Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTrung ương Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn sắp xếp tổ...

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn sắp xếp tổ chức Hội ở nơi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính


Nhằm giúp các cấp Hội thực hiện công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ Hội cấp huyện và cấp xã đồng bộ với phương án tổng thể thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn 2024 – 2030 đã được phê duyệt của địa phương, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn số 21/HD-HNDTW ngày 22/3/2024 về việc sắp xếp tổ chức Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Theo đó, việc sắp xếp tổ chức Hội phải dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất trực tiếp của cấp ủy Đảng và Hội cấp trên; đảm bảo chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục và hồ sơ theo quy định Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và quy định của pháp luật. Thực hiện việc sắp xếp đồng thời giải quyết chế độ, chính sách hợp lý cho cán bộ, công chức, người lao động có liên quan và có lộ trình bố trí, sắp xếp bảo đảm theo quy định và quy trình, thủ tục, nội dung thực hiện sắp xếp theo các bước cụ thể như sau:

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn sắp xếp tổ chức Hội ở nơi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam thăm mô hình trồng sầu riêng của hội viên Bùi Văn Cưởng – nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh An Giang. Ảnh: Hồng Cẩm

1. Quy trình, thủ tục và nội dung thực hiện sắp xếp

Đối với Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã mới thành lập do hợp nhất, sáp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp

Bước 1: Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp chủ động làm việc với cấp ủy, Ban Chấp hành Hội Nông dân nơi có trong Đề án sắp xếp đơn vị hành chính về chủ trương thành lập tổ chức Hội tương ứng với đơn vị hành chính sau khi sắp xếp; đồng thời, thống nhất dự kiến phương án nhân sự tham gia Ban Chấp hành Ban Thường vụ, Ủy ban kiểm tra (đối với cấp huyện), các chức danh chủ chốt của tổ chức Hội tại đơn vị mới thành lập.

Bước 2: Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức Hội, xin ý kiến thống nhất với cấp ủy của đơn vị hành chính mới về việc thành lập tổ chức Hội mới của địa phương, cụ thể: về số lượng hội viên, số cơ sở Hội/ chi Hội trực thuộc; nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban kiểm tra (đối với cấp huyện) và các chức danh chủ chốt của tổ chức Hội.

Bước 3: Sau khi có ý kiến thống nhất của cấp uỷ Đảng nơi thành lập tổ chức Hội mới, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp ra Quyết định giải thể tổ chức Hội cũ; thành lập tổ chức Hội mới; công nhận số cơ sở Hội/ chi Hội và hội viên trực thuộc; chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt của tổ chức Hội mới.

Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập gồm:

(1) Đề án sắp xếp tổ chức Hội.

(2) Văn bản thống nhất của cấp ủy cùng cấp.

(3) Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính.

(4) Các biên bản họp có liên quan.

Bước 4: Ban Thường vụ Hội Nông dân mới được chỉ định tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mới để công bố Quyết định giải thể tổ chức Hội cũ, thành lập tổ chức Hội mới; các Quyết định chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt của tổ chức Hội mới; bầu ủy ban Kiểm tra (đối với cấp huyện); thông báo số cơ sở Hội/ chi Hội, số lượng hội viên trực thuộc tổ chức Hội mới; thảo luận, điều chỉnh, bổ sung phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và thông qua nghị quyết chương trình hành động của tổ chức Hội mới được hợp nhất, sáp nhập.

Bước 5: Lưu hồ sơ.

1.2. Đối với Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã có điều chỉnh địa giới

– Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp nơi có tổ chức Hội được chuyển đi có trách nhiệm làm các thủ tục chuyển giao tổ chức Hội, số lượng hội viên và hướng dẫn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các nhân sự chủ chốt, hội viên về nơi sinh hoạt mới, cụ thể:

+ Báo cáo cấp ủy cùng cấp và phối hợp với cấp ủy có tổ chức Hội chuyển đi về chủ trương, đề án chuyển giao, dự kiến chương trình chuyển giao;

+ Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành nơi có tổ chức Hội chuyển đi công bố các Quyết định chuyển giao và xác nhận lại số cơ sở Hội/ chi Hội, số hội viên trực thuộc sau khi có tổ chức Hội được chuyển đi; thống nhất phương án chuyển giao hồ sơ, sổ sách, tài chính, cơ sở vật chất (nếu có); thảo luận, điều chỉnh phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và thông qua nghị quyết, chương trình hành động của tổ chức Hội sau khi có sự điều chỉnh.

+ Liên hệ với Ban Thường vụ Hội Nông dân nơi được tiếp nhận để thống nhất chương trình chuyển giao.

+ Hoàn thiện, lưu hồ sơ chuyển giao.

Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp nơi có tổ chức Hội được chuyển đến có trách nhiệm làm thủ tục tiếp nhận tổ chức Hội và hội viên tương ứng với địa giới hành chính được điều chỉnh, cụ thể:

+ Báo cáo cấp uỷ cùng cấp và phối hợp với cấp ủy có tổ chức Hội được chuyển đến về chủ trương, đề án tiếp nhận, dự kiến chương trình tiếp nhận.

+ Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành nơi có tổ chức Hội được chuyển đến (bao gồm cả các ủy viên Ban Chấp hành mới được chỉ định sau khi điều chỉnh); công bố các Quyết định tiếp nhận và công nhận số cơ sở Hội/ chi Hội, số hội viên trực thuộc sau khi có tổ chức Hội được chuyển đến; nhận bàn giao hồ sơ, sổ sách, tài chính, cơ sở vật chất (nếu có); thảo luận, điều chỉnh, bổ sung phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và thông qua nghị quyết, chương trình hành động của tổ chức Hội mới được điều chỉnh.

+ Hoàn thiện, lưu hồ sơ tiếp nhận.

1.3. Đối với Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã giải thể

Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp căn cứ quyết định giải thể đơn vị hành chính để ra quyết định giải thể tổ chức Hội sau khi có ý kiến thống nhất của cấp ủy cùng cấp.

2. Xác định nhiệm kỳ hoạt động và số thứ tự (số lần) của nhiệm kỳ đại hội đối với những tổ chức Hội mới thành lập

Nhiệm kỳ đầu tiên của Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã mới thành lập được xác định là nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Về số thứ tự (số lần) của nhiệm kỳ đại hội Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã sau khi thành lập như sau:

+ Trường hợp sáp nhập 02 tổ chức Hội trở lên cùng cấp, có số thứ tự (số lần) của nhiệm kỳ bằng nhau thì số thứ tự của nhiệm kỳ tổ chức Hội mới sáp nhập được giữ nguyên như nhiệm kỳ của các tổ chức Hội trước khi sáp nhập.

+ Trường hợp sáp nhập 02 tổ chức Hội trở lên cùng cấp, có số thứ tự (số lần) của nhiệm kỳ khác nhau thì số thứ tự của nhiệm kỳ tổ chức Hội mới được sáp nhập được tính là lần thứ nhất.

+ Trường hợp sáp nhập tổ chức Hội cấp dưới trở thành một bộ phận của tổ chức Hội cấp trên thì số thứ tự (số lần) được tính theo nhiệm kỳ của tổ chức Hội cấp trên.

3. Về ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã; ủy viên Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Hội Nông dân cấp huyện

3.1. Nhân sự giới thiệu giữ chức danh phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại Hướng dẫn số 515-HD/HNDTW ngày 21/9/2022 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về công tác nhân sự Đại hội Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2023 – 2028.

3.2. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã

Số lượng ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ mới ở đơn vị hành chính sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số hiện có của các tổ chức Hội cùng cấp trước khi sắp xếp đơn vị hành chính trừ đi số lượng các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác.

Số lượng Phó Chủ tịch Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ mới ở đơn vị hành chính sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số hiện có của các tổ chức Hội cùng cấp trước khi sắp xếp đơn vị hành chính trừ đi số lượng các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác. Cụ thể như sau:

+ Trường hợp nhân sự Chủ tịch của tổ chức Hội mới là nhân sự trong số Chủ tịch, Phó Chủ tịch của một trong các tổ chức Hội trước khi sắp xếp đơn vị hành chính thì tổng số Phó Chủ tịch của tổ chức Hội mới tối đa bằng tổng số chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội hiện có của các tổ chức Hội cùng cấp trước khi hợp nhất, sáp nhập trừ đi số lượng 01 đồng chí Chủ tịch và các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác.

+ Trường hợp nhân sự Chủ tịch của tổ chức Hội mới được chỉ định từ nơi khác mà không phải là nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch của các đơn vị sắp xếp đơn vị hành chính thì số lượng Phó Chủ tịch tối đa bằng tổng số Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội hiện có của các tổ chức Hội cùng cấp trước khi sắp xếp đơn vị hành chính trừ đi số lượng các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác.

– Về chức danh Chủ tịch Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã: Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp chủ động làm việc với cấp uỷ nơi thành lập tổ chức Hội mới đề xuất phương án sắp xếp nhân sự Chủ tịch Hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

– Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh chủ động phối hợp với cấp ủy cấp huyện lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng lộ trình, thực hiện bố trí, sắp xếp giảm số lượng các chức danh trên ở đơn vị mới, chậm nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định thành lập tổ chức có hiệu lực thi hành thì thực hiện đúng quy định chung của Đảng, Nhà nước và của Hội Nông dân Việt Nam.

