Trang chủNewsThế giớiTrung Quốc trở lại, nhà đầu tư nước ngoài dốc lực rời...

Trung Quốc trở lại, nhà đầu tư nước ngoài dốc lực rời đi, “phép màu” đã hết?


Sau nhiều năm áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống đại dịch Covid-19, các nhà kinh tế đang trông chờ sự bùng nổ của Trung Quốc.

Phép màu Trung Quốc đã biến mất?
Nền kinh tế Trung Quốc đang gây thất vọng trong 6 tháng đầu năm 2023. (Nguồn: Monexsecurities)

Các nhà phân tích đã từng dự đoán rằng, năm 2023 sẽ mang đến cho Trung Quốc một đợt phục hồi huy hoàng trên thị trường chứng khoán.

Dự báo của Bank of America cũng lập luận, trong khi suy thoái sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới, thì Trung Quốc sẽ là một “ngoại lệ đáng chú ý”. Ngân hàng này kỳ vọng, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất trong 17 năm vào năm nay.

“Phép màu” tăng trưởng khép lại?

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng. Sản xuất công nghiệp, thương mại chậm rõ rệt. Nợ ở khắp nơi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển bất động sản – khu vực chiếm 30% nền kinh tế. Khu vực tư nhân – vốn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phần lớn sự phục hồi của Trung Quốc – cũng đang run sợ.

Đặc biệt, các cơ chế thúc đẩy “phép màu Trung Quốc” – một quá trình chuyển đổi kéo dài ba thập niên khiến đất nước ghi danh trên thế giới – đã bị phá vỡ.

Đơn cử như vấn đề dân số. Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đang già đi và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lại cao kỷ lục. Dữ liệu chính thức cho thấy, khoảng 20,4% người từ 16 đến 24 tuổi thất nghiệp trong tháng 4/2023. Đây là mức cao nhất theo dữ liệu chính thức từ năm 2018.

Trong khi đó, bong bóng trên thị trường bất động sản Trung Quốc đã phát nổ. Và vì vai trò trung tâm của bất động sản trong nền kinh tế, quá trình đau đớn này có thể tiếp tục hút tiền từ các hộ gia đình, ngân hàng và mạng lưới chính quyền địa phương.

Ngoài ra, các nhà đầu tư lớn đang dốc toàn lực từ bỏ đất nước từng hứa hẹn này. Việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân trước đây cũng khiến giới doanh nghiệp không dám chấp nhận rủi ro, trong khi quan hệ với phương Tây xấu đi cũng làm giảm các khoản đầu tư nước ngoài.

Dữ liệu cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã giảm 48% trong năm 2022, chỉ còn 180 tỷ USD. Trong khi đó, FDI tính theo tỷ trọng GDP cũng giảm xuống còn dưới 2%, từ mức cao hơn gấp đôi cách đây 10 năm.

Thêm vào đó, sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư với các nước láng giềng như Ấn Độ và Việt Nam càng nóng hơn trong bối cảnh các công ty quốc tế tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rủi ro.

Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Goldman Sachs Andrew Tilton cho biết trong một báo cáo nghiên cứu rằng: “Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc suy yếu, các nhà đầu tư đã tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác trong khu vực. Tâm lý của nhà đầu tư đối với Trung Quốc đã suy yếu hơn nữa, và theo quan điểm của chúng tôi, nó đang ở mức thấp nhất mà chúng ta chỉ thấy một vài lần trong thập niên qua”.

Linette Lopez, phóng viên cấp cao của Insider cũng nhận thấy, ở thời điểm hiện tại, thương mại rất quan trọng đối với Trung Quốc. Hiện tại là thời điểm lý tưởng để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn từ thế giới.

Nhưng căng thẳng địa chính trị khiến Mỹ – đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc – quyết định “giảm rủi ro” từ đất nước này. Nhiều tập đoàn Mỹ đang tìm cách chuyển các hoạt động sang nơi khác. Theo công ty tư vấn quản lý Kearney, năm ngoái, Trung Quốc chiếm 50,7% hàng nhập khẩu của Mỹ từ châu Á; con số này đã giảm từ hơn 70% vào năm 2013.

Theo ông Leland Miller, người sáng lập China Beige Book, nền kinh tế Trung Quốc có thể đang mở cửa trở lại, nhưng chưa chắc đang hoạt động trở lại.

