Trang chủNewsThế giớiTrước “điềm báo” về thách thức lớn tiếp theo, EU nhượng bộ...

Trước “điềm báo” về thách thức lớn tiếp theo, EU nhượng bộ nông dân


Ủy ban châu Âu (EC) vừa từ bỏ đề xuất về hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, một động thái thể hiện sự nhượng bộ của EU trước nông dân sau nhiều tuần biểu tình khiến nhiều thủ đô và huyết mạch kinh tế trên toàn khối 27 quốc gia bị tắc nghẽn.

Mặc dù đề xuất này đã bị đình trệ trong các tổ chức EU trong 2 năm qua, nhưng việc EC quyết định lùi lại một bước như vậy là dấu hiệu mới nhất cho thấy khối này sẵn sàng hy sinh các ưu tiên về môi trường để đảm bảo sự ủng hộ từ phía các cộng đồng nông nghiệp trên “lục địa già”.

Vấn đề thuốc trừ sâu chỉ là một trong một danh sách dài những bất bình đã thúc đẩy phong trào biểu tình rầm rộ của nông dân EU. Trong những tuần gần đây họ đã sử dụng máy kéo chặn các tuyến đường trọng điểm để phàn nàn về tình trạng thu nhập giảm trong khi chi phí sản xuất tăng cao.

Các cuộc biểu tình của nông dân ở châu Âu cũng đã chứng tỏ đó là “điềm báo” về thách thức chính trị lớn tiếp theo trong hành động vì khí hậu toàn cầu: Làm thế nào để trồng lương thực mà không gây tổn hại thêm đến khí hậu và đa dạng sinh học của Trái đất.

Xoa dịu làn sóng biểu tình

“Đề xuất về hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu đã trở thành biểu tượng của sự phân cực. Để tiến về phía trước, cần có nhiều đối thoại hơn và một cách tiếp cận khác”, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nói với Nghị viện châu Âu (EP) tại Strasbourg, Pháp hôm 6/2.

“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng trong quá trình này, người nông dân vẫn là người cầm lái. Chỉ khi chúng ta cùng nhau đạt được các mục tiêu về khí hậu và môi trường thì nông dân mới có thể tiếp tục sinh kế”, bà Von der Leyen khẳng định.

Thế giới - Trước “điềm báo” về thách thức lớn tiếp theo, EU nhượng bộ nông dân

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu trước Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, miền Đông nước Pháp, ngày 6/2/2024. Ảnh: Le Monde

Hiện chưa rõ khi nào các đề xuất mới sẽ được soạn thảo. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu dự kiến diễn ra vào tháng 6, và hoàn cảnh khó khăn của nông dân đã trở thành tâm điểm của các chiến dịch tranh cử, thậm chí còn gạt vấn đề khí hậu sang một bên trong những tuần qua.

Theo Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal), EU đã đặt mục tiêu cắt giảm 50% tổng lượng sử dụng thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác vào năm 2030. Đề xuất này đã bị chỉ trích bởi các nhà hoạt động môi trường vì cho rằng nó sẽ không đủ để đạt được các mục tiêu bền vững. Nó cũng vấp phải sự phản đối của các cộng đồng nông nghiệp vì nó được cho là bất khả thi và đe dọa làm mất đi sinh kế của nông dân.

Quyết định gác lại đề xuất về thuốc trừ sâu là động thái mới nhất của EU nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình của nông dân trên khắp lục địa, vốn đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của hàng chục triệu công dân EU và khiến các doanh nghiệp thiệt hại hàng chục triệu Euro do những chậm trễ về vận tải.

Nhiều chính trị gia, đặc biệt là cánh hữu, đã hoan nghênh tác động của các cuộc biểu tình. Ví dụ, Bộ trưởng Giao thông cánh hữu của Italy Matteo Salvini từng nói: “Những người nông dân có máy kéo đang buộc châu Âu phải rút lại những điều vô nghĩa do các công ty đa quốc gia và cánh tả áp đặt”.

