Trang chủNewsThời sự'Trinh sát' mắt tinh, tai thính của biên phòng

‘Trinh sát’ mắt tinh, tai thính của biên phòng


Hà NộiNghe bước chân anh Hưởng và tiếng lách cách mở cửa chuồng lúc nửa đêm, con Pocka không sủa, chỉ quẫy đuôi sẵn sàng đợi lệnh.

Những cuộc điện thoại đến vào đêm muộn ít làm thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Hưởng, huấn luyện viên Khoa Giám biệt nguồn hơi, Trường Trung cấp 24 Biên phòng, huyện Ba Vì, bất ngờ vì biết sắp có nhiệm vụ được giao. Cả anh và con Pocka luôn sẵn sàng nhận lệnh.

Anh Hưởng nhớ mãi cuộc gọi đêm 13/10/2020, thời điểm miền Trung chìm trong mưa lũ. Hai trận sạt lở liên tiếp đã vùi lấp 13 cán bộ tại Trạm kiểm lâm 67 khi vào cứu nạn công nhân thủy điện Rào Trăng ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bước sang ngày tìm kiếm thứ hai chưa có kết quả, chó nghiệp vụ được điều động vào hiện trường tìm người mất tích.





Chó nghiệp vụ diễn tập tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng, tháng 12/2023. Ảnh: Giang Huy

Chó nghiệp vụ diễn tập tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng, tháng 12/2023. Ảnh: Giang Huy

Trong hành trang chuẩn bị vào Rào Trăng, anh Hưởng nhét thêm lương khô cho người, cám khô, thịt hộp cho chó nghiệp vụ. Giữa đêm, chiếc xe biển đỏ chở 7 quân nhân cùng 3 chó nghiệp vụ rời Ba Vì hướng thẳng Thừa Thiên Huế. Những cơn mưa trắng trời dọc đường đi chỉ là khởi đầu cho chuỗi thiên tai, sạt lở, bão lụt liên tiếp mà miền Trung phải hứng chịu trong suốt tháng 10/2020.

Chó nghiệp vụ tham gia chuyến đi ấy đều là tinh tuyển. Trong đó Pocka 7 tuổi, dòng becgie Đức, có chiếc mũi thính nhạy, từng tìm kiếm du khách người Anh mất tích ở Sa Pa (Lào Cai) đến lũ quét ở Nặm Păm (Sơn La).

Nhiều năm đi cứu hộ, đánh án ma túy, truy lùng tội phạm, nhưng nhiệm vụ lần này đè nặng lên vai những người lính, bởi trong 13 cán bộ gặp nạn hơn một nửa là quân nhân. Anh Hưởng cố chợp mắt, nhớ đến lời dặn của lãnh đạo Khoa Giám biệt nguồn hơi, rằng quan sát kỹ hiện trường sạt lở để xác định vị trí trọng điểm, không xua chó tìm khắp nơi. Xác định vị trí nào thì cho kiểm tra chéo chỗ đó.

“Pocka là đứa già dặn, bình tĩnh nhất sẽ giữ vị trí đầu đàn để hướng dẫn những con còn lại. Nó phát hiện thấy nguồn hơi thì những con khác có cơ sở tìm. Chúng sẽ hợp đồng tác chiến để cùng kiểm định”.

Đoàn vào tới Tiểu khu 67 sau hơn 10 tiếng di chuyển gần như không nghỉ, bắt đầu tìm kiếm chiều 14/10. Khoảng 2 triệu mét khối đất mềm sụp xuống lấp đi mọi dấu vết, gần như vô hiệu hóa nỗ lực tìm kiếm của hàng trăm công binh và máy múc. Nhưng tất cả vẫn chạy đua với thời gian bởi dự báo sắp có thêm đợt mưa lớn, những quả đồi ngậm nước có thể bở bục bất cứ lúc nào.

“Tìm!”, ba chú chó chia nhau lùng sục hiện trường sau khẩu lệnh của huấn luyện viên. Pocka dẫn đầu, sục mũi sát đám bùn lầy nhão nhoẹt mà đánh hơi. Có lúc sa chân vào sình lầy, bộ đội phải bắc ván cho nó leo lên. Anh Hưởng thi thoảng ghìm dây cương, ra hiệu cho Pocka tạm dừng để lau chiếc mũi dính bùn đất, kiểm tra chân không bị thương mới tiếp tục tìm kiếm. Ngày đầu tiên, đội quân khuyển tìm được vị trí đoàn cán bộ từng nấu ăn.