3.3. Về số lượng ủy viên Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra: Thực hiện theo Đề án Ủy ban Kiểm tra Hội Nông dân các cấp và Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội về tổ chức hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 – 2028.

4. Về sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

Thực hiện theo Mục 4, Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 30/11/2023 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.

Theo công văn hướng dẫn, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện tham gia phối hợp với Ban Tổ chức cấp ủy cùng cấp để sắp xếp, bố trí và giải quyết chế độ chính sách cán bộ cho phù hợp, đảm bảo quyền lợi của cán bộ Hội theo quy định.

Theo công văn hướng dẫn, Ban Thường vụ Trung ương Hội NDVN đề nghị Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh có liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã căn cứ vào Hướng dẫn để xây dựng và hướng dẫn xây dựng đề án thành lập và hoạt động tổ chức Hội của đơn vị hành chính mới; đồng thời, phối hợp với cấp uỷ huyện nơi có sắp xếp đơn vị hành chính để hướng dẫn thực hiện quy trình đánh giá, lựa chọn nhân sự ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch cấp huyện, cấp xã; ủy viên Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Hội Nông dân cấp huyện… Định kỳ, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Trung ương Hội qua Ban Tổ chức Trung ương Hội.

Đề nghị Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy xem xét, bố trí công việc, giải quyết chế độ chính sách đối với những đồng chí thuộc diện quản lý của cấp ủy tỉnh, thành phố (nếu có). Chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy cấp huyện, xem xét bố trí công việc phù hợp, giải quyết chế độ, chính sách đối với những đồng chí trong diện dôi dư do việc sắp xếp, sáp nhập và những đồng chí có nguyện vọng nghỉ chế độ trước tuổi theo quy định của Đảng, Nhà nước và các quy định hiện hành.

– Hướng dẫn Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã thuộc đối tượng sáp nhập tiến hành thống kê, kiểm tra sổ sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các công việc khác; tiến hành bàn giao về hồ sơ, sổ sách chuyên môn, tài chính, cơ sở vật chất… của từng đơn vị Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã, để chuẩn bị thủ tục thành lập Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã mới sau khi sáp nhập.

– Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Trung ương Hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện có vấn đề vướng mắc phát sinh, phản ánh về Ban Thường vụ Trung ương Hội (qua Ban Tổ chức Trung ương Hội) để kịp thời giải quyết.

Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao Ban Tổ chức chủ trì phối hợp với Cơ quan Ủy ban Kiểm tra và Văn phòng Trung ương Hội theo dõi, tổng hợp kết quả sắp xếp, kiện toàn Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã ở địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tham mưu giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch QH dự Hội nghị về Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Giang

Chiều 17/12/2024, tại thành phố Bắc Giang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị công bố Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-qh-du-hoi-nghi-ve-nghi-quyet-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-tinh-bac-giang-post1002627.vnp

Công bố Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 2/12, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025. ...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói

Sáng nay (24/11), Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”. Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lắng nghe nông dân nói năm 2024 có chủ đề: "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo...

Vì sao HTX Chợ Vàm ở An Giang được bình chọn là HTX tiêu biểu toàn quốc năm 2024?

Là một trong những HTX tập hợp được số lượng thành viên lớn, với 316 thành viên, hoạt động với 5 dịch vụ, HTX Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn và giảm chi phí trong sản xuất, tăng lợi nhuận,...

Nông dân bất ngờ, ấn tượng với bài hát xẩm tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Anh Đinh Văn Thuận, nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 ở Hải Hậu (Nam Định) cho hay: Lần đầu được ra Hà Nội dự lễ Tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 nên tôi rất tự hào và hạnh phúc. Bên cạnh đó,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh cặp linh vật ở Huế được lấy ý tưởng rắn từ Cửu Đỉnh

Tạo hình linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại TP.Huế (Thừa Thiên Huế) được lấy cảm hứng từ hình ảnh Nhiêm xà khắc trên Anh đỉnh, chiếc đỉnh đồng thứ ba trong bộ Cửu Đỉnh Huế. Sau khi lộ diện, đông đảo người dân và du khách địa phương đến tham quan và chụp ảnh. ...

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà người nông dân ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định gặt hái được sau quá trình hơn...

Trồng chuối đất bãi, nông dân Phú Thọ thu lãi hơn 400 triệu đồng

Nhờ chuyển đổi sang trồng chuối tiêu xanh, người dân xã Bản Nguyên (Lâm Thao, Phú Thọ) có thu nhập ổn định. Năm nay, do tác động của bão YAGI, giá chuối tăng cao, bà con càng phấn khởi vì lãi lớn. ...

Người Hà Nội đỏ lửa, quây quần trên vỉa hè với nồi bánh chưng xanh đón Tết

Tết Nguyên đán 2025 cận kề, người dân Hà Nội lại bắc bếp luộc bánh chưng trên vỉa hè, giữ gìn phong tục truyền thống. Hương thơm của bánh chưng lan tỏa khắp phố phường, mang không khí Tết ấm áp, đoàn viên và niềm vui đón xuân. ...