Phép màu Trung Quốc đã biến mất?
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chấp nhận tăng trưởng chậm hơn. (Nguồn: VCG)

Chọn tăng trưởng thấp để giảm nợ

Cốt lõi của vấn đề của Trung Quốc là nợ. Trong nhiều năm, sự tăng trưởng của đất nước đến từ cơ sở hạ tầng và phát triển bất động sản.

Nhưng tờ Wall Street Journal cho rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã dựa vào vay nợ để rót tiền vào mọi thứ, từ những cây cầu khổng lồ cho tới những căn hộ chung cư mới.

Dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy, tính đến tháng 9/2022, tổng dư nợ tín dụng cấp cho khu vực phi tài chính của Trung Quốc là 49,9 nghìn tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần so với cách đó 10 năm.

Bên cạnh đó, tổng nợ ở Trung Quốc so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã lên tới 295% vào tháng 9 năm ngoái, vượt mức 257% ở Mỹ và mức bình quân 258% ở các nước trong khu vực đồng Euro (Eurozone).

Để trả nợ, người tiêu dùng Trung Quốc đang có khuynh hướng tích trữ tiền mặt, trong đó có nhiều người từ chối vay tiền ngân hàng để đầu tư.

Các doanh nghiệp tư nhân hầu như cũng không đầu tư mới, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khuyến khích doanh nghiệp chi tiêu. Chính quyền các địa phương cũng đang giảm chi tiêu cho mọi thứ từ đường xá đến tiền lương của công nhân nhằm mục đích giữ các khoản nợ trong tầm kiểm soát.

Ông Nicholas Borst, Giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc tại công ty Seafarer Capital Partners nhận định, những doanh nghiệp và chính quyền địa phương trước kia đi vay bây giờ đang tập trung vào việc trả nợ, vì vậy, ít có khả năng bơm tiền vào các dự án mới. Điều này sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, có vẻ như nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chấp nhận tăng trưởng chậm hơn. Trong báo cáo công tác Chính phủ do Thủ tướng Lý Khắc Cường nêu ngày 5/3, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% năm 2023, một trong những mức thấp nhất trong nhiều thập niên.

Ông Arthur Kroeber, đối tác sáng lập của công ty tư vấn nghiên cứu Gavekal Dragonomics cho rằng: “Chính sách của Trung Quốc sẽ tiếp tục nghiêng về giảm nợ ở bất cứ nơi nào có thể, ngay cả khi việc này khiến tăng trưởng giảm xuống”.

Ông ước tính, tốc độ tăng trưởng cơ bản của Trung Quốc có thể giảm xuống còn 2-4% trong thập niên tới, từ mức 6,2% trong thập niên vừa qua.

Phóng viên Linette Lopez khẳng định: “Khi các nhà đầu tư chuyển sự chú ý hỏi những cải thiện ngắn hạn về đại dịch, họ sẽ bắt đầu thấy rằng, trong dài hạn, nền kinh tế Trung Quốc đã hoàn thành quá trình chuyển đổi từ tăng trưởng mạnh mẽ, nhanh chóng sang tăng trưởng chậm và lâu dài”.

window.fbAsyncInit = function() {
FB.init({
appId : ‘277749645924281’,
cookie : true,
xfbml : true,
version : ‘v4.0’
});

FB.AppEvents.logPageView();

};

(function(d, s, id){
var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0];
if (d.getElementById(id)) {return;}
js = d.createElement(s); js.id = id;
js.src = “https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js”;
fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs);
}(document, ‘script’, ‘facebook-jssdk’));
function social_stats_for_item(item_url,item_id){$.ajax({url:’https://baoquocte.vn/member.api?act=X19zb2NpYWxfc2F2ZV9hcnRpY2xlX18=&token=23d1f5be73191c29e1f885533ec16bbd&url=”+item_url+”&type=1&id=’+item_id,dataType:’jsonp’,type:’GET’,success:function(data){}});}(function(d){var js,id=’facebook-jssdk’;if(d.getElementById(id)){return;}js=d.createElement(‘script’);js.id=id;js.async=true;js.src=”https://connect.facebook.net/en_US/all.js”;d.getElementsByTagName(‘head’)[0].appendChild(js);}(document));window.fbAsyncInit=function(){FB.init({appId:’277749645924281′,cookie:true,status:true,xfbml:true,oauth:true,version:’v15.0′});FB.api(‘https://baoquocte.vn/trung-quoc-tro-lai-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-doc-luc-roi-di-phep-mau-da-het-231026.html’,’GET’,{“fields”:”engagement”},function(response){});var getIDItem=$(‘input[name=”__PARAMS_ID_WIDGET”]’).val();if(getIDItem!=”){FB.Event.subscribe(‘edge.create’,function(response){social_stats_for_item(response,getIDItem);});}FB.Event.subscribe(‘edge.remove’,function(response){});};



Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Tập gặp lãnh đạo của hơn 40 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với các lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy đầu tư và ứng phó căng thẳng địa chính trị. Lời trấn an trong giai đoạn nhạy...

Trung Quốc sẽ tăng cường đối phó với các tác động từ bên ngoài

(CLO) Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các tác động từ bên ngoài có thể lớn hơn dự báo, đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng nhiều lĩnh vực kinh tế để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, theo Thủ tướng Lý Cường tuyên...

80 lãnh đạo doanh nghiệp lớn đến Trung Quốc dự hội nghị giữa thương chiến

Trong tuần này, 80 lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn toàn cầu dự kiến đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc dự hội nghị về kinh tế giữa lúc bất ổn dâng cao bởi cuộc chiến thuế quan. ...

Ông Trump nói ông Tập Cận Bình sẽ sớm thăm Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17.3 nói rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sớm thăm Mỹ. ...

Tạo động lực tiếp tục cải cách

Kỳ họp “lưỡng hội”, tức Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) và Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân (CPPCC), được hy vọng tạo thêm động lực cho mục tiêu tiếp tục cải cách toàn diện và sâu sắc hơn của Trung Quốc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Israel không kích ở Lebanon, bị Hamas cáo buộc vi phạm thỏa thuận ở Dải Gaza, đàm phán ngừng bắn giai đoạn 2 đến...

Trong ngày 16/2, Israel tuyên bố đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các vị trí quân sự của Hezbollah tại Lebanon dù hai bên đang thực thi lệnh ngừng bắn, trong khi Hamas cũng cáo buộc quốc gia Trung Đông vi phạm thỏa thuận tương tự ở Dải Gaza.

Colombia phát hiện âm mưu dùng tên lửa bắn hạ máy bay chở tổng thống?

Tổng thống Colombia Gustavo Petro hôm 18.2 nói rằng các 'tổ chức mafia' đã mua được tên lửa từ thị trường chợ đen và có kế hoạch sử dụng dòng vũ khí này để bắn hạ máy bay chở ông, theo Hãng tin...

Mỹ-Ấn chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Modi

Mục đích chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ là nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng lớn của quan hệ đối tác chiến lược song phương trong bối cảnh hiện nay.

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Công ty Vận tải biển VIMC tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 5/4/2025 vừa qua, tại khu neo Hòn Gai – Quảng Ninh, Công ty Vận tải biển VIMC (VLC) đã chính thức tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony theo hình thức thuê BBC. VIMC Harmony là tàu hàng rời có trọng tải 22.695,1 DWT, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn...

DOJI RA MẮT DÒNG TRANG SỨC TrenD, TÔN VINH XU HƯỚNG ĐA PHONG CÁCH CỦA PHÁI ĐẸP

DOJI chính thức ra mắt dòng trang sức TrenD – Tôn vinh xu hướng đa phong cách, phản chiếu vẻ đẹp khí chất, tự tin và đầy bản lĩnh của người phụ nữ thời đại mới. Trang sức TrenD là tuyên ngôn đa phong cách của phái đẹp. (Ảnh Thumbnail) Trong nhịp sống hiện đại, người phụ nữ đã không...

BIỂU TƯỢNG CAO QUÝ TRONG QUÀ TẶNG KIM BẢO PHÚC

Trong đời sống văn hóa Á Đông, các loài hoa thường hàm chứa những giá trị sâu sắc về tinh thần và nhân sinh quan. Trong số đó, hoa lan và hoa sen được xem là biểu tượng của vẻ đẹp thanh cao, khí chất và sự thuần khiết – những giá trị bất biến theo thời gian. Kim...

Mới nhất