Thế giới - Trước “điềm báo” về thách thức lớn tiếp theo, EU nhượng bộ nông dân (Hình 2).

Nông dân tụ tập bên ngoài tòa nhà Nghị viện châu Âu để biểu tình, ở Strasbourg, miền Đông nước Pháp, ngày 6/2/2024. Ảnh: Globe and Mail

Tuần trước, bà von der Leyen đã công bố kế hoạch bảo vệ nông dân EU khỏi các sản phẩm có giá rẻ hơn đến từ Ukraine và cho phép nông dân sử dụng một số đất mà họ bị yêu cầu bỏ hoang vì lý do môi trường.

Tại Pháp, nơi các cuộc biểu tình của máy kéo đã đạt quy mô lớn, Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đã hứa hỗ trợ tài chính bổ sung hơn 400 triệu Euro (436 triệu USD).

EC sẽ công bố thêm các biện pháp về cách đạt được các mục tiêu nghiêm ngặt nhằm chống lại biến đổi khí hậu. Các nhà môi trường lo ngại có thể sẽ có nhiều nhượng bộ hơn trong bối cảnh biểu tình vẫn tiếp diễn trên khắp châu Âu.

Giữ gìn “bản sắc châu Âu”

Kể từ đầu ngày 6/2, nông dân trên khắp Tây Ban Nha đã tổ chức các cuộc biểu tình bằng máy kéo, chặn đường cao tốc và gây ùn tắc giao thông để yêu cầu những thay đổi về chính sách và ngân quỹ của EU cũng như các biện pháp nhằm chống lại việc tăng chi phí sản xuất.

Các cuộc biểu tình diễn ra khi Bộ Nông nghiệp Tây Ban Nha công bố khoản viện trợ 270 triệu Euro (290 triệu USD) cho 140.000 nông dân để giải quyết tình trạng hạn hán và các vấn đề do xung đột Nga-Ukraine gây ra.

Nông dân Bulgaria đã “tiếp lửa” cho các cuộc biểu tình của họ bằng cách di chuyển các phương tiện nông nghiệp hạng nặng từ đồng ruộng đến các đường cao tốc chính và cửa khẩu biên giới, làm tê liệt giao thông và làm tăng thêm khó khăn kinh tế của quốc gia Đông Nam Âu.

Động thái này diễn ra sau khi nông dân từ chối chấp nhận đề xuất hỗ trợ của Chính phủ Bulgaria, cho rằng số tiền đó không đủ để bù đắp cho họ những tổn thất do cuộc chiến ở Ukraine, chi phí sản xuất cao hơn, điều kiện khí hậu và các yêu cầu của Thỏa thuận Xanh châu Âu.

Vào tối ngày 5/2, nông dân ở Hà Lan đã chặn một số con đường và đường cao tốc bằng máy kéo của họ, đốt cỏ khô và lốp xe. Cảnh sát ở tỉnh nông thôn Gelderland cho biết họ đã hành động để xử lý những người nông dân cố tình chặn đường, nhưng chưa có báo cáo ngay lập tức về vụ bắt giữ nào.

Ngoài ra, trong những tuần gần đây, nông dân cũng đã biểu tình ở Pháp, Ba Lan, Hy Lạp, Ireland, Đức và Litva.

Thế giới - Trước “điềm báo” về thách thức lớn tiếp theo, EU nhượng bộ nông dân (Hình 3).

Nông dân chặn đường cao tốc bằng máy kéo trong cuộc biểu tình ở Fondarella, Tây Ban Nha, ngày 6/2/2024. Biểu ngữ có nội dung: “Không nông dân, Không lương thực, Không tương lai”. Ảnh: RTE

Nông dân các nước EU cho rằng họ đang chịu áp lực từ nhiều phía, bao gồm chi phí nhiên liệu cao, các quy định khắt khe của Thỏa thuận Xanh, sự cạnh tranh không công bằng từ các nhà sản xuất nông nghiệp ở những quốc gia có ít hạn chế về môi trường hơn.

