Trang chủNewsThế giớiTrung Quốc giữa thách thức 'thương chiến Trump 2.0'

Trung Quốc giữa thách thức ‘thương chiến Trump 2.0’

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm qua (1.12, theo giờ VN) yêu cầu các nước khối BRICS cam kết không tạo ra loại tiền tệ mới hoặc hỗ trợ một loại tiền tệ khác thay thế USD. Nếu không thì BRICS phải đối mặt mức thuế 100% khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.

BRICS là viết tắt chữ cái 5 thành viên đầu tiên của khối gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi. Nhưng khối này nay có thêm các thành viên: Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE.

Áp lực nhiều phía

Thực tế, ngay từ quá trình vận động tranh cử, ông Trump đã đe dọa có thể áp thuế đến 60% đối với hàng hóa Trung Quốc. Sau đó, ông cũng đã xây dựng một “bộ sậu” làm chính sách đối ngoại và tài chính thương mại có xu hướng “chơi rắn”. Mới đây, ông Trump tuyên bố trước mắt sẽ “chào sân” việc áp thuế hàng hóa Trung Quốc ở mức 10% và sẵn sàng tăng lên.

Trung Quốc giữa thách thức 'thương chiến Trump 2.0'- Ảnh 1.

Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đang trì trệ

Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức tồn đọng và nỗ lực giải quyết chưa hiệu quả. Trước hết là thị trường bất động sản. Tờ Nikkei Asia ngày 29.11 dẫn số liệu được công bố bởi Bộ Tài chính Trung Quốc cho hay tiền sử dụng đất mà nước này thu được lũy kế từ tháng 1 – 10 là 2.700 tỉ nhân dân tệ (khoảng 372 tỉ USD), giảm 23% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận là năm thứ 3 liên tiếp giảm. Đây là một trong các nguồn thu chính cho ngân sách ở nhiều địa phương của Trung Quốc. Nhu cầu về đất đai đã giảm mạnh khi suy thoái bất động sản kéo dài nên các nhà phát triển bất động sản hạn chế mở thêm dự án mới. Theo cơ quan thống kê của Trung Quốc, tính theo diện tích sàn thì doanh số bán nhà từ tháng 1 – 10 đã giảm 18% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy những biện pháp giải cứu thị trường bất động sản được chính quyền đưa ra từ vài tháng trước vẫn chưa cho thấy hiệu quả đột phá.

Theo công bố hồi tuần trước, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất trong tháng 11 đạt 50,3 điểm, cao hơn so với mức 50,1 điểm hồi tháng 10. Kết quả này phản ánh một số biện pháp kích thích kinh tế đã phát huy tác dụng. Nhưng theo giới phân tích, đây chỉ mới là cải thiện trong ngắn hạn và thời gian tới có thể đối mặt nhiều khó khăn hơn. Không những vậy, PMI phi sản xuất (bao gồm các lĩnh vực thương mại, dịch vụ) đã giảm từ mức 50,2 điểm của tháng 10 xuống còn 50 điểm trong tháng 11.

Chính vì thế, giới phân tích nhận định Trung Quốc vẫn cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp kích thích kinh tế đủ mạnh, thì mới hy vọng giải quyết tình trạng trì trệ hiện nay.

Viễn cảnh khó khăn

Trong phân tích gửi đến Thanh Niên, Hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng S&P Ratings đã đưa ra các nhận định về tình hình kinh tế Trung Quốc thời gian tới nếu Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại, như tăng thuế.

Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế thương mại của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của nước này. Vì mức tăng trưởng xuất khẩu lẫn đầu tư sẽ giảm sút. Thậm chí, việc đầu tư sẽ bị ảnh hưởng ngay cả khi Mỹ chưa chính thức tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, do nhà đầu tư lo ngại về những rủi ro. Những điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập và niềm tin của người dân, dẫn đến sự hạn chế chi tiêu làm ảnh hưởng tiêu dùng ngay trong chính thị trường nội địa Trung Quốc.

Do đó, S&P Ratings dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 4,8% vào năm 2024, rồi lần lượt giảm còn 4,1% vào năm 2025 và 3,8% vào năm 2026. Mức dự báo tăng trưởng của năm 2025 và 2026 lần lượt 0,2 điểm phần trăm và 0,7 điểm phần trăm so với dự báo của S&P Ratings đưa ra hồi tháng 9. Không những vậy, nếu quả thực bị Mỹ áp thuế lên đến 60%, mức tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có thể còn dưới 2% vào năm 2026. 

