Trang chủNewsThế giớiTrung Quốc gặp khó ở 'tiền đồn' nam Thái Bình Dương

Trung Quốc gặp khó ở ‘tiền đồn’ nam Thái Bình Dương


Hôm qua, AP dẫn lời Thủ tướng Fiji Sitiveni Rabuka ngày 7.6 cho biết nước này đang xem xét lại thỏa thuận hợp tác an ninh về việc cho phép cảnh sát Trung Quốc đồn trú tại Fiji. Thậm chí, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng New Zealand tại Wellington, Thủ tướng Rabuka còn ám chỉ sẽ đình chỉ thỏa thuận trên.

Trung Quốc gặp khó ở 'tiền đồn' nam Thái Bình Dương
 - Ảnh 1.

Tàu Trung Quốc neo đậu gần bờ ở Fiji

Được ký kết vào năm 2011 và là thành tựu quan trọng của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng ở các đảo quốc nam Thái Bình Dương, nhưng thỏa thuận trên gây nhiều tranh cãi trong chính nội bộ Fiji. Thời gian qua, Mỹ còn đạt một số thỏa thuận tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, nhưng dần gặp không ít thách thức khi bị sự cạnh tranh gay gắt từ Mỹ và đồng minh. Vì thế, nếu Fiji ngưng thỏa thuận trên sẽ là một thách thức lớn cho Trung Quốc ở khu vực vốn được mệnh danh là “tiền đồn” vùng Thái Bình Dương.

Từ cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung

Trả lời Thanh Niên ngày 8.6, cựu đại tá hải quân Mỹ Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii Thái Bình Dương) đánh giá: “Khoảng 5 năm gần đây, Mỹ và Trung Quốc có cuộc cạnh tranh chiến lược ở các quần đảo nam Thái Bình Dương. Trước năm 2017, Mỹ thiếu tăng cường quan hệ các quốc gia ở khu vực này, nên Trung Quốc có điều kiện mở rộng ảnh hưởng tại đây. Trong đó, Quần đảo Solomon đã ký kết các thỏa thuận an ninh với Trung Quốc. Sau này, Mỹ mới nhận ra sai lầm và bắt đầu nỗ lực cạnh tranh”.

“Mỹ nhận ra Trung Quốc không chỉ giành được các mối quan hệ an ninh và tiếp cận các quốc gia đó mà còn xây dựng các sân bay, bến cảng và cơ sở hạ tầng khác cũng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Các căn cứ của Trung Quốc ở nam Thái Bình Dương có thể gây khó khăn cho hoạt động quân sự của Mỹ ở vùng tây Thái Bình Dương, đồng thời cho phép hải quân và không quân Trung Quốc hoạt động bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất”, ông Schuster phân tích.

Thực tế, gần đây, Mỹ dần đạt được một số thỏa thuận và tăng cường hợp tác với các nước ở khu vực này.

Đến sự phối hợp của “Bộ tứ” và Ấn Độ nâng vai trò

Cũng trả lời Thanh Niên ngày 8.6, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét quyết định trên của Fiji có thể là một bước rất quan trọng đối với an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) vì các lý do sau.

Thứ nhất, vì Trung Quốc đã thành công ở nam Thái Bình Dương, nên quyết định của Fiji là một bước quan trọng để “Bộ tứ” (gồm Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ) phản công. Gần đây, Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng ở nam Thái Bình Dương. Trung Quốc đã đồng ý với thỏa thuận an ninh với một số đảo quốc ở khu vực này như Solomon. Vì thế, “Bộ tứ” đã tăng cường cạnh tranh. Chẳng hạn, khi Tonga đối mặt với thảm họa núi lửa gần đây, Mỹ – Úc – Nhật đã gửi tàu cứu hộ tới Tonga dù Tonga cách xa đất nước của họ. Và khi Fiji và Papua New Guinea (PNG) cần vắc xin Covid-19, Ấn Độ đã tài trợ. Trong chuyến thăm PNG gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, 2 bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng với PNG. Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng bao gồm Fiji.

Trung Quốc đã có nhiều năm tăng cường ảnh hưởng ở nam Thái Bình Dương. Điều đó nhằm giảm bớt sự ủng hộ của các đảo quốc này đối với Đài Loan, đồng thời lấy khoảng trống mà phương Tây để lại. Điển hình, Bắc Kinh đạt thỏa thuận cho phép cảnh sát Trung Quốc đóng quân tại Fiji. Nhưng gần đây, sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc và phương Tây, cùng những lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua các sáng kiến hợp tác khiến Fiji xem xét lại các thỏa thuận với Bắc Kinh.

