Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTrung Quốc "chuyển mình" với mô hình mới, đẩy nhanh tách rời...

Trung Quốc “chuyển mình” với mô hình mới, đẩy nhanh tách rời phương Tây, thế giới có lo?


Trung Quốc có thể phải đối mặt với một giai đoạn tăng trưởng thấp hơn kéo dài sau 45 năm mở rộng và đây sẽ là một viễn cảnh tác động sâu rộng đến kinh tế thế giới.

Kinh tế Trung Quốc
Hồi phục kinh tế Trung Quốc vẫn là quá trình nhiều chông gai. (Nguồn: Shutterstock)

Chính phủ Trung Quốc đang tăng cường một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo cam kết “điều chỉnh và tối ưu hóa các chính sách một cách kịp thời” cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó, đồng thời thúc đẩy việc làm ổn định hướng tới một mục tiêu chiến lược. Bộ Chính trị cũng công bố các cam kết thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước và giải quyết rủi ro nợ địa phương.

24 nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc cũng cho biết, sẽ thực hiện chính sách “ngược chu kỳ” và chủ yếu tuân theo chính sách tiền tệ thận trọng cùng chính sách tài khóa chủ động.

Ba cú sốc

Ngày 25/7, Xinhua dẫn báo cáo trong cuộc họp Bộ Chính trị Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì cho biết, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt nhiều thách thức mới, chủ yếu do nhu cầu nội địa suy giảm, hàng loạt doanh nghiệp vận hành khó khăn, rủi ro ẩn chứa trong những lĩnh vực then chốt và môi trường phức tạp ở ngoài nước.

Giới chức Trung Quốc cho rằng, chuyển đổi từ giai đoạn phòng chống đại dịch Covid-19 về trạng thái bình thường đã diễn ra trôi chảy, nhưng hồi phục kinh tế vẫn là quá trình nhiều chông gai.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng 6,3% trong quý II/2023, thấp hơn kỳ vọng của thị trường về mức tăng 7,3%.

Trên cơ sở hàng quý, sản lượng kinh tế tăng 0,8%, chậm hơn mức tăng 2,2% được ghi nhận trong ba tháng đầu năm. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đạt mức cao kỷ lục 21,3% trong tháng 6/2023.

Bên cạnh đó, đầu tư tài sản cố định chỉ tăng 0,4% trong tháng 6/2023 so với tháng 5, do tình trạng yếu ớt ở lĩnh vực bất động sản. Sản lượng công nghiệp tăng 0,7%.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 5% cho năm 2023, thấp hơn bình thường và là mức khá khiêm tốn đối với một quốc gia có mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là 9%, kể từ khi mở cửa nền kinh tế vào năm 1978.

Julian Evans-Pritchard, trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics nhận định: “Giới lãnh đạo đất nước rõ ràng đang lo ngại”.

Theo ông Rory Green, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc và châu Á tại Ngân hàng TS Lombard, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang chịu ba cú sốc cùng lúc, bao gồm hậu Covid-19, lĩnh vực bất động sản ốm yếu và một loạt thay đổi về quy định liên quan đến tầm nhìn “thịnh vượng chung”.

Ngân hàng TS Lombard dự báo, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ ổn định vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, nền kinh tế này đang bước vào giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế dài hạn, mặc dù chưa phải là kịch bản “lạm phát đình trệ” kiểu Nhật Bản. Bắc Kinh có khả năng đạt tăng trưởng GDP trung bình hàng năm gần hơn 4% do những cơn gió ngược cơ cấu này.

Ông Rory Green nhận thấy, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, nhưng đà tăng trưởng chậm lại có thể khiến đất nước này “kém hấp dẫn hơn một chút” với các doanh nghiệp nước ngoài. Vấn đề này cũng đẩy nhanh quá trình tách rời với phương Tây về dòng đầu tư và sản xuất.

Phiên bản mới

Khi Trung Quốc tái cơ cấu nền kinh tế để giảm sự phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản, nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động lan tỏa tức thời nhất.

So với ở các nền kinh tế lớn khác, sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19 ở Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt. Ở Mỹ và châu Âu, tiêu dùng tăng mạnh sau khi mở cửa trở lại nhờ các gói hỗ trợ khổng lồ của chính phủ trong thời gian đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, lạm phát tăng vọt, một phần do ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine, đẩy giá hàng hoá cơ bản toàn cầu tăng cao.