Nông nghiệp chiếm 30% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, nhưng EU không thể đáp ứng các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng được quy định trong luật mà không thực hiện những thay đổi mạnh mẽ đối với hệ thống nông nghiệp của mình, bao gồm cả cách nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và phân bón, cũng như ngành chăn nuôi rộng lớn của khối này.

Nó cũng quan trọng về mặt chính trị. Việc thay đổi tập quán canh tác ở châu Âu đang tỏ ra vô cùng khó khăn, đặc biệt khi cuộc bầu cử quốc hội đang đến gần vào tháng 6. Nông dân là một lực lượng chính trị hùng mạnh, lương thực và nông nghiệp là những dấu ấn mạnh mẽ về “bản sắc châu Âu”.

Nông nghiệp chỉ chiếm hơn 1% nền kinh tế châu Âu và sử dụng 4% dân số. Nhưng nó nhận được 1/3 ngân sách của EU, chủ yếu dưới dạng trợ cấp.

Minh Đức (Theo AP, NY Times)





Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc lo ngại kế sách của ông Trump, Mỹ đưa tàu hạt nhân tới Guam, Venezuela cảnh báo Nhóm G7

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/11.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Mối quan hệ “lơ lửng trong sự cân bằng”

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ bùng nổ, đe dọa lạm phát trên diện rộng ở cả hai bờ Đại Tây Dương, đặc biệt khi giá cả đang dần ổn định sau thời gian dài tăng cao.

Israel phá hủy 3km đường hầm nhiều tầng, Chủ tịch EC nói “cần lệnh ngừng bắn ngay lập tức”

Theo Sputnik, ngày 9/8, bộ phận báo chí của quân đội Israel cho biết, Lực lượng phòng vệ nước này đã phá hủy đường hầm nhiều tầng dài khoảng 3 km ở khu vực trung tâm Dải Gaza.

Liên minh châu Âu sẵn sàng phạt nặng Meta vì cung cấp lợi thế không công bằng cho chợ Marketplace

Theo truyền thông, Meta có thể bị phạt tối đa 13,4 tỷ USD – tương đương 10% doanh thu toàn cầu năm 2023, khi liên kết Facebook và Marketplace.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Tòa án Hàn Quốc không đồng ý gia hạn giam giữ, luật sư lập tức yêu cầu trả tự do

Ngày 25/1, Tòa án quận trung tâm Seoul một lần nữa bác bỏ yêu cầu của các công tố viên về việc gia hạn thời gian bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Mới nhất

Người nước ngoài mê mẩn Tết Việt: Lì xì, bánh chưng và hơn thế nữa

Những cành đào khoe sắc, chậu quất trĩu quả hay cùng gói bánh chưng và trao bao lì xì đỏ đã trở thành trải nghiệm quen thuộc với người nước ngoài mỗi dịp Tết, giúp họ hiểu rõ về văn hóa và con người Việt Nam. ...

Nhận định bóng đá Fulham vs Man Utd: ‘Quỷ đỏ’ lao dốc

Cuộc đối đầu giữa Fulham và Man Utd diễn ra trên sân vận động Craven Cottage lúc 2h ngày 27/1 là trận đấu muộn nhất vòng 23 Ngoại Hạng Anh. Trong giai đoạn khủng hoảng của "Quỷ đỏ", việc đội bóng này mất điểm trên sân khách nếu xảy ra cũng không phải bất ngờ.Dự đoán kết quả...

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 tôn vinh 17 đơn vị của Việt Nam

Giải thưởng Du lịch ASEAN là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh các địa phương, đơn vị có sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch chất lượng cao, góp phần phát triển bền vững các điểm đến du lịch.Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim Việt Nam thắng lớn...

3 nguyên nhân gây cơn đau do gout có thể phòng tránh

Các cơn đau do bệnh gout thường xuất hiện sau các bữa ăn giàu đạm, do 3 nguyên nhân chính gây nên. Ngày...

Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06/CĐ-TTg ngày 25/1/2025 về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Mới nhất