Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTrụ sở dôi dư, tài sản khủng cần khai thác

Trụ sở dôi dư, tài sản khủng cần khai thác

Theo các phương án sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện, sẽ có khối tài sản công ‘khổng lồ’ dôi dư bao gồm trụ sở, trang thiết bị làm việc, xe.

trụ sở - Ảnh 1.

Toàn cảnh Trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại TP Bà Rịa được đưa vào sử dụng từ tháng 5-2012. Trung tâm rộng lớn này có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng, cần được khai thác hợp lý và hiệu quả sau sắp xếp – Ảnh: ĐÔNG HÀ

Số tài sản dôi dư này cần phải được điều chuyển, sắp xếp sử dụng, kể cả chuyển đổi công năng thành nguồn lực phát triển đất nước.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một bài toán phức tạp cần được tính toán, quy hoạch, đưa ra giải pháp ngay từ bây giờ để tránh lãng phí nguồn lực.

trụ sở - Ảnh 2.

Nguồn: T.CHUNG tổng hợp – Đồ họa: TUẤN ANH

Trụ sở dôi dư sẽ còn tăng lên

Chưa có con số thống kê về số tài sản công “khổng lồ” phát sinh sau sáp nhập tỉnh thành và bỏ cấp huyện nhưng Bộ Tài chính cho biết, trong các đợt sắp xếp trước đây, tính tới cuối năm 2024 cả nước có 11.034 cơ sở nhà đất không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả. 

Trong đó mới chỉ có 3.780 cơ sở nhà đất có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, còn lại 7.249 cơ sở nhà đất chưa có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cho rằng xử lý tài sản công là câu chuyện phức tạp, có nhiều bên tham gia quản lý, giá trị khối tài sản công dôi dư sau sáp nhập rất lớn, đặc biệt là các cơ sở đất vàng đô thị như Hà Nội, TP.HCM. 

Có hai nhóm tài sản công dôi dư sau sáp nhập – đó là thiết bị máy móc, bàn ghế làm việc dôi dư sau sáp nhập việc xử lý dễ hơn thông qua bán đấu giá, nhưng với trụ sở dôi dư việc xử lý rất phức tạp.

Hầu hết đất trụ sở hiện nay là đất công nên việc đầu tiên cần làm với các cơ sở nhà đất công này là điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Có chỉnh quy hoạch mới biết được nhà đất công đó sẽ được sử dụng vào mục đích gì, tiếp đó mới đem đấu thầu, đấu giá khai thác. Để điều chỉnh được quy hoạch thì cần chờ chính quyền các tỉnh mới sau sáp nhập quyết định, ông Minh cho biết thêm.

Theo ông Minh, điều khả dĩ với khối tài sản công là nhà đất lúc này là cần lên kế hoạch sử dụng tạm thời trong giai đoạn chuyển tiếp giữa tỉnh cũ và tỉnh mới, chờ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

trụ sở - Ảnh 3.

Trụ sở Huyện ủy Lộc Hà (cũ) bỏ hoang sau khi huyện Lộc Hà sáp nhập vào huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) từ ngày 1-1-2025 – Ảnh: LÊ MINH

Đất trụ sở xây nhà trẻ, trường học, nhà thu nhập thấp…

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm – phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, sau sắp xếp, các cơ sở nhà đất công dôi dư nên được xử lý theo 3 phương án tùy theo từng vị trí cơ sở nhà đất: Một là quy hoạch phát triển các công trình công cộng như công viên, cây xanh, bãi gửi xe góp phần chỉnh trang đô thị.

Thứ hai là các cơ quan quản lý nhà nước sẽ hợp tác với doanh nghiệp tư nhân để khai thác các cơ sở nhà đất dôi dư hiệu quả. Thứ ba là chuyển dịch tài sản công thành tài sản tư thông qua đấu giá, đấu thầu, tăng thu ngân sách.