Ở Trung Quốc lại khác, lạm phát trong tháng 6/2023 ở nước này là 0%. Mức lạm phát này thậm chí còn yếu hơn cả ở Nhật Bản – quốc gia từ nhiều năm qua được xem là điển hình của tăng trưởng kinh tế trì trệ và giảm phát.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đóng một vai trò quan trọng đối với công ăn việc làm và hoạt động sản xuất ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. Bởi Bắc Kinh vừa là một thị trường lớn, vừa là một “công xưởng” của thế giới.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng từng dự báo, Trung Quốc sẽ là quốc gia đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới, với tỷ trọng 22,6% trong tăng trưởng của thế giới, cao gấp đôi so với tỷ trọng của Mỹ.

Theo ông Rory Green, việc điều chỉnh lại nền kinh tế khỏi bất động sản và hướng tới sản xuất tiên tiến hơn thể hiện rõ qua việc Bắc Kinh đẩy mạnh sản xuất xe điện. Điều này có thể khiến đất nước vượt qua Nhật Bản vào đầu năm nay và trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới.

Ông khẳng định: “Mặc dù vẫn chưa rõ các hộ gia đình Trung Quốc, khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước sẽ thích ứng với quá trình chuyển đổi từ mô hình nói trên nhưng Trung Quốc hiện đang ở điểm mấu chốt.

Nền kinh tế chính trị đang thay đổi, một phần do thiết kế, nhưng một phần cũng do lĩnh vực bất động sản đang suy yếu, vì vậy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải thay đổi và xuất hiện một mô hình phát triển mới. Đó sẽ là một phiên bản mới của nền kinh tế Trung Quốc, chậm hơn, nhưng là một phiên bản với những động lực mới và những đặc điểm mới”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Donald Trump tự tin về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc sau cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra tuần trước. ...

Bất ổn chính trị tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giảm dự báo tăng trưởng kinh tế nước này năm 2025 xuống 1,6-1,7% thay vì mức 1,9% tháng 11/2024, trước sự cố bất ổn chính trị. Trong báo cáo ngày 21/1, BOK tuyên bố rằng: “Những cú sốc chính trị diễn ra sau lệnh thiết quân luật bất ngờ vào tháng 12 và vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air đã làm giảm tiêu dùng trong...

Hiến kế để Bình Dương tăng trưởng hai con số

Đa dạng các loại hình doanh nghiệp, xây dựng môi trường đầu tư ổn định, tháo gỡ pháp lý để giải phóng nguồn lực... là những giải pháp cần để tạo đột phá trong tăng trưởng kinh tế. Ông Nguyễn Thanh Toàn - giám...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so...

Trump bất ngờ hoãn áp thuế với Trung Quốc, mở ra triển vọng đàm phán

(CLO) Trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump gây bất ngờ khi tạm hoãn áp thuế đối với Trung Quốc và không nhắc đến quốc gia này như một mối đe dọa, dấy lên hy vọng về việc hai cường quốc sẽ xích lại gần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mục tiêu đưa ngành sản xuất trở lại nước Mỹ, Tổng thống Trump sẽ mạnh tay áp thuế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/1 tuyên bố dự định áp thuế đối với chip máy tính, dược phẩm và thép nhập khẩu trong nỗ lực buộc các nhà sản xuất phải sản xuất những mặt hàng này tại Mỹ.

Chỉ huy cấp cao Hamas thiệt mạng ở Bờ Tây; Nga và Israel thảo luận về vấn đề con tin tại Dải Gaza

THX đưa tin, theo một tuyên bố chung của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) và Cơ quan an ninh Israel (ISA), không quân nước này đã tiêu diệt thủ lĩnh Hamas Ihab Abu Atiwi ở thành phố Tulkarm thuộc khu Bờ Tây ngày 27/1.

Bất chấp lo ngại của phương Tây, Iran lần đầu tiên xác nhận mua loại máy bay phản lực này của Nga

Ngày 27/1, tờ Times of Israel đưa tin, ông Ali Shadmani - quan chức cao cấp của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran - cho biết, nước này đã mua máy bay chiến đấu Sukhoi-35 do Nga sản xuất.

Một quốc gia châu Âu phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm ‘hiếm gặp’ ở người

Người mắc bệnh đã được chuyển đến một đơn vị điều trị bệnh truyền nhiễm hậu quả nghiêm trọng.

Xung đột tiếp tục kìm hãm tiềm năng của châu Phi

Chỉ tính riêng từ tháng 4-6/2024, khắp châu Phi ghi nhận 1.000 vụ khủng bố, khiến 4.818 người tử vong.

Bài đọc nhiều

GRDP Quảng Nam 2024 tăng trưởng 7,1%, nhưng vẫn lo khi ‘kiểm tra quán karaoke là có ma túy’

Đó là thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2024 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025, do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều 10-1. Ông Dũng cho hay năm 2025, tỉnh sẽ thực hiện...