Trung Quốc chuẩn bị “đồ chơi” đối phó Mỹ

Tờ Asia Times ngày 1.12 đưa tin Trung Quốc vừa thông qua danh sách gồm 700 mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu. Trong đó có nhiều mặt hàng mà Mỹ rất cần để phát triển các sản phẩm quan trọng, đặc biệt về công nghệ. Điển hình danh sách này bao gồm đất hiếm cùng một số linh kiện công nghệ cơ bản mà lâu nay Mỹ vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc. Danh mục hạn chế xuất khẩu trên có hiệu lực từ ngày 1.12. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa thông tin chi tiết về việc hạn chế.

Vào tháng 8.2023, Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với gallium và gecmani. Trong đó, gallium được sử dụng trong chất bán dẫn hỗn hợp, thường được sử dụng để nâng cao tốc độ truyền và tăng hiệu quả của radar.




Nguồn: https://thanhnien.vn/trung-quoc-giua-thach-thuc-thuong-chien-trump-20-185241201194605711.htm

Cùng chủ đề

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

Ông Trump đã làm những gì kể từ khi trở lại Nhà Trắng?

(CLO) Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành một loạt sắc lệnh hành pháp và thực hiện nhiều hành động nhằm thực hiện các cam kết trong chiến dịch tranh cử. ...

Mỹ dời chỗ khẩu đội tên lửa Typhon ở Philippines

Quân đội Mỹ đã di chuyển các bệ phóng Typhon từ sân bay Laoag đến một địa điểm khác trên đảo Luzon của Philippines. ...

Biến đổi máu sẽ giúp binh sĩ Mỹ đương đầu môi trường cực đoan?

Cơ quan Dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA), đơn vị nghiên cứu hàng đầu của Lầu Năm Góc, đang tìm cách biến đổi các tế bào hồng cầu theo cách mới để giúp quân đội Mỹ tăng khả năng kiểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khi nào học sinh được nghỉ học vào ngày thứ bảy?

Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có văn bản đề nghị UBND tỉnh này cho phép được thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy, chủ nhật trong thời gian tới. ...

Phương Tây đang học hỏi từ chiến sự Ukraine

Cuộc xung đột Ukraine mang đến cho phương Tây nhiều bài học có thể cần áp dụng khi chiến tranh nổ ra giữa các thế lực quân sự của thế giới. ...

Cuộc chiến không chỉ của riêng ai

Ở một góc nhỏ vùng quê Sóc Trăng, chị Lâm Thị Sim, 52 tuổi, đã dành gần hai thập kỷ để chăm sóc cô con gái mắc bệnh Gaucher - một rối loạn lysosome hiếm gặp. Mỗi ngày, chị bắt đầu bằng công...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh mới về trí tuệ nhân tạo, nỗ lực ‘biến nước Mỹ trở thành thủ phủ AI của...

Ngày 23/1, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp mới liên quan đến tăng cường và duy trì sự thống trị trí tuệ nhân tạo (AI) của nước Mỹ tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng.

Phương Tây đang học hỏi từ chiến sự Ukraine

Cuộc xung đột Ukraine mang đến cho phương Tây nhiều bài học có thể cần áp dụng khi chiến tranh nổ ra giữa các thế lực quân sự của thế giới. ...

Nga đẩy lùi các cuộc tấn công UAV nhằm vào thủ đô

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin sáng sớm 24/1 cho biết, các đơn vị phòng không đã chặn đứng ba cuộc tấn công riêng biệt bằng thiết bị bay không người lái (UAV) từ Ukraine nhằm vào thủ đô của Nga.

Vũ trụ đang trở nên hỗn loạn, phức tạp hơn

Nghiên cứu mới của Đại học Pennsylvania (Mỹ) và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (bang California) cho thấy vũ trụ của chúng ta trở nên 'hỗn loạn và phức tạp hơn' sau khoảng 13,8 tỉ năm tồn tại. ...

Đã có ngày chính xác chấm dứt duyên nợ, tổ chức y tế toàn cầu đang “suy sụp”?

Ngày 23/1, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ ngày 22/1/2026 sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức thông báo về quyết định này.

Mới nhất

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn...

NSND Thanh Lam hát cùng NSƯT Đăng Dương trong chương trình truyền hình trực tiếp “Ý Đảng lòng dân”

Chương trình "Ý Đảng lòng dân" kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có sự góp mặt của NSND Thanh Lam, NSƯT Đăng Dương, NSƯT...

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con...

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Mới nhất