Tuy nhiên, tất cả các phương án này đều phải chờ quá trình chuyển dịch từ chính quyền tỉnh cũ sang chính quyền tỉnh mới, sau khi sắp xếp xong chính quyền thì mới đưa ra được giải pháp thích hợp để xử lý tài sản công dôi dư.

TS Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá, cho rằng để sử dụng tài sản công dôi dư sau sáp nhập trước hết cần kiểm kê, đánh giá và công khai minh bạch quỹ nhà đất công. 

Tổng rà soát, cập nhật dữ liệu về tình trạng sử dụng nhà đất công, nhất là các tài sản dôi dư do sắp xếp lại bộ máy; xây dựng hệ thống dữ liệu số hóa để theo dõi và quản lý tài sản công minh bạch. Một việc cũng cần thiết là công khai danh mục nhà đất công để xã hội giám sát nhằm tránh thất thoát, lợi ích nhóm.

Hơn nữa cần điều chuyển, tái sử dụng hiệu quả ngay trong hệ thống nhà nước, chuyển giao trụ sở dôi dư cho các cơ quan nhà nước khác có nhu cầu thay vì thuê mới hoặc xây mới. Điều chỉnh công năng để phục vụ các mục tiêu công như bệnh viện, trường học, trung tâm hành chính, làm nhà ở công vụ, ký túc xá, trung tâm đào tạo công chức. 

Đối với cơ sở nhà đất cơ quan nhà nước không có nhu cầu sử dụng, theo ông Long, nên sớm tổ chức đấu giá công khai để lấy vốn cho đầu tư phát triển. 

Cũng có thể cho doanh nghiệp thuê lại các tòa nhà công không sử dụng làm văn phòng, start-up, không gian sáng tạo. Đồng thời kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp bỏ hoang, sử dụng sai mục đích. 

Quy định trách nhiệm cụ thể với lãnh đạo đơn vị có nhà đất công bỏ hoang, sử dụng lãng phí. Xây dựng cơ chế thu hồi tài sản công bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích.

trụ sở - Ảnh 4.

Quang cảnh tòa nhà của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan đoàn thể huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) dừng hoạt động sau khi huyện này bị sáp nhập – Ảnh: LÊ MINH

Đấu giá trụ sở, tăng quỹ đất, tạo nguồn vốn khổng lồ

Theo ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đối với tài sản nhà đất công dôi dư, trước hết cần ưu tiên quy hoạch trụ sở các cơ quan nhà nước sau sáp nhập. Tiếp đó, sử dụng đất công dôi dư cho mục đích công cộng, chỉnh trang đô thị. 

Chẳng hạn tại TP.HCM có thể sử dụng quỹ đất công dôi dư phục vụ cho việc xây dựng nhà tái định cư trong quá trình cải tạo chung cư cũ, di dời nhà ven kênh rạch, xây dựng nhà thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội. Đối với những cơ sở đất công dôi dư còn lại cần tổ chức đấu giá, đấu thầu để tăng thu ngân sách, tạo nguồn lực cho phát triển địa phương.

Ông Đinh Minh Tuấn, giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan.com.vn, nhận định việc đưa hàng ngàn cơ sở nhà đất công ra đấu giá, đấu thầu sẽ làm tăng quỹ đất phát triển nhà ở, tăng cung nhà ở trên thị trường. 

Nguồn lực đất đai đưa vào thị trường rất lớn nhưng quá trình này không nhanh được, cần thời gian một vài năm để đưa đất công vào thị trường nên trong ngắn hạn sẽ chưa tác động ngay đến giá nhà trên thị trường.

Với quỹ đất công dôi dư cần quy hoạch phù hợp với từng khu vực. Chẳng hạn đất công dôi dư ở khu vực trung tâm đô thị nên ưu tiên đấu thầu, đấu giá đất để phát triển trung tâm thương mại, nhà ở thương mại; còn với khu đất công dôi dư ở các quận huyện vùng ven Hà Nội, TP.HCM nên ưu tiên phát triển các dự án nhà ở xã hội để lo chỗ ở cho người dân.

