Trang chủKinh tếNông nghiệpTrồng mít Thái tại 2 huyện đầu nguồn sông Tiền ở Tiền...

Trồng mít Thái tại 2 huyện đầu nguồn sông Tiền ở Tiền Giang, trái to bự, bán hút hàng, 200 triệu/ha

Nông dân hai huyện đầu nguồn sông Tiền là huyện Cai Lậy và huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang đã chuyển đổi gần 13.000 ha đất canh tác những địa bàn khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng lũ lụt sông Cửu Long sang trồng mít Thái chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu và “chung sống với lũ”, nông dân hai huyện đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang): Cai Lậy và Cái Bè đã chuyển đổi gần 13.000 ha đất canh tác những địa bàn khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng lũ lụt sông Cửu Long sang trồng mít Thái chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với năng suất bình quân vào khoảng 20 tấn/ha, toàn vùng đạt sản lượng mỗi năm từ 260.000 tấn đến 300.000 tấn quả phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. 

Mít Thái thích hợp với thổ nhưỡng đất đai tại địa phương, cho năng suất cao và đầu ra thuận lợi, giá mít Thái có biến động nhưng vừa tiêu thụ trong nước vừa được thị trường xuất khẩu ưa chuộng, nhất là Trung Quốc.

Đáng mừng là trong năm nay, mít Thái giữ giá cao, mang lại nguồn thu nhập khá, nông dân rất phấn khởi. Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cai Lậy Nguyễn Thị Lạc, trong 9 tháng năm 2024, mít Thái trên địa bàn luôn có giá. 

Thời điềm đầu tháng 10/2024, giá mít Thái loại 1 khoảng 38.000 đồng/kg, loại 2 có giá khoảng 21.000 đồng/kg, loại 3 khoảng 9.000–10.000 đồng/kg.

Với giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa năng suất cao nhưng thu nhập bấp bênh trước đây. 

Do vậy, những nông dân có vườn mít thu hoạch vào thời điểm này rất phấn khởi bởi lợi nhuận cao, tạo dựng cơ nghiệp từ cây trồng đặc sản.

img

Ông Nguyễn Văn Nhã, nông dân trồng mít Thái hiệu quả kinh tế cao tại xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) chăm sóc vườn mít. Giá mít Thái có biến động lúc tăng lúc giảm nhưng cơ bản nông dân trồng loại cây đặc sản này vẫn có thu nhập khá, tốt. Ảnh: Minh Trí – TTXVN.

Nông dân Nguyễn Minh Hiếu, có 3.000 m2 trồng mít Thái ở phường 4, thị xã Cai Lậy vui mừng cho biết, hôm qua ông vừa bán đầu vụ 5 trái mít đã thu gần 1 triệu đồng. Dự kiến trong những ngày tới, vườn mít Thái của ông vào vụ thu hoạch rộ, hứa hẹn sẽ bội thu.

Ông Nguyễn Văn Nhã, cư ngụ tại ấp 7, xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy) chuyển đổi 2,2 ha đất trồng lúa sang trồng chuyên canh mít Thái cho biết, mít Thái trồng sau 3 năm đã cho trái và cho thu hoạch rải vụ gần như quanh năm.

Năng suất mít Thái luôn cao, bình quân đạt 25 đến 30 tấn/ha/năm trong điều kiện chăm sóc tốt. Nhờ chuyển đổi sang trồng mít Thái, ông tạo dựng cơ nghiệp vững vàng trên vùng đất ngập lũ trước đây.

Nhằm giúp nông dân địa phương phát huy tiềm năng cây mít Thái giảm nghèo nông thôn, các huyện Cai Lậy và Cái Bè tập trung chuyển giao kỹ thuật thâm canh mít Thái theo hướng GAP.

Huyện cũng thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng chất lượng nguồn nông sản hàng hóa gắn với khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nông dân thiết lập vùng chuyên canh, triển khai việc cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu chính ngạch mít Thái sang thị trường Trung Quốc, thu hút ngoại tệ.

Tại huyện Cai Lậy, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cai Lậy đang đầu tư trên 218 triệu đồng triển khai mô hình “Trồng, thâm canh mít theo tiêu chí GAP” với quy mô 2 ha tại thị trấn Bình Phú trong nỗ lực chuyển giao kỹ thuật trồng mít Thái, nâng cao trình độ thâm canh mít cho nông dân vùng chuyên canh. Dự kiến, tháng 11/2024 tới sẽ tổng kết, đánh giá hiệu quả và nhân mô hình trồng mít ra diện rộng để nông dân cùng áp dụng.

