Trang chủChính trịNgoại giaoTrung Quốc hoàn toàn ủng hộ vai trò chủ nhà Nga, tương...

Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ vai trò chủ nhà Nga, tương thích kế hoạch của Bắc Kinh; Brazil có quyết định bất ngờ?

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 diễn ra từ 22-24/10, được các quốc gia thành viên kỳ vọng ​​sẽ củng cố ​​sự thống nhất giữa các thị trường mới nổi và các nước Nam Bán cầu, cũng như sự ủng hộ lớn hơn của họ đối với chủ nghĩa đa phương và mang lại tính ổn định hơn cho toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Trung Quốc ủng hộ vai trò chủ nhà Nga, kỳ vọng một hành trình mới; Brazil có quyết định bất ngờ?
Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Trung Quốc ủng hộ vai trò chủ nhà Nga, kỳ vọng một hành trình mới; Brazil có quyết định bất ngờ? (Nguồn: tvbrics)

Hôm nay (22/10), Hội nghị thượng đỉnh Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) chính thức khai mạc tại Kazan, miền Trung nước Nga. Các nhà lãnh đạo BRICS chủ chốt, gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang trên đường đến tham dự cuộc họp. Riêng Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva bất ngờ hủy kế hoạch đến Nga ngay trước thềm sự kiện.

Hội nghị BRICS năm nay trở nên rất đặc biệt, bởi đây là lần cuộc hội họp đầu tiên của nhóm này sau sự kiện mở rộng lịch sử hồi đầu năm.

Trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên đường tham dự sự kiện quan trọng hàng đầu của nhóm, các quan chức nước này nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh rất coi trọng Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan và hoàn toàn ủng hộ vai trò chủ nhà Nga.

Đại sứ Trung Quốc tại Nga Zhang Hanhui trong một cuộc phỏng vấn gần đây nhận định, hợp tác BRICS mở rộng (BRICS++) sẽ đóng góp nhiều hơn vào việc cải thiện hệ thống quản trị toàn cầu trong một trật tự mới.

“Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các thành viên BRICS khác để xây dựng quan hệ đối tác toàn diện hơn, chặt chẽ hơn, thiết thực hơn, cùng nhau bắt đầu một hành trình mới cho BRICS”, ông nói.

Với sự mở rộng mới nhất, BRICS chiếm khoảng 30% diện tích đất liền của thế giới, 45% dân số thế giới và 20% thương mại toàn cầu. Các nhà quan sát lưu ý rằng, với những thế mạnh của mình, nhóm này đã bước vào kỷ nguyên mới của sự hợp tác BRICS rộng lớn hơn.

Giới quan sát cũng nhận định, không chỉ có “mặt nổi”, mà đằng sau sự kiện đình đám này là sự trỗi dậy của các thị trường mới nổi, sự sôi động của các nước đang phát triển nói chung và thực tế là Nam bán cầu đã chiếm hơn 40% nền kinh tế toàn cầu.

“Chúng ta có thể cùng phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng mới, trong nhiều lĩnh vực như tài chính, AI, năng lượng và khoáng sản, để thúc đẩy sự hợp tác BRICS lớn hơn, tạo nên những sự khởi đầu tốt đẹp”, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị phát biểu tại cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao BRICS, ngày 26/9 tại New York.

Trên thực tế, trong 3 quý đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các nước BRICS khác đạt tổng cộng 4,62 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 649,66 tỷ USD), tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

“Cơ chế hợp tác BRICS là một trong những nền tảng chính cho sự tham gia của Trung Quốc vào quản trị toàn cầu”, chuyên gia Ren Lin, Trưởng khoa Quản trị toàn cầu tại Viện Kinh tế và chính trị thế giới, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định.

Cụ thể hơn, theo vị chuyên gia này, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt sáng kiến có tầm ảnh hưởng lớn, như Sáng kiến ​​phát triển toàn cầu, Sáng kiến ​​an ninh toàn cầu và Sáng kiến ​​văn minh toàn cầu, tương thích với nội dung phát triển hợp tác trong BRICS và sẽ đưa hợp tác thực dụng BRICS lên một tầm cao mới.

Đề cập sự hợp tác rộng hơn và chặt chẽ hơn của BRICS, chuyên gia Ren Lin cho biết, điều này đã “nâng cao khả năng của các nước thị trường mới nổi và các nước đang phát triển trong việc đối phó với các rủi ro bên ngoài và thúc đẩy hợp tác thực dụng giữa các nước Nam Bán cầu”.