Với nguồn tiền thu được từ đấu giá tài sản công nên ưu tiên sử dụng cho mục đích sắp xếp, tinh gọn bộ máy; hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự nguyện xin nghỉ việc trong khu vực nhà nước.

Đảm bảo không thất thoát, lãng phí

Trụ sở dôi dư, tài sản khủng cần khai thác - Ảnh 4.

Trụ sở UBND quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) thuộc nhóm công trình nhà đất công dôi dư sau khi không tổ chức chính quyền cấp huyện – Ảnh: Nam Trần

Ông Nguyễn Tân Thịnh – cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính – cho hay sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, để đảm bảo tài sản công được sử dụng hiệu quả, Bộ Tài chính đã hướng dẫn rất chi tiết việc sắp xếp tài sản công khi tinh gọn, sắp xếp bộ máy trong công văn gửi các bộ ngành và địa phương vào cuối tháng 2 vừa rồi. Cụ thể như sau:

Đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất các cơ quan, đơn vị, các cơ quan đơn vị nhận sáp nhập sau khi hợp nhất được kế thừa quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị bị sáp nhập. Sau khi hoàn thành việc sáp nhập, hợp nhất thì đơn vị nhận sáp nhập có trách nhiệm bố trí sử dụng tài sản theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.

Đồng thời việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, không để tình trạng bỏ trống, không sử dụng, sử dụng sai mục đích, sử dụng kém hiệu quả gây lãng phí, thất thoát.

Đối với trường hợp kết thúc hoạt động chuyển chức năng, nhiệm vụ sang cho cơ quan, đơn vị khác thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ được kế thừa quyền quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị kết thúc hoạt động.

Trường hợp cơ quan, đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ không có nhu cầu tiếp nhận tài sản thì bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu còn) hoặc cơ quan, đơn vị được bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý tài sản theo quy định của pháp luật khi sắp xếp tổ chức bộ máy.

Ông Thịnh đơn cử chi cục thuế hay chi cục dự trữ khu vực được sáp nhập của một số cục thuế, cục dự trữ trước đây nay có trách nhiệm kế thừa tài sản công của đơn vị trước đây để sử dụng hiệu quả. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản khi thực hiện sắp xếp.

“Trên thực tế có thể phát sinh tình trạng một số đơn vị hợp nhất thiếu cơ sở vật chất, trụ sở khi vừa sáp nhập. Cơ cấu tổ chức mới thì về mặt tài sản sẽ thiếu. Chính vì vậy cần bố trí, điều chuyển, sắp xếp trụ sở của các cơ quan nhà nước trên địa bàn để tài sản công được sử dụng hiệu quả” – ông Thịnh cho hay.

Kiểm kê tài sản công vào nước rút

Theo ông Thịnh, quy định hiện hành rất đầy đủ để khai thác tài sản sau sắp xếp như điều chuyển, thu hồi, chuyển về địa phương để giao cho đơn vị có chức năng kinh doanh nhà đất quản lý, khai thác quỹ nhà đất đó.

Cũng có thể bố trí các trụ sở này làm trường học, cơ sở y tế, thư viện… Trụ sở nào phù hợp với quy hoạch thương mại, dịch vụ, đất ở thì Nhà nước sẽ thu hồi và thực hiện việc giao đất, cho thuê đất theo quy định.

Liên quan đến tài sản công, ông Thịnh cho hay việc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công trên toàn quốc lần này đang vào giai đoạn nước rút. Đến ngày 31-3 là hạn cuối cùng thực hiện kiểm kê tài sản công và gửi báo cáo về Bộ Tài chính. Nhưng tính đến 8h ngày 21-3, có 38 bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc gửi báo cáo kết quả kiểm kê này.

Trong danh sách 11.034 cơ sở nhà đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích đến năm 2024 đã nêu, ông Thịnh cho hay các cơ sở nhà đất này có nhiều trụ sở sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện. Bộ Tài chính cũng đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành địa phương ban hành kế hoạch xử lý cụ thể.

Địa phương từng có sáp nhập, xử lý ra sao?