Nhằm tạo vùng nguyên liệu xuất khẩu, đáp ứng tiêu chí xuất khẩu chính ngạch trái cây nói chung, mít Thái nói riêng, tại vùng chuyên canh các huyện Cai Lậy và huyện Cái Bè cũng đã được cấp 47 mã số vùng trồng mít xuất khẩu với tổng diện tích trên 7.500 ha.

Các địa phương đang kỳ vọng với nỗ lực tạo vùng nguyên liệu chất lượng cao cho sản lượng ổn định cung ứng thị trường, phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh ngành hàng trái cây xuất khẩu, nông dân các huyện vùng lũ đầu nguồn sông Tiền có thêm nguồn thu nhập cao, ổn định từ vườn mít Thái chuyên canh, giúp ổn định và nâng cao mức sống vừa đổi mới nông nghiệp – nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành công mỹ mãn.





Nguồn: https://danviet.vn/trong-mit-thai-tai-2-huyen-dau-nguon-song-tien-o-tien-giang-trai-to-bu-ban-hut-hang-200-trieu-ha-2024111209235873.htm

Cùng chủ đề

Trồng bắp ra trái to bự ở Tiền Giang, giá bán trái bắp tăng cao chưa từng thấy, dân bẻ bán là trúng

Ông Huỳnh Văn Lượng, Giám đốc HTX NNDV nông thôn Bình Nhì (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) cho biết, diện tích trồng bắp của thành viên Hợp tác xã hiện khoảng vài chục ha. Năm nay, người dân trúng giá bắp. Với giá bắp 5.300 đồng/trái như hiện tại,...

Vô một khu rừng nổi tiếng vùng Đồng Tháp Mười ở Tiền Giang thấy loài chim hoang dã chân dài lạ lắm

Trong không gian xanh mát và yên bình, đồng loạt hàng trăm con chim hoang dã bay lượn, những tổ chim lúc lỉu trên cành tràm cao vài chục mét...Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) với đặc trưng của vùng đất ngập phèn... ...

Sầu riêng, loại quả ngon từ cây tiền tỷ là cây sầu riêng, ở Tiền Giang, cứ 1ha nông dân lãi vài tỷ

Hiện nay ở Tiền Giang, giá sầu riêng Ri6 thương lái thu mua từ 135.000 đồng đến 140.000 đồng/kg, tăng hơn khoảng 30% so với tháng trước. Với năng suất sầu riêng bình quân đạt từ 20 tấn đến 25 tấn/ha, mỗi ha trồng sầu riêng thu hoạch đúng thời điểm...

Nông dân một huyện của Tiền Giang đang bẻ loại quả ngon này, giá bán tăng gấp đôi

Hiện tại, giá nhãn xuồng cơm vàng được thương lái thu mua là 28.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá nhãn bán ở mức này, sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang thu lợi nhuận khá. ...

Đường hoa xã nông thôn mới kiểu mẫu của Tiền Giang đẹp mê tơi, hoa dừa cạn bung nở

Xã Thành Công, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) tổ chức phát động, ra quân xây dựng tuyến đường hoa xã nông thôn mới kiểu mẫu gắn với tuyến đường văn hóa “sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn” tuyến đường Lộ Đình, ấp Bình Lạc có độ dài 1.200m. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Tưng bừng hội vật có truyền thống hàng trăm năm ở Huế

Với truyền thống hàng trăm năm, sáng nay (3/2), tại đình làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, TP Huế đã diễn ra lễ hội vật truyền thống Thủ Lễ 2025. Hội vật thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. ...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Quảng Ninh phấn đấu trồng gần 32.000ha rừng trong năm 2025

“Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt khi Quảng Ninh vừa chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi khiến hàng trăm nghìn hecta rừng bị thiệt hại, cần phải khôi phục. ...

Bài đọc nhiều

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng

Chuyện về con rắn hổ mây “khổng lồ” từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người...

Một giò lan rừng quý tộc “khổng lồ” 50 năm tuổi, cao hơn 2m đang gây xôn xao ở Đắk Lắk

Giò lan rừng Nghinh xuân cổ thụ “khổng lồ” khoảng 50 năm tuổi, cao 2,2m, là một tuyệt tác thiên nhiên đầy ấn tượng tại vùng đất Đắk Lắk. Với vẻ đẹp hoang dã và hương thơm quyến rũ, cây lan này không chỉ là biểu tượng của sức sống mãnh...

Cùng chuyên mục

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Mới nhất

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Ba bến xe Hà Nội đón lượng khách tăng vọt trong dịp tết Nguyên đán

Thống kê trong dịp tết Nguyên đán 2025, ba bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón lượng khách tăng 300 - 400% so với ngày thường. ...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội