Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTrời lạnh có làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Trời lạnh có làm tăng nguy cơ đột quỵ?


Những nguyên nhân gián tiếp gây đột quỵ

Ngày 23.11, bác sĩ chuyên khoa 1 Đào Duy Khoa, khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết các nghiên cứu có ghi nhận tỷ lệ đột quỵ gia tăng khi thời tiết trở lạnh. Về nguyên nhân, khả năng thời tiết lạnh không phải là một yếu tố nguy cơ độc lập cho đột quỵ mà ảnh hưởng gián tiếp qua nhiều yếu tố khác. 

Thứ nhất thời tiết lạnh sẽ làm co mạch dẫn đến tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định.

Thứ 2, thời tiết lạnh làm thay đổi thói quen ăn uống, vận động và sinh hoạt dẫn đến các yếu tố nguy cơ mạch máu khó kiểm soát hơn

Thứ 3, thời tiết lạnh làm ta ít có cảm giác khát, ít uống nước hơn dẫn đến cô đặc máu và dễ tạo cục máu đông hơn.

Trời lạnh có làm tăng nguy cơ đột quỵ không? - Ảnh 1.

Ít uống nước cũng là nguyên nhân dẫn đến cô đặc máu và dễ tạo cục máu đông hơn

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ

Theo bác sĩ Khoa, các dấu hiệu đột quỵ mùa lạnh cũng tương tự như các dấu hiệu đột quỵ thông thường khác. Chúng ta có thể dựa theo nguyên tắc F.A.S.T để nhận biết dấu hiệu đột quỵ, bao gồm:

F (Face – Khuôn mặt): Người bệnh có dấu hiệu chảy xệ một bên gương mặt, mí mắt sụp xuống. Chúng ta có thể yêu cầu người bệnh cười để quan sát 2 bên mặt xem có mất cân đối, méo lệch qua 1 bên…

A (Arms – Cánh tay): Tay và chân mệt mỏi khó cử động, yếu, tê liệt một bên tay hoặc một bên cơ thể. Người bệnh không thể cùng lúc nâng hai tay lên quá cao khỏi đầu, nâng thẳng tay.

S (Speech – Lời nói): Người bệnh nói lắp, nói khó hiểu, khó nói hết một câu hoàn chỉnh,…

T (Time – Thời gian): Khi thấy một người có một hoặc các dấu hiệu trên, bạn cần gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt để người bệnh được can thiệp kịp thời, hạn chế biến chứng do đột quỵ.

Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ khi trời trở lạnh

Bác sĩ Duy khoa cho biết, để phòng ngừa, chúng ta không thể làm thay đổi thời tiết, nhưng chúng ta có thể giữ ấm cơ thể khi ra ngoài lạnh, tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, duy trì thói quen vận động và tránh các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống bia rượu. Duy trì chế độ thuốc đều đặn (nếu có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường,…) và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Nhóm người có đề kháng kém cần lưu ý

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, khoa Điều trị Ban ngày Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 3, chia sẻ trong thời tiết chuyển lạnh cuối năm để phòng tránh đột quỵ, nhóm người có đề kháng kém như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai… không nên ra trời gió lạnh đột ngột. Đặc biệt ở những vùng miền rét lạnh, khi thức giấc dậy buổi ssng, không nên vội ra khỏi chăn ngay mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng để cơ thể nóng dần lên và thích nghi với thời tiết nhiệt độ bên ngoài.

Trời lạnh có làm tăng nguy cơ đột quỵ không? - Ảnh 2.

Ngâm chân trước khi ngủ giúp tăng cường lưu thông máu

“Duy trì thói quen uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, dùng thức ăn ấm nóng”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Bên cạnh đó, đông y quan niệm bàn chân là “trái tim thứ 2 của cơ thể” với nhiều huyệt vị quan trọng. Nếu để chân bị lạnh, các mạch máu ở tay và chân co lại, làm giảm lượng máu lưu thông. “Do đó trước khi đi ngủ nên xoa bóp, ngâm chân với nước ấm hoặc thảo dược, lau khô và mang vớ chân (nếu thời tiết lạnh). Điều này không chỉ giúp máu huyết lưu thông, giảm nguy cơ bệnh tật mà còn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Chú ý khi ngâm chân không nên đột ngột đưa chân vào nước nóng, trong khi thời tiết đang rất lạnh sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sốc nhiệt, phình vỡ mạch máu” bác sĩ Vũ chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

4 điều người bệnh tim cần làm khi đi du lịch, về quê ngày tết

Đi du lịch hay về quê dịp tết là niềm vui lớn với nhiều người. Nhưng với người mắc bệnh tim, hành trình này cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sự thay đổi môi trường, áp lực từ lịch trình có thể ảnh...

