tròn 0.01 từng thành tố và làm tròn 0.01 ở điểm tổng
[Điểm học lực] = [Điểm năng lực] × 70% + [Điểm TNTHPTquy đổi] × 20% + [Điểm học THPTquy đổi] × 10%
Tùy theo đối tượng thí sinh, trường có công thức tính điểm học lực khác nhau, cụ thể như sau:
Đối tượng 1: Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2025
[Điểm năng lực] = [Điểm đánh giá năng lực có hệ số toán × 2] / 15 (thang điểm 1.500 quy đổi sang thang điểm 100)
[Điểm tốt nghiệpTHPTquy đổi] = [tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT trong tổ hợp] / 3 × 10
[Điểm học THPTquy đổi] = [trung bình cộng điểm TB lớp 10, 11, 12 các môn trong tổ hợp] × 10
Trường hợp thí sinh ở năm lớp 10 học thiếu 1 môn trong tổ hợp xét tuyển và thay đổi môn học từ năm lớp 11, thí sinh chỉ có 8 cột điểm so với thí sinh bình thường (có 9 cột điểm).
Đối tượng 2: Thí sinh không có kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2025
[Điểm năng lực] = [Điểm tốt nghiệp THPTquy đổi] × 0.75
[Điểm TNTHPTquy đổi] = [Tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT trong tổ hợp] / 3 × 10
[Điểm học THPTquy đổi] = [Trung bình cộng điểm trung bình lớp 10, 11, 12 các môn trong tổ hợp] × 10
Trường hợp thí sinh ở năm lớp 10 học thiếu 1 môn trong tổ hợp xét tuyển, và thay đổi môn học từ năm lớp 11, thí sinh chỉ có 8 cột điểm so với thí sinh bình thường (có 9 cột điểm).
Đối tượng 3: Thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài
[Điểm năng lực] = [Điểm học THPTquy đổi]
[Điểm tốt nghiệp THPTquy đổi]:
Thí sinh các nước có thi tốt nghiệp: quy đổi điểm thi của thí sinh về thang điểm 100. Thí sinh các nước không có thi tốt nghiệp THPT: [Điểm tốt nghiệp THPTquy đổi] = [Điểm học THPTquy đổi]
[Điểm học THPTquy đổi] = [Trung bình cộng điểm trung bình lớp 10, 11, 12 các môn trong tổ hợp], quy đổi về thang điểm 100.
Năm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh không quá 2 năm so với năm dự tuyển. Trường hợp thí sinh thiếu môn trong tổ hợp xét tuyển, thí sinh có số cột điểm ít hơn so với thí sinh bình thường (có 9 cột điểm).
Đối tượng 4: Thí sinh dùng chứng chỉ tuyển sinh quốc tế
[Điểm năng lực] = [Điểm chứng chỉ tuyển sinh quốc tế]
[Điểm tốt nghiệp THPTquy đổi] = [Tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT] / 3 × 10
[Điểm học THPTquy đổi] = [Trung bình cộng điểm trung bình lớp 10, 11, 12 các môn trong tổ hợp] × 10
Điểm chứng chỉ tuyển sinh quốc tế được tính theo quy định của trường. Nếu thí sinh có nhiều hơn một đối tượng xét tuyển hoặc tổ hợp thì lấy điểm xét tuyển cao nhất trong các điểm xét tuyển của từng đối tượng/tổ hợp làm điểm xét tuyển của thí sinh.
Riêng điểm ưu tiên được quy đổi được tính như sau: Điểm ưu tiên quy đổi = [Điểm ưu tiên thành tích] + [Điểm ưu tiên khu vực đối tượng quy đổi].
Điểm ưu tiên thành tích (thành tích khác, văn-thể-mỹ, hoạt động xã hội) tối đa 10 điểm. Điểm ưu tiên khu vực đối tượng: tối đa 9,17 điểm, thang 100 (quy đổi từ mức tối đa 2,75 điểm, thang điểm 30 theo quy chế của Bộ GD-ĐT). Tổng điểm ưu tiên quy đổi khi vượt quá 10 sẽ được lấy là 10.
Tổ hợp xét tuyển 2 môn bắt buộc
Tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn, trong đó 2 môn bắt buộc và 1 môn tự chọn trong số các môn theo quy định của trường. Cụ thể như bảng sau:

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM lưu ý, thí sinh có thể tham gia xét tuyển bằng một hay nhiều đối tượng khác nhau trong phương thức xét tuyển tổng hợp và sẽ được dùng điểm xét tuyển cao nhất trong các đối tượng này để xét tuyển. Thí sinh có chứng chỉ IELTS ≥ 5.0/ TOEFL iBT ≥ 46/ TOEIC nghe – đọc ≥ 460 và nói – viết ≥ 200 sẽ được quy đổi sang điểm tương ứng của môn tiếng Anh trong điểm thi tốt nghiệp THPT và học lực THPT đối với các tổ hợp xét tuyển có dùng môn tiếng Anh.
Nguồn: https://thanhnien.vn/truong-dh-bach-khoa-tphcm-dieu-chinh-phuong-thuc-tuyen-sinh-nam-2025-185250225195323521.htm