Thanh Hóa: trụ sở dôi dư từ 2019 chưa giải quyết xong

Trụ sở dôi dư, tài sản khủng cần khai thác - Ảnh 4.

Công sở xã Xuân Phú (cũ), huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa được chuyển cho Công an xã Phú Nghiêm sử dụng từ năm 2023 đến nay – Ảnh: HÀ ĐỒNG

Theo Sở Nội vụ Thanh Hóa, thực hiện nghị quyết số 37 ngày 24-12-2018, các năm từ 2019 – 2021 tỉnh đã sắp xếp sáp nhập 143 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) để thành lập 67 xã mới (giảm 76 xã). Sau sáp nhập, hàng loạt trụ sở xã, trường học, trạm y tế có giá trị hàng trăm tỉ đồng bị bỏ hoang.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, công sở UBND xã Thọ Thắng (huyện Thọ Xuân) được đầu tư xây dựng năm 2018 với kinh phí gần 5 tỉ đồng. Từ tháng 12-2019, khu công sở hai tầng vừa xây dựng đã bỏ hoang vì xã này sáp nhập với xã Xuân Lập.

Huyện Thọ Xuân có số xã sáp nhập nhiều nhất tỉnh Thanh Hóa (20 xã còn 9 xã), dôi dư 11 công sở, 11 trạm y tế, nhiều hội trường và trung tâm văn hóa. Với các công sở dôi dư, huyện Thọ Xuân đã bố trí công sở thị trấn Thọ Xuân và thị trấn Lam Sơn thành trụ sở làm việc của công an xã. Còn lại các công sở đang bị bỏ hoang nhiều năm nay nên xuống cấp, hư hỏng.

Theo Sở Tài chính Thanh Hóa, hiện toàn tỉnh có 537 cơ sở nhà đất dôi dư sau sáp nhập. Số cơ sở nhà đất dôi dư sau sáp nhập đã được chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án xử lý là 455/537 cơ sở.

Trong đó điều chuyển 83 cơ sở, thu hồi 17 cơ sở; bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 193 cơ sở; chuyển về địa phương quản lý, xử lý 142 cơ sở; tạm giữ lại 20 cơ sở.

Cũng theo Sở Tài chính Thanh Hóa, việc chậm sắp xếp lại, xử lý tài sản nhà đất dôi dư trong những năm qua là do tỉnh này có số lượng cơ sở nhà đất phải sắp xếp lại rất lớn, địa bàn rộng, nhiều cơ sở nhà đất còn thiếu cơ sở pháp lý nên khó thực hiện.

Để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm chính do các địa phương, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản chậm rà soát tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, hoàn chỉnh hồ sơ để thực hiện sắp xếp, xử lý.

Cơ quan chức năng chậm phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để làm cơ sở thực hiện phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Sở Tài chính Thanh Hóa đã đề ra hàng loạt giải pháp để thúc đẩy nhanh quá trình này.

Sớm chuyển công năng đã phát huy hiệu quả

Trong khi nhiều cơ sở nhà đất công ở các huyện miền xuôi dôi dư, bỏ hoang sau sáp nhập thì tại các huyện miền núi Thanh Hóa, hầu hết công sở này đã chuyển công năng và phát huy hiệu quả. Công sở xã Xuân Phú (cũ, huyện vùng cao Quan Hóa) được chuyển thành trụ sở cho cán bộ chiến sĩ Công an xã Phú Nghiêm làm việc từ năm 2023.

Từ ngày công an chính quy về xã, có trụ sở làm việc khang trang, gần với người dân, hiệu quả công việc được nâng lên.

Tương tự, trụ sở Đài truyền thanh – truyền hình Quan Hóa đã chuyển cho chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện quản lý sử dụng do ở vị trí trung tâm thị trấn, thuận tiện cho người dân đến giao dịch, làm việc.

Vũng Tàu điều chuyển và xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư, tài sản khủng cần khai thác - Ảnh 4.