4 loại thực phẩm cần tránh để thận hoạt động tốt

Duy trì thận khỏe mạnh là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Những món chúng ta ăn sẽ ảnh hưởng đáng kể với thận. Bằng cách tránh một số món, chúng ta có thể giúp thận hoạt động hiệu...

Lo âu kéo dài có làm tăng huyết áp?

Lo âu khác với lo lắng. Lo lắng thường xuất hiện trong một số tình huống cụ thể và sớm kết thúc, chẳng hạn khi phỏng vấn xin việc. Trong khi đó, lo âu lại kéo dài và có thể dẫn đến rối...

Nên ăn rau gì khi muốn vừa giảm cân, vừa giảm huyết áp?

Rau là nguồn cung cấp chất lượng vitamin, khoáng chất và nhiều dưỡng chất có lợi khác. Đặc biệt, rau giàu chất xơ nhưng lại ít calo. Nhiều loại rau cực kỳ phù hợp cho những người cùng lúc muốn giảm cân và...

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang lưu thông máu kém

Việc tích tụ mảng bám trong thành mạch máu, cục máu đông hay hẹp mạch máu là những nguyên nhân thường gặp khiến máu lưu thông kém. Tình trạng này có thể dẫn đến hàng loạt triệu chứng bất ổn với sức khỏe. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khi nào học sinh được nghỉ học vào ngày thứ bảy?

Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có văn bản đề nghị UBND tỉnh này cho phép được thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy, chủ nhật trong thời gian tới. ...

Phương Tây đang học hỏi từ chiến sự Ukraine

Cuộc xung đột Ukraine mang đến cho phương Tây nhiều bài học có thể cần áp dụng khi chiến tranh nổ ra giữa các thế lực quân sự của thế giới. ...

Cuộc chiến không chỉ của riêng ai

Ở một góc nhỏ vùng quê Sóc Trăng, chị Lâm Thị Sim, 52 tuổi, đã dành gần hai thập kỷ để chăm sóc cô con gái mắc bệnh Gaucher - một rối loạn lysosome hiếm gặp. Mỗi ngày, chị bắt đầu bằng công...

Bài đọc nhiều

FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer hợp tác cùng nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer tại Việt Nam

08/03/2023 11:30 FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam đã ký kết hợp tác thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Alzheimer tại Việt Nam. Thông qua dự án cùng FPT Long Châu, đồng hành với VnADA, Eisai kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho hàng triệu người...

Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấm

Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Tin mới y tế ngày 17/1: Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấmBệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Hôn mê, ngộ độc...

Cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc và tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, tại đây đã tiếp nhận và điều trị cho 8 trường hợp ngộ độc thuốc diệt chuột. Trong đó, phải kể đến 2 trường hợp bị ngộ độc thuốc diệt chuột rất hy hữu do sự chủ quan, bất cẩn của người lớn. Đó là hai anh...

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính và hội chứng ruột kích thích. Để giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa trong dịp...

Bỉ thực hiện thành công chuyến bay giao mẫu máu bằng máy bay không người lái

Bệnh viện Jan Yperman tại Ypres (Bỉ), vừa ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử vận tải y tế khi thực hiện thành công chuyến bay giao mẫu máu bằng máy bay không người lái hoàn toàn tự động.

Bảo vệ sức khỏe trước thềm Tết Nguyên đán

Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em có sức đề kháng yếu. Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em có sức đề kháng yếu. ...

Cuộc chiến không chỉ của riêng ai

Ở một góc nhỏ vùng quê Sóc Trăng, chị Lâm Thị Sim, 52 tuổi, đã dành gần hai thập kỷ để chăm sóc cô con gái mắc bệnh Gaucher - một rối loạn lysosome hiếm gặp. Mỗi ngày, chị bắt đầu bằng công...

Mới nhất

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Thăm, tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân và Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu năm 2025....

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Mới nhất