Trước ​​hiện tượng những tháng gần đây, nhiều quốc gia như Thái Lan và Malaysia, bày tỏ ý định gia nhập BRICS, ông Jiang Tianjiao, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu BRICS, Viện phát triển Fudan ở Thượng Hải, cho biết, xu hướng này phản ánh rằng – những ý tưởng như “tách rời”, chiến tranh ủy nhiệm và chủ nghĩa bảo hộ không được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Trung Quốc ủng hộ vai trò chủ nhà Nga, kỳ vọng một hành trình mới; Brazil có quyết định bất ngờ?

“Với tinh thần cởi mở, bao trùm, hợp tác và các bên cùng có lợi, BRICS sẽ có thể được công nhận rộng rãi hơn trên toàn cầu”, vị chuyên gia hàng đầu của Viện phát triển Fudan nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Phó chủ tịch Hiệp hội hữu nghị Ai Cập-Trung Quốc, cựu Đại sứ Ai Cập tại Trung Quốc -Magdy Amer đánh giá, các thị trường mới nổi hiện đang đóng vai trò quan trọng hơn trong trật tự thế giới và hợp tác BRICS++, cũng như hợp tác của BRICS với các quốc gia ngoài nhóm, chủ yếu là các nước đang phát triển – có tiềm năng rất lớn.

Ông Magdy Amer cũng cho biết thêm, tại một diễn đàn về hợp tác BRICS trong quản trị và văn hóa vào tháng trước tại Moscow, hợp tác BRICS++ cũng đã tạo cơ hội cho các thị trường mới nổi đạt được sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng chung trong nền kinh tế của họ.

Về phía Nga, Nhà phân tích chính trị Nga Konstantin Kalachev cho biết, qua Hội nghị lần này, Điện Kremlin muốn thể hiện “một giải pháp thay thế cho áp lực của phương Tây và một thế giới đa cực là hiện thực”.

“Những gì BRICS đang làm là từng bước – từng bước một – xây dựng một cây cầu hướng tới một trật tự thế giới dân chủ và công bằng hơn”, trợ lý Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết.

Tuy nhiên, trước thềm Hội nghị đặc biệt này chỉ ít ngày, thông tin nhà lãnh đạo cấp cao Brazil Luiz Inacio Lula da Silva hủy kế hoạch đến Nga dự Hội nghị thượng đỉnh đã gây bất ngờ, bởi cùng với Trung Quốc và Nga, Brazil cũng là một trong năm thành viên sáng lập và là trụ cột chính của BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi).

Dù đã có thông báo rõ ràng về lý do sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Brazil, nhưng vẫn có những đồn đoán xoay quanh “lý do thực sự” của việc Tổng thống Lula da Silva hủy chuyến đến Nga. Do trước đó, tại cuộc gặp với người đứng đầu truyền thông các nước BRICS, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) 18-19/11 ở quốc gia Nam Mỹ theo lời mời của Brasilia.

Vậy liệu có phải Brazil đã có quyết định gì đó bất ngờ trong việc tham gia và tiếp tục đóng góp cho BRICS?… Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Brazil và Văn phòng Tổng thống nước này, Ngoại trưởng Mauro Vieira sẽ thay mặt Tổng thống dẫn đầu phái đoàn cấp cao dự sự kiện. Tổng thống Lula da Silva sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga trực tuyến từ Brasilia.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, người sẽ bước sang tuổi 79 vào ngày 27/10, đã phải nhập viện tại Brasilia sau khi bị bầm tím, xuất huyết ở đầu, trong một vụ tai nạn tại nhà vào cuối tuần trước.

“Tổng thống Lula da Silva sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS” do lời khuyên y tế là tránh các chuyến bay đường dài nhưng có thể thực hiện các hoạt động khác”, Văn phòng Tổng thống cho biết trong một thông cáo. Năm ngoái, ông Lula da Silva cũng đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật hông.