Đây là một thành phố của Quảng Nam đang phát triển manh về nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của TPTam Kỳ (Quảng Nam) đến năm 2030 phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi...

Bài đọc nhiều

Dân trồng phật thủ rục rịch phục vụ khách hàng dịp Tết 2025

(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, người dân làng trồng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) lại rục rịch phục vụ khách đến mua phật thủ về cúng gia tiên dịp Tết cổ truyền năm nay. ...

Phát triển Kon Tum toàn diện tạo động lực tăng trưởng khu vực Tây Nguyên

Ngày 10/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của Kon Tum, đồng thời tạo động lực tăng trưởng cho khu vực Tây Nguyên. Thi công kết cấu hạ tầng ở Kon Tum. (Ảnh: Thanh Hưng)  Với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Bộ trưởng VHTTDL Mỗi địa phương cần sáng tạo để phát triển du lịch đêm

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm: Bài toán cần lời giải sáng tạo Vấn đề thu hẹp đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật cũng được đưa ra thảo luận. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận rằng, nếu không có...

Cùng chuyên mục

TPHCM đón Tết với không khí lạnh 20 độ

TPO - Trong khoảng ngày 28 - 29/1 (29 tháng Chạp và mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh tăng cường, thời tiết TPHCM sẽ se lạnh về đêm và sáng sớm, nhiệt độ thấp nhất từ 20 - 21 độ C. TPO - Trong khoảng ngày 28 - 29/1 (29 tháng Chạp và mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh tăng cường,...

Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc

Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc. ...

Thư của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi bố mẹ cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ Bộ TT&TT

Những người con của Bộ Thông tin và Truyền thông tự hào báo cáo với Bố Mẹ là công việc của chúng con đang góp phần tích cực cho đất nước phát triển. Báo VietNamNet xin gửi tới bạn đọc toàn văn "Thư gửi bố mẹ" của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhân dịp năm mới Xuân Ất Tỵ 2025, ngày 25/01/2025. THƯ GỬI BỐ MẸ                            ...

Di sản âm nhạc của người Đà Lạt

(Tổ Quốc) - Ngày 31/10/2023 đánh dấu một cột mốc đáng nhớ cho thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, khi chính thức trở thành thành viên tiếp theo của Việt Nam gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO (UCCN) trong lĩnh vực Âm nhạc,...

Xu hướng laptop năm Ất Tỵ: Chip di động, gaming và AI

Năm 2025 dự báo sẽ là một năm đầy biến động đối với ngành công nghiệp laptop, với nhiều xu hướng mới nổi lên, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hệ sinh thái, công nghệ chip tiên tiến và nhu cầu ngày càng cao về hiệu suất và tính di động. Các hãng sản xuất sẽ tiếp tục cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ phần cứng và phần mềm, trong khi người dùng cũng...

Mới nhất

Cherry đắt đỏ vẫn ‘cháy hàng’, bất ngờ với ‘sầu riêng giải cứu’ 50.000 đồng/kg

Cherry nhập khẩu đắt đỏ chưa từng thấy, 2 triệu đồng/kg vẫn "cháy hàng" ở chợ Tết Ất Tỵ. Trong khi đó, sầu riêng “giải cứu” được bán với giá chỉ 50.000 đồng/kg. Đắt đỏ chưa từng thấy, 2 triệu đồng/kg cherry vẫn ‘cháy hàng’ ở chợ Tết Ất Tỵ Cherry là loại trái cây nhập khẩu đã xuất hiện nhiều...

Bộ Công an công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực năm 2025: Nhiều điểm mới

TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. ...

Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình

Tết Nguyên Đán là thời điểm mọi người mong đợi để quây quần bên gia đình, bạn bè, tận hưởng không khí vui tươi, ấm áp và đón chào năm mới. Tuy nhiên, mùa Tết cũng là dịp dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cúm. Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe...

Món ngon trong mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc

Món ăn trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc thường chú trọng hương vị thơm ngon, đầy đủ sắc màu. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là dịp để mọi người thưởng thức mâm cỗ đoàn viên, tận hưởng không khí ấm áp tình thân. Tùy theo sản vật và phong tục của vùng miền, mâm cỗ...

Duy trì tốt hệ thống bảo đảm an toàn tại dự án giao thông dịp tết Nguyên đán

Bộ GTVT yêu cầu các chủ thể tham gia duy trì tốt hệ thống bảo đảm an toàn trên các công trường giao thông, xem xét trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra sự cố tại dự án trong dịp tết Nguyên đán 2025. ...

Mới nhất

Lộ diện iPhone 17 Air