Các quốc đảo như Fiji cần phải cân bằng dư luận trong nước với những căng thẳng địa chính trị liên quan Trung Quốc, nhưng cũng không tránh khỏi mọi hình thức hợp tác với Trung Quốc. Thay vì từ chối mọi hợp tác với Trung Quốc, Fiji và các quốc đảo khác cần tăng cường tính minh bạch xung quanh các hoạt động của họ và đảm bảo rằng tất cả các hoạt động đều tuân theo luật pháp trong nước.

GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật)

Thứ hai, diễn biến mới xoay quanh quyết định của Fiji có thể tác động tình hình eo biển Đài Loan. Thời gian qua, Bắc Kinh thuyết phục các nước nam Thái Bình Dương thay đổi lập trường ngoại giao đối với Đài Loan. Solomon và Kiribati đã chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc và thiết lập quan hệ với Bắc Kinh. Đây là khu vực vốn có nhiều nước đặt quan hệ chính thức với Đài Loan. Nếu Đài Loan mất quan hệ ngoại giao chính thức với các nước khác, thì khi Trung Quốc sử dụng vũ lực để hợp nhất Đài Loan sẽ trở thành vấn đề nội bộ, chứ không phải vấn đề quốc tế.

Thứ ba, diễn biến lần này ở Fiji là trường hợp đầu tiên mà Ấn Độ góp phần tác động đến quan điểm của các nước nam Thái Bình Dương. Trong nhóm “Bộ tứ” thì Úc là quốc gia có ảnh hưởng nhất ở khu vực này. Nhưng việc Trung Quốc gần đây tăng cường ảnh hưởng thành công cho thấy ảnh hưởng của Úc chưa đủ. Vì vậy, Mỹ và Nhật đã nỗ lực nhiều hơn nhưng vẫn chưa đủ.

Vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến thăm PNG. Lẽ ra đây là chuyến thăm lịch sử của một Tổng thống Mỹ đến các đảo quốc nam Thái Bình Dương. Nhưng cuối cùng, chuyến thăm bị hủy (chỉ Ngoại trưởng Blinken đã đến PNG) do ông Biden phải ưu tiên nghị trình chính trị tại Mỹ. Tuy vậy, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến thăm PNG. Đối với PNG, chuyến thăm của ông Modi đã cứu vãn thể diện của lãnh đạo nước này. Do đó, ảnh hưởng của Ấn Độ đang tăng lên.

Kể từ năm 2014, Ấn Độ đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Ấn Độ – các đảo quốc Thái Bình Dương và mở rộng ảnh hưởng tại đây. Năm 2021, Ấn Độ đã tặng nhiều loại vắc xin cho Fiji và PNG. Giờ đây, Fiji đang đổi ý vì Ấn Độ. Một nửa dân số Fiji có nguồn gốc Ấn Độ. Như vậy, Ấn Độ có ảnh hưởng thông qua các mối liên hệ của Ấn Độ.

TS Nagao khẳng định: Trong bối cảnh hiện nay, Ấn Độ thể hiện tầm ảnh hưởng ở nam Thái Bình Dương thì là động thái đáng hoan nghênh đối với các thành viên khác trong “Bộ tứ”. 



Source link

Cùng chủ đề

Moscow kiểm soát hai làng chiến lược, đánh chặn 4 tên lửa HIMARS, Kiev-Tokyo ký hiệp ước trao đổi thông tin an ninh mật

Các hãng tin Nga dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng nước này ngày 16/11 tuyên bố, lực lượng Moscow đã giành quyền kiểm soát 2 làng chiến lược Makarivka và Leninskoye thuộc Donetsk của Ukraine.

Iraq và Iran ca ngợi mối quan hệ “anh em” tốt đẹp tuyệt vời, nhất trí thực hiện một thỏa thuận về an ninh

Iran và Iraq nhất trí thực hiện thỏa thuận an ninh biên giới ký kết vào tháng 3 năm ngoái, nhằm bảo đảm an ninh bền vững dọc theo biên giới chung.

Thực thi Tuyên bố chung G7, Ukraine-Bulgaria đàm phán thỏa thuận an ninh song phương

Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống Ukraine, Phó Chánh Văn phòng Ihor Zhovkva đã tiến hành vòng đàm phán đầu tiên với phía Bulgaria về việc hoàn tất thỏa thuận an ninh song phương.

Trung Quốc đưa tàu ngầm có người lái xuống đáy biển Bắc Cực

Viện nghiên cứu 704 thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc cho biết, tàu ngầm được thiết kế để thả qua một lỗ trên thân tàu nghiên cứu vùng cực Thám Sách-3.Nhà phát triển báo cáo loạt thử nghiệm, bao gồm việc cập bến dưới nước và hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp, nhưng chưa tiết lộ nhiều chi tiết về con tàu này.Báo cáo cho biết thêm, Trung Quốc trước đây phải...