Thủ tướng mừng tuổi khách đi tàu, tặng quà bệnh nhân ghép phổi

Chiều 27-1 (tức 28 Tết), tại ga Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực phục vụ hành khách dịp Tết Nguyên đán của ngành đường sắt. ...

Ngân hàng nghỉ Tết, cập nhật sinh trắc học cách nào để chuyển khoản, giao dịch?

(NLĐO) – Trong kỳ nghỉ Tết, khách hàng vẫn có thể cập nhật sinh trắc học qua các kênh online để tiếp tục giao dịch, thanh toán trực tuyến. ...

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 27/1/2025 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trong nội bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể,...

Họp chợ đông vui buổi chiều, thương nhớ chợ quê ngày cận Tết

Ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có những chợ quê họp chợ và sôi động nhất vào buổi chiều. Những ngày cận Tết, chợ càng đông vui, tấp nập người ra vào. ...

Cùng chuyên mục

Ông Trump trừng phạt Colombia nặng nề: Đòn kinh tế khẩn cấp, các nước dè chừng

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 25% và các lệnh trừng phạt lên Colombia sau khi tổng thống Gustavo Petro không cho phép hai máy bay quân sự của Mỹ chở người bị trục xuất đáp xuống Colombia. Loạt biện pháp trừng phạt khẩn cấp Theo CNN , rạng sáng 26/1 (giờ Việt Nam) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành mức thuế khẩn cấp, áp dụng ngay lập tức, ban đầu là 25%, lên Colombia...

Đầu năm Ất Tỵ, thử xem phong thủy cho ngành chứng khoán

Dù trải qua một giai đoạn dài trầm lắng nhưng nhìn chung năm Ất Tỵ sẽ là một năm tương đối thành công của chứng khoán, CLSA dự báo. Dù trải qua một giai đoạn dài trầm lắng nhưng nhìn chung năm Ất Tỵ sẽ là một năm tương đối thành công của chứng khoán, CLSA dự báo. Như thông lệ mỗi năm, Tập đoàn...

Đột ngột quay đầu giảm mạnh

(NLĐO) - Sau một phiên tăng nóng, giá vàng hôm nay sụt giảm khi chứng khoán Mỹ bị bán tháo, khiến giới đầu tư vàng bất an ...

Donald Trump ‘đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại’: Tương lai nào cho kinh tế thế giới?

Kinh tế thế giới có những tín hiệu khó lường ngay đầu năm mới sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ và bắt đầu tung loạt chính sách “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Đồng USD lao dốc, chứng khoán lập kỷ lục, trong khi vàng tăng vọt. Đảo chiều loạt chính sách, đưa ra tuyên bố sốc Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức (20/1), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có loạt chính sách gây...

Giá vàng hôm nay 28/1/2025: Nín thở chờ kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay 28/1/2025 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ sau áp lực chốt lời từ giới đầu tư. Giá vàng được nhận định sẽ phá kỷ lục trong thời gian tới. Thị trường vàng trong nước đang trong kỷ nghỉ Tết Nguyên đán. Giá vàng trên sàn Kitco lúc 18h00 (ngày 27/1, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.768,8 USD/ounce, tăng 0,12% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2025 trên sàn...

Mới nhất

Công an đề nghị cung cấp tài liệu dự án khu dân cư ở Thanh Hóa

(NLĐO)- PC03 Công an tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị cung cấp thông tin về dự án khu dân cư Đông Thọ để xác...

Tết không nghỉ trên các công trình nguồn điện trọng điểm

Trên công trường của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (tỉnh Quảng Bình), Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình), nhịp độ thi công vẫn không hề giảm sút dù Tết Ất tỵ đã cận kề. Trên công trường của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (tỉnh Quảng Bình),...

Đầu năm Ất Tỵ, thử xem phong thủy cho ngành chứng khoán

Dù trải qua một giai đoạn dài trầm lắng nhưng nhìn chung năm Ất Tỵ sẽ là một năm tương đối thành công của chứng khoán, CLSA dự báo. Dù trải qua một giai đoạn dài trầm lắng nhưng nhìn chung năm Ất Tỵ sẽ là một năm tương đối thành công của chứng khoán, CLSA dự báo. ...

Ngành quản trị kinh doanh thu hút thí sinh đăng ký

Khi kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng cùng sự phát triển của công nghệ, AI, hầu hết lĩnh vực nghề nghiệp đều phải linh hoạt cải tiến để thích ứng. ...

Mới nhất