Trang chủChính trịNgoại giaoTrồng một tỷ cây xanh

Trồng một tỷ cây xanh


Tại Việt Nam, ngày 1/4/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 524/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025”. Đề án được nêu rõ – là một trong những nỗ lực thực tế nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Hướng đi mới để phát triển kinh tế địa phương

Triển khai Đề án, gần 50 địa phương trên cả nước đã đăng ký tham gia sáng kiến, mạnh dạn ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách đi kèm nhằm phấn đấu sớm đạt mục tiêu đã được Chính phủ đề ra.

Tỉnh Quảng Bình có trên 590.000ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 68,7. Ảnh: TTXVN
Tỉnh Quảng Bình có trên 590.000ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 68,7. Ảnh: TTXVN

Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp, sau 3 năm thực hiện Đề án (tính đến 4/2024), cả nước đã trồng được hơn 770 triệu cây xanh, đạt trên 121% kế hoạch. Các địa phương ở khu vực trung du, miền núi đi đầu trong việc thực hiện đề án, trong đó, Lào Cai trồng được 61,6 triệu cây, Phú Thọ 52 triệu cây, Gia Lai 37,3 triệu cây, Nghệ An 34,4 triệu cây… nhiều địa phương khác đạt trên 20 triệu cây.

Rừng có vai trò quan trọng với cuộc sống của con người, đặc biệt là môi trường. Rừng cung cấp nguồn gỗ, tạo oxy, điều hòa lưu lượng nước, là nơi cư trú động thực vật và lưu trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự sống và bảo vệ sức khỏe con người… Phát triển rừng có ý nghĩa kinh tế rất lớn, cung cấp tài nguyên gỗ làm vật liệu xây dựng, là nguyên liệu của ngành sản xuất và chế biến lâm sản, đem tới công ăn việc làm và của cải cho con người.

Đánh giá về mục tiêu “Một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” ở các địa phương (1/4/2024), Tổng cục thống kê cho biết, các địa phương trên cả nước đã đẩy mạnh công tác trồng rừng không chỉ giúp cải thiện môi trường sống, điều tiết chu trình nước, giảm thiên tai lũ lụt, ngăn chặn xói mòn đất mà còn có ý nghĩa kinh tế, tích lũy tín chỉ carbon rừng, đem lại nguồn thu nhập cho địa phương và đạt mục tiêu theo Quyết định 524/QĐ-TTg.

Bên cạnh việc hình thành nếp sống thân thiện với thiên nhiên, hoạt động trồng cây gây rừng theo Đề án Một tỷ cây xanh còn góp phần triển khai mạnh mẽ cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, COP27 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, góp phần vào mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong 5 lĩnh vực đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, lâm nghiệp là ngành duy nhất phát thải âm – do khả năng hấp thụ CO2 khổng lồ, vượt xa lượng phát thải.

Trên thực tế, với đặc tính sinh trưởng tự nhiên, cây xanh có khả năng hấp thụ lượng lớn khí CO2 qua quá trình quang hợp. Một số ước tính cho biết, trung bình cần trồng từ 6 đến 10 cây mới để hấp thụ 1 tấn CO2 phát thải trong 1 năm. Mỗi tấn CO2 phát thải được tính là 1 tín chỉ carbon. Quá trình bảo vệ, phát triển rừng tạo ra tín chỉ carbon rừng sẽ giúp tăng thêm nguồn tài chính, quay trở lại đầu tư cho phát triển xanh.

Hiện nay, kinh doanh tín chỉ carbon rừng từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua Cơ chế đền đáp về tài chính nhằm ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng, cải thiện sinh kế cho cộng đồng người địa phương sống phụ thuộc vào rừng ở các nước đang phát triển (REDD+) là hướng đi mới để phát triển kinh tế của các địa phương có rừng.

Tín chỉ carbon và lợi ích “thật”

Ở Việt Nam, tín chỉ carbon có thể còn là một khái niệm khá mới, mới từ cả định nghĩa đến lợi ích. Tuy nhiên, thực tế đã khẳng định, tín chỉ carbon có “lợi ích đo bằng tiền thật”. Năm 2023 – lần đầu tiên Việt Nam bán thành công lượng phát thải (GPT) tương đương 10,3 triệu tấn carbon (10,3 triệu tín chỉ carbon rừng), với đơn giá 5 USD/tấn CO2 và thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỉ VND).

Ngày 21/3/2024, Ngân hàng thế giới (WB) phát thông cáo xác nhận, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) “chất lượng cao” trong giai đoạn 2018 – 2024, do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng, tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Theo thông tin chính thức, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam là đầu mối tiếp nhận thanh toán đã nhanh chóng giải ngân để các tỉnh thực hiện chi trả cho các đối tượng liên quan tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ để đầu tư bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Ước tính, nguồn tài chính quan trọng và bền vững này đã mang lại lợi ích cho hơn 70.500 chủ rừng và 1.356 cộng đồng sống gần rừng, được chia sẻ lợi ích rộng rãi cho các hoạt động liên quan phát triển và giảm mất rừng, suy thoái rừng, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng.

Thực tế ở địa phương, Phó Giám đốc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình Nguyễn Văn Duẫn từng công bố, Quảng Bình hiện có trên 590.000ha rừng, trong đó có trên 469.000ha rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ đạt 68,7%, chất lượng rừng tương đối tốt. Trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh đã nhận được 235 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon, qua đó mang lại thu nhập cho gần 11.000 chủ rừng, góp phần quản lý và bảo vệ rừng bền vững, đồng thời triển khai các sáng kiến ​​trồng rừng mới theo tiêu chuẩn quốc tế.