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23-24/10.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hoi-nghi-thuong-dinh-brics-trung-quoc-hoan-toan-ung-ho-vai-tro-chu-nha-nga-tuong-thich-ke-hoach-cua-bac-kinh-brazil-co-quyet-dinh-bat-ngo-290956.html

Cùng chủ đề

Brazil chấp nhận Nigeria làm đối tác của BRICS

(CLO) Ngày 17/1, Chính phủ Brazil tuyên bố Nigeria chính thức trở thành quốc gia đối tác trong khối BRICS. ...

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Dự báo tình hình thế giới năm 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trái chiều, đan xen giữa hy vọng và lo âu, quanh các tâm điểm, trên nhiều lĩnh vực. Ẩn sau bề nổi đa chiều đó là gì?

Bước ngoặt cho Đông Nam Á và Nam Bán cầu

(CLO) Indonesia đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS với tư cách thành viên chính thức, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế khu vực. ...

BRICS mở rộng và nâng cao ảnh hưởng toàn cầu trong năm 2025

(CLO) Bước sang năm 2025, BRICS tiếp tục mở rộng với Indonesia trở thành thành viên chính thức mới nhất, cùng với 8 nước khác trở thành các quốc gia đối tác. Điều này cho thấy BRICS tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mở rộng đại diện và ảnh hưởng trên trường...

Việt Nam lên tiếng về khả năng gia nhập BRICS

(NLĐO)- Chiều 9-1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về khả năng Việt Nam gia nhập BRICS. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội; Hà Nội dẫn đầu về tốc độ tăng giá chung...

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội vào cuối tháng 1; giá chung cư Hà Nội tăng đến 50% sau 1 năm, diện tích đất tăng thêm so với sổ đỏ có phải nộp thuế không?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Apple phát hành iOS 18.3 RC với nhiều thay đổi mới

Mới đây, Apple đã chính thức tung ra bản cập nhật iOS 18.3 RC cho những nhà phát triển và người thử nghiệm beta công khai với nhiều thay đổi mới.

Những phong tục truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: [email protected] Liên hệ quảng cáo: [email protected] © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không được...

Giá cà phê tăng liên tiếp, robusta “quyết” giữ vùng đỉnh, nỗi lo cung thiếu

Tính chung năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1,34 triệu tấn cà phê các loại, giảm mạnh 17,1% so với năm 2023 và là mức thấp nhất trong 9 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng trong niên vụ 2023 - 2024 vừa qua ước giảm 6% so với niên vụ trước đó, chỉ đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn.

Tòa án bác đề xuất gia hạn lện bắt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, nói “thiếu chính đáng”

Ngày 24/1, một tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) đã bác yêu cầu của cơ quan công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Tỉnh Ninh Bình và thành phố Saiki (Nhật Bản) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giao lưu hữu nghị

Tỉnh Ninh Bình và thành phố Saiki ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giao lưu hữu nghị. Trong thời gian gần 6 tháng, với nỗ lực của các cấp chính quyền hai địa phương, Bộ Ngoại giao Việt Nam và sự hỗ trợ của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản, chiều...

Cùng chuyên mục

Giá cà phê tăng liên tiếp, robusta “quyết” giữ vùng đỉnh, nỗi lo cung thiếu

Tính chung năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1,34 triệu tấn cà phê các loại, giảm mạnh 17,1% so với năm 2023 và là mức thấp nhất trong 9 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng trong niên vụ 2023 - 2024 vừa qua ước giảm 6% so với niên vụ trước đó, chỉ đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Mới nhất

Những phong tục truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax:...

Giá cà phê tăng liên tiếp, robusta “quyết” giữ vùng đỉnh, nỗi lo cung thiếu

Tính chung năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1,34 triệu tấn cà phê các loại, giảm mạnh 17,1% so với năm 2023 và là mức thấp nhất trong 9 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng trong niên vụ 2023 - 2024 vừa qua ước giảm 6% so với niên vụ trước đó, chỉ đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn.

Bản tin Mặt trận sáng 25/1

Bản tin Mặt trận sáng 25/1 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ; Nam Định: Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào; Nhiều người khó khăn tại...

ABBANK báo lãi trước thuế tăng 58%

DNVN - Kết thúc quý 4/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với năm 2023, đạt 809 tỷ đồng. ...

Tòa án bác đề xuất gia hạn lện bắt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, nói “thiếu chính đáng”

Ngày 24/1, một tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) đã bác yêu cầu của cơ quan công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.

Mới nhất

Mức đóng BHYT năm 2025