Một góc Trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – Ảnh: Đ.HÀ

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, trong 2 tuần qua, cán bộ và nhân viên của các cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh gồm Ban Quản lý dự án giao thông khu vực và chuyên ngành nông nghiệp, Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông và dân dụng, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chuyển đến làm việc tại Trung tâm hành chính huyện Long Điền (cũ).

Trung tâm này được đưa vào sử dụng từ tháng 12-2018, với tổng mức đầu tư gần 350 tỉ đồng. Khu đất của trung tâm hành chính này rộng gần 8ha.

Tháng 1-2025, khi huyện Long Điền và Đất Đỏ sáp nhập thành một và lấy tên Long Đất, trung tâm hành chính huyện mới đặt tại Đất Đỏ thì trung tâm hành chính huyện Long Điền (cũ) dôi dư.

Ngay sau khi trung tâm hành chính trăm tỉ không còn sử dụng cho chính quyền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã yêu cầu huyện cùng các ngành chức năng chuyển giao cho cơ quan khác sử dụng như đã nói ở trên.

Khu trung tâm hành chính của chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại TP Bà Rịa cũng được đầu tư, xây dựng với số tiền khoảng 1.000 tỉ đồng và đưa vào sử dụng từ cách đây gần 15 năm. Nếu Bà Rịa – Vũng Tàu phải sáp nhập và trung tâm hành chính của tỉnh sau sáp nhập không đặt tại TP Bà Rịa thì trung tâm ngàn tỉ này cũng cần phải được tính toán sử dụng hợp lý và hiệu quả.

Ngoài ra, tại TP Vũng Tàu hiện còn cả trăm nhà, đất công do hơn 10 năm trước chuyển trung tâm hành chính tỉnh từ Vũng Tàu về Bà Rịa.

Trước đó, ngày 20-3 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết định thu hồi gần 180 cơ sở nhà, đất giao do Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh và các huyện. Một lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết sẽ rà soát lại quy hoạch của nhà đất dôi dư tại Vũng Tàu, nếu không phù hợp quy hoạch sẽ chuyển đổi từ đất công sở sang các loại đất khác để bán đấu giá.

Trụ sở dôi dư, tài sản khủng cần khai thác - Ảnh 8.‘Tinh gọn’ trụ sở dôi dư, việc cần làm ngay

Đi ngang những trụ sở thuộc diện tinh gọn, không ít người đặt câu hỏi rồi đây nơi này sẽ làm gì? Cũng có người nói hàng trăm ngàn công chức rời bộ máy nhà nước, những trang thiết bị như tủ, bàn ghế, máy tính, ô tô… sẽ ra sao?



Đọc tiếp



Về trang Chủ đề



Nguồn: https://tuoitre.vn/tru-so-doi-du-tai-san-khung-can-khai-thac-20250327082120414.htm

Cùng chủ đề

‘Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng’

Nhà báo Nguyễn Bắc Văn cho rằng, để hiện thực hóa chủ trương sáp nhập tỉnh, việc đầu tiên cần làm đó là thực hiện công tác tư tưởng để mọi người thông suốt. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cơ bản thống nhất chủ trương về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; sáp nhập một số...

Sáp nhập Quảng Nam, Đà Nẵng, cơ hội lịch sử để vùng đất Quảng

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng xây dựng Đà Nẵng - Quảng Nam mới bảo đảm trở thành cực tăng trưởng của Việt Nam ...

Đà Nẵng phê duyệt 119 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã ký quyết định phê duyệt danh sách 119 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ hưu trước tuổi nhằm sắp xếp tổ chức bộ máy. Ngày 28/3, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã ký quyết định phê duyệt danh sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 và Nghị định 67. Theo...

Bình Dương dự kiến giảm từ 91 xuống 27 đơn vị hành chính cấp xã

Dự thảo của Ban chỉ đạo đề án sắp xếp bộ máy Bình Dương dự kiến giảm từ 91 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 27 đơn vị. Hôm nay (28/3), Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai các văn bản mới của tỉnh và Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Theo báo cáo dự thảo của Ban chỉ đạo đề án sắp xếp bộ máy Bình Dương,...

Phương án sáp nhập và tên gọi các phường ở Bình Dương

(NLĐO) - Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Bình Dương sau sắp xếp còn lại 27 đơn vị. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bớt nhiều chuyện, ‘hóng hớt’ có được không?

Không chỉ trên mạng mà ở ngoài cuộc sống, nhiều chuyện, 'hóng hớt' có thể bắt gặp ở nhiều nơi. Chỉ cần xảy ra tai nạn, một cuộc cãi vã, đánh nhau... đều có nhiều người sẵn sàng dừng lại để 'hóng'. Bạn đọc...

Siết dạy thêm, đừng để giáo viên đổi lớp cho nhau ở trung tâm rồi thu tiền cao

Ủng hộ quản lý chuyện dạy thêm nhưng nhiều bạn đọc đề nghị cần kiểm soát chặt hơn nữa, tránh biến tướng giáo viên hoán đổi học sinh ở trung tâm và thu tiền cao. Dưới bài viết "Phó chủ tịch Quốc hội: Đề...

Xử lý 1.533 dự án vướng mắc theo hướng ‘đánh chuột nhưng không vỡ bình’

Việc xử lý các dự án vướng mắc không che giấu, không bỏ sót, không để lọt sai phạm, không để thất thoát tài sản nhà nước nhưng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp. ...

Bé gái chào đời trong rung chấn động đất ở Thái Lan

Giữa cảnh hỗn loạn của trận động đất, một phụ nữ Thái Lan đã hạ sinh một bé gái ngay trên giường bệnh khi đang được sơ tán khỏi bệnh viện. Theo Hãng tin Reuters ngày 29-3, một phụ nữ Thái Lan đã sinh...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường mang ‘hơi ấm’ đến xã vùng cao Thành Sơn

Thành Sơn - xã đặc biệt khó khăn vừa được Bộ Nông nghiệp và Môi trường lựa chọn để phối hợp cùng với một số đơn vị khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí. Ông Ngần Văn Diễn - bí thư Đảng ủy, chủ...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 27/2/2025 bất ngờ hồi sinh, vàng nhẫn và SJC vụt tăng trở lại

Giá vàng hôm nay 27/2/2025 trong nước vàng SJC và nhẫn trơn bật tăng trở lại, giá mua vào vàng nhẫn Doji vẫn đắt hơn vàng miếng cả triệu đồng. Giá vàng thế giới hồi sinh sau cú lao dốc mạnh, có thời điểm xuống dưới 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được một số thương hiệu điều chỉnh tăng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đầu giờ sáng nay niêm yết giá...

Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các cải cách quan trọng, tăng hiệu quả chi tiêu công, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của đất nước trong năm 2025 và những năm tiếp theo. ...

Điều ẩn sau cơn địa chấn tiền số khi đồng Bitcoin lao dốc, Pi lại vững giá

Thị trường tiền số trải qua một phiên lao dốc kinh hoàng. Hàng loạt đồng coin lớn như Bitcoin sụt giảm nghiêm trọng, nhưng Pi Network mới “niêm yết” lại vững giá. Vậy điều gì khiến dòng tiền rút tháo chạy khỏi kênh tài chính này? Cú lao dốc kinh hoàng Thị trường tiền kỹ thuật số toàn cầu ngày 25/2 ghi nhận một phiên giao dịch giảm giá kinh hoàng. Đồng Bitcoin rơi thẳng đứng, từ mức gần 96.000 USD/BTC...

Triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán: Bài 2: Cách nào “trụ hạng” thành công?

(PLVN) - Nâng hạng được thị trường chứng khoán đã khó, nhưng giữ được việc nâng hạng cũng khó không kém bởi những hệ lụy có thể kéo theo khi rớt hạng thị trường. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn TS Trần Văn Bình - chuyên gia tài chính để làm rõ hơn về vấn đề này. 25/03/2025 06:59 TS Trần Văn Bình. (PLVN) - Nâng hạng được thị trường chứng khoán đã khó, nhưng giữ được việc nâng...