Quan hệ Ấn Độ-Maldives hết thời nguội lạnh?

Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu sẽ “sớm đến thăm” Ấn Độ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Chiến thắng’ đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ và cho phép các máy bay quân sự Mỹ chở di dân bất hợp pháp hạ cánh xuống nước này. ...

Rũ bỏ hình ảnh gợi cảm, Miss Grand Thái Lan hóa thân thành ‘nàng thơ’ với áo dài

Trong chuyến công tác nhằm quảng bá cho bộ phim Petrichor The Series tại Việt Nam, dàn diễn...

Chuyên gia chia sẻ mẹo hay giúp người bệnh thận ăn tết mà không lo lắng

Đối với người mắc bệnh thận mạn tính, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần để kiểm soát các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. ...

Bài đọc nhiều

Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hải Phòng

Ngày 20/1, Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và Hội người Hàn Quốc tại Hải Phòng tổ chức Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. (Ảnh:...

Ông Trump muốn chấm dứt xung đột Nga

Ông Keith Kellogg, đặc phái viên hòa bình Ukraine do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn, cho hay ông Trump đặt mục tiêu chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 100 ngày kể từ ngày nhậm chức. ...

Vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga sắp triển khai có sức công phá bằng 3 lần bom nguyên tử

Ngày 14/6, hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tiết lộ rằng, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga đặt tại nước này mạnh gấp 3 lần những quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Ông Tập Cận Bình cảnh báo tham nhũng là ‘mối đe dọa lớn nhất’

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 6.1 cảnh báo tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, và thúc giục quyết tâm giải quyết vấn đề này. ...

Cùng chuyên mục

‘Chiến thắng’ đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ và cho phép các máy bay quân sự Mỹ chở di dân bất hợp pháp hạ cánh xuống nước này. ...

Căng thẳng xung quanh vấn đề người nhập cư, Colombia đang nhượng bộ?

Tổng thống Colombia Gustavo Petro quyết định sử dụng chuyên cơ để đón những công dân bị Mỹ trục xuất, thay vì để họ bị đưa về nước bằng máy bay quân sự.

Giải lo cho người tuổi Tỵ

Không ít người ngại sinh con tuổi Tỵ vì một số lý do, nhưng thực tế người sinh năm Tỵ cũng có nhiều điểm có lợi và đã có cả những cá nhân kiệt xuất trên thế giới. ...

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

New Zealand nới lỏng thị thực cho diện ‘du mục kỹ thuật số’

Từ ngày 27.1, New Zealand chính thức nới lỏng các quy định về thị thực với nội dung cho phép các du khách trong quá trình tham quan nước này vẫn có thể làm việc từ xa ở các nước khác, gọi chung...

Mới nhất

Thợ làng bánh đa xứ Nghệ nhộn nhịp luôn tay dịp Tết

TPO - Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, những cơ sở sản xuất bánh đa ở làng Tây Lân (xã Thịnh Trường, Nghi Lộc, Nghệ An) lại nhộn nhịp cảnh thợ luôn tay tráng bánh, nướng bánh hay đóng gói để kịp giao khách hàng ăn Tết. 27/01/2025 | 08:19 ...

TP.HCM siết việc áp dụng công thức 1-3-7 để giải ngân đầu tư công hiệu quả

Công thức 1-3-7 trong giải ngân đầu tư công của TP.HCM là tiếp nhận và phân công cán bộ trong 1 ngày, phối hợp xử lý trong 3 ngày, tối đa là 7 ngày. TP.HCM siết việc áp dụng công thức 1-3-7 để giải ngân đầu tư công hiệu quảCông thức 1-3-7 trong giải ngân đầu tư công của...

Trước Tết, dự án Aqua City có thêm 422 căn nhà đủ điều kiện mở bán

Ngày 23/1, Sở Xây dựng Đồng Nai ra văn bản thông báo xác nhận 422 căn nhà ở thấp tầng tại khu số 2, dự án Khu đô thị Aqua Riverside City thuộc đô thị Aqua City đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Trước Tết, dự án Aqua City có thêm 422 căn nhà đủ điều kiện mở bánNgày...

Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026

Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đã và đang gấp rút thực hiện thủ tục pháp lý trình cấp có thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án Trung tâm giao dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng. Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến...

Vừa báo lỗ 50 tỷ, Chứng khoán APG lại nhận thêm loạt án phạt

Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Ngày 24/01/2025, Ủy ban Chứng...

Mới nhất