Dự báo về sự phát triển của thị trường carbon Việt Nam, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong các nước tạo tín chỉ carbon. Việc được chi trả 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng là tín hiệu tích cực trong việc thúc đẩy lập sàn giao dịch carbon vào năm 2025 – kinh doanh tín chỉ carbon, tạo nguồn tài chính xanh cho Việt Nam.

Ngày 24/1, Thủ tướng Chính phủ chính thức ban hành Quyết định 232/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon. Theo đó, từ nay đến tháng 6/2025, Việt Nam sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hạ tầng kỹ thuật cho giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; từ tháng 6/2025 đến 2028 sẽ triển khai thí điểm sàn giao dịch carbon trong nước, trước khi chính thức vận hành từ năm 2029, quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường khu vực và thế giới.

Kỳ vọng, việc đẩy nhanh hành lang pháp lý và các hướng dẫn cụ thể, sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2025 mà Chính phủ đặt ra.

Mục tiêu phát triển thị trường carbon rừng được Tổng cục thống kê khẳng định, không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu “Trồng Một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” và giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, mà đồng thời giúp người dân dần từ bỏ thói quen xâm hại rừng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế xanh, bền vững.

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/trong-mot-ty-cay-xanh-ich-nuoc-loi-nha-dep-quoc-gia.html

Cùng chủ đề

Loạt cây xanh ở trung tâm TPHCM bị đốn hạ vì lý do bất ngờ

Nhiều cây xanh trên vỉa hè đường trung tâm TPHCM xảy ra tình trạng rễ bị hư hỏng buộc phải đốn hạ hoặc cắt gọn phần tán lá để bảo đảm an toàn. Ngày 24/3, người dân di chuyển trên nhiều tuyến đường trung tâm TPHCM không khỏi ngạc nhiên bởi loạt cây xanh đang tươi tốt bị đơn vị quản lý đốn hạ hoặc cắt gọn phần tán lá.  Trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đoạn trước Công viên Tao...

Không di dời cây xanh có giá trị và cổ thụ ở vườn hoa Lý Thái Tổ

(NLĐO)- Quận Hoàn Kiếm chỉ thay thế, dịch chuyển các cây xanh nhỏ không có giá trị, cây sâu bệnh ở vườn hoa Lý Thái Tổ, không di dời cây có giá trị, lâu năm. ...

Trà Vinh không mở rộng đường trung tâm để bảo vệ hơn 14.000 cây xanh

Mặc dù một số tuyến đường tại Trà Vinh chỉ rộng 7m, lề 3-4m, khá hẹp nhưng thành phố không mở rộng đường để bảo vệ 14.463 cây xanh, trong đó có khoảng 800 cây cổ thụ trên 100 năm tuổi. ...

Không gian xanh mướt của nhà máy vốn Thụy Sĩ tại Bình Dương

TPO - Nhà máy này được thiết kế theo nguyên tắc thông gió tự nhiên, sử dụng cây xanh bao phủ toàn bộ bên ngoài giúp người lao động giảm mệt mỏi. Môi trường làm việc trong lành này là của doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. TPO - Nhà máy này được thiết kế theo nguyên tắc thông gió tự nhiên, sử dụng cây xanh bao phủ toàn bộ bên...

Diện mạo mới của vườn hoa Lý Tự Trọng sau khi được đầu tư 25 tỷ đồng chỉnh trang, cải tạo

TPO - Vườn hoa Lý Tự Trọng nằm tại địa chỉ số 2 đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) sau khi được Hà Nội đầu tư gần 25 tỷ đồng để cải tạo mang lại diện mạo mới khang trang, sạch sẽ. Đây là địa chỉ thu hút người dân và khách du lịch quốc tế ghé thăm. 06/11/2024 | 17:22 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Chiến lược năng lượng để giảm thiểu biến đổi khí hậu ở khu vực đô thị

Tính đến tháng 12/2023, Việt Nam có tổng số 902 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV, 702 đô thị loại V. Khu vực đô thị là nơi cư trú của khoảng hơn 41 triệu người hiện là khu vực động lực chính cho tăng trưởng cả nước với việc đóng góp tới 70%...

Giá cà phê sụt giảm mạnh bởi lý do không phải cung-cầu, robusta còn giảm, cơn sốt “lạ” ở Australia?

Thị trường robusta chịu áp lực lớn khi các nhà xuất khẩu bán mạnh trước lo ngại giá còn có thể giảm thêm. Theo dự đoán, giá cà phê có thể tiếp tục giảm nhẹ trong ngắn hạn do áp lực nguồn cung vẫn còn lớn. Dự báo mới nhất cho thấy, giá robusta có thể giảm thêm khoảng 100-150 USD/tấn nếu lực mua không sớm quay trở lại.

Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Kể từ COP26 (năm 2021), Nhóm G7 đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên, với mong muốn các bên đều sớm đạt thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi năng lượng công bằng, bền vững.

Tăng trưởng xanh là trách nhiệm của tất cả mọi người

Chiều 15/9, thông tin về kết quả của Diễn đàn Kinh tế Hồ Chí Minh lần thứ 4 (HEF 2023), Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan khẳng định, việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh là việc lớn, là trách nhiệm của tất cả mọi người, từ Chính phủ cho đến các địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư...không ai đứng ngoài cuộc.

Phát triển công trình xanh là xu hướng tất yếu

Ngày 26/9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội (TP Hà Nội) đồng chủ trì tổ chức “Diễn đàn thúc đẩy phát triển tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. ...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. ...

Mới nhất