Tiêu chuẩn và chứng nhận: Chìa khóa để tham gia thị trường Halal

Nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Halal Ngày 20/12, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (IAMES) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo: "Tiêu chuẩn và Chứng nhận: Chìa khóa để tham gia thị trường Halal”, với mục tiêu hướng tới...

Cùng chuyên mục

Xử lý 1.533 dự án vướng mắc theo hướng ‘đánh chuột nhưng không vỡ bình’

Việc xử lý các dự án vướng mắc không che giấu, không bỏ sót, không để lọt sai phạm, không để thất thoát tài sản nhà nước nhưng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp. ...

Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội

UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1735/QĐ-UBND về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính thuộc Sở Tài chính TP. Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà NộiUBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số...

Ấp lực cơ cấu danh mục chờ kết quả kinh doanh quý I

Chuyên gia Công ty Chứng khoán Pinetree cho rằng, mùa báo cáo tài chính sẽ là khoảng thời gian để dòng tiền đi tìm cơ hội đầu tư trong quý II/2025. Góc nhìn TTCK tuần 31/3-4/4: Ấp lực cơ cấu danh mục chờ kết quả kinh doanh quý IChuyên gia Công ty Chứng khoán Pinetree cho rằng, mùa báo cáo tài chính sẽ là khoảng thời gian để dòng tiền đi tìm cơ hội đầu tư trong quý II/2025....

Khách Việt hủy tour đi Bangkok, các điểm đến ở Thái Lan khác trở lại bình thường

Động đất tại Myanmar làm rung chuyển thủ đô Bangkok (Thái Lan). Đến ngày 30-3, một số tour du lịch điều chỉnh đã ổn định trở lại. Có đơn vị giữ nguyên lịch trình tới các điểm đến được đánh giá đã an toàn. ...

Cảng Sài Gòn làm rõ nghi ngại của cổ đông về dự án cảng trung chuyển Cần Giờ

Ban lãnh đạo Cảng Sài Gòn làm rõ tiến độ và sự cạnh tranh của Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 diễn ra ngày 26/3. Cảng Sài Gòn làm rõ nghi ngại của cổ đông về dự án cảng trung chuyển Cần GiờBan lãnh đạo Cảng Sài Gòn làm rõ tiến độ và sự cạnh tranh của Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tại Đại...

Mới nhất

Xử lý 1.533 dự án vướng mắc theo hướng ‘đánh chuột nhưng không vỡ bình’

Việc xử lý các dự án vướng mắc không che giấu, không bỏ sót, không để lọt sai phạm, không để thất thoát tài sản nhà nước nhưng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp. ...

Điều tra nhóm thanh niên lạng lách, phóng xe ‘bạt mạng’ trên cầu Nhật Tân

Phòng CSGT Công an Hà Nội đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý nhóm thanh niên điều khiển xe phóng nhanh, lạng lách... vi phạm trật tự an toàn giao thông trên cầu Nhật Tân (Hà Nội). XEM CLIP: Chiều 30/3, đại diện Phòng CSGT Công an Hà Nội cho biết, đơn vị đang điều tra, củng cố hồ...

Nhu cầu du lịch của người dân Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh, Theo Sletat.ru, doanh số bán tour tháng 2 tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2024, Việt Nam thậm chí có thể trong top 5 điểm đến mùa Hè này của dân Nga.Nhu cầu đặt tour du lịch đoàn của khách Nga tới Việt Nam tăng mạnhBất chấp thiếu...

Các bệnh viện ở Hà Nội tập trung điều trị cho bệnh nhân mắc sởi

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay trung bình mỗi ngày có từ 70 đến 90 trẻ mắc bệnh sởi đến khám và sàng lọc, thậm chí vào những ngày cao điểm, số ca có thể lên tới hơn 100. Các bệnh viện ở Hà Nội tập trung điều trị cho bệnh nhân mắc sởiTại Bệnh viện Nhi Trung...

Mới nhất