“Người ngoài có thể không biết, nhưng huấn luyện viên nhìn phản xạ của chó khi phát hiện nguồn hơi sẽ hiểu. Dưới vị trí mà chó đào bới lên có khi là vật dụng, xác động vật hay một phần thi thể cũng đã đạt yêu cầu. Bởi đây là cơ sở mở rộng tìm kiếm ở một khu vực rộng hơn”, anh Hưởng giải thích.





Thiếu tá Nguyễn Văn Hưởng cùng chó Pocka - hai thành viên trực tiếp tham gia cứu nạn tại Tiểu khu 67 (Thừa Thiên Huế) hồi tháng 10/2020, cứu nạn động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ tháng 2/2023. Ảnh: Giang Huy

Thiếu tá Nguyễn Văn Hưởng cùng chó Pocka – hai thành viên trực tiếp tham gia cứu nạn tại Tiểu khu 67 (Thừa Thiên Huế) hồi tháng 10/2020, cứu nạn động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ tháng 2/2023. Ảnh: Giang Huy

Trưa 15/10, Pocka phát hiện tiếp vị trí có nguồn hơi, sủa vang báo hiệu cho huấn luyện viên. Từ vị trí này, bộ đội đào sâu và tìm được nạn nhân đầu tiên. Khu vực tìm kiếm nới rộng dần. 13 nạn nhân lần lượt được tìm thấy trong hơn 5 tiếng sau đó, dưới lớp đất đá sâu 2-3 m.

Các đợt sạt lở diễn ra khắp miền Trung, kéo dài hết tháng 10 khiến chó nghiệp vụ liên tục được huy động vào hiện trường. Chỉ 10 ngày, ba tổ công tác nhận lệnh tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại Tiểu khu 67; thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế); tìm kiếm 22 quân nhân bị vùi lấp ở Hướng Hóa (Quảng Trị).

Thao trường huấn luyện ở Ba Vì sau các đợt cứu hộ có vài thay đổi, cường độ lẫn độ khó các bài thực hành nâng dần lên. Bộ đội dựng mô hình như tòa nhà sụp đổ, sạt lở đất, mang chó ra ao hồ, lội trong bùn lầy cho quen địa hình khi đi cứu hộ.

“Mấy năm nay, thời tiết, thiên tai diễn biến khó lường nên nhiệm vụ cứu hộ ngày càng phức tạp. Trường xây dựng tình huống, bài tập sát thực tế để huấn luyện viên lẫn chó nghiệp vụ làm quen, không bị ngợp”, thiếu tá Nguyễn Văn Nghĩa, huấn luyện viên Khoa Giám biệt nguồn hơi, lý giải.

Việc “học đi đôi với hành”, theo thiếu tá Nghĩa, phát huy tác dụng trong chuyến cứu hộ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 2. Sáu chó nghiệp vụ trở thành trinh sát đắc lực giúp bộ đội Việt Nam định vị chính xác 31 điểm, 15 vị trí có nguồn hơi, tìm được 36 nạn nhân và 2 trong số đó còn sự sống.





Chó nghiệp vụ khống chế tội phạm ma túy trong bài luấn luyện tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng cuối tháng 12/2023. Ảnh: Giang Huy

Chó nghiệp vụ khống chế tội phạm ma túy trong bài huấn luyện tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng cuối tháng 12/2023. Ảnh: Giang Huy

Trong những lần đối mặt với tội phạm, những chú chó chiến đấu trở thành “vũ khí nhóm 1” hỗ trợ bộ đội trấn áp đối tượng. Cuối tháng 4/2022, thiếu tá Nghĩa dẫn học viên cùng chó nghiệp vụ đi thực tập tại Đồn biên phòng Si Pha Phìn (Điện Biên) đã trực tiếp vây bắt kẻ buôn bán ma túy.

Trưa hôm đó, Bộ đội biên phòng Điện Biên nhận tin báo có người mặc quần áo kiểm lâm, đi xe máy vượt biên sang Lào vận chuyển ma túy. Phương án đánh bắt được đưa ra, giao tổ anh Nghĩa cùng hai chó nghiệp vụ phục kích. Chiều cùng ngày, tổ công tác hành quân lên biên giới chờ đối tượng quay về. Hai chú chó được giao chặn đầu, chặn đuôi, nằm im chờ hiệu lệnh suốt ba tiếng. Gần 18h, chiếc xe máy vượt qua biên giới Lào vào đất Việt Nam.

“Diệt!”, thiếu tá Nghĩa phát khẩu lệnh tấn công khi chiếc xe máy cách tổ phục kích hơn chục mét. Chú chó tên Kay lập tức lao lên phía trước vồ lấy người, cùng lúc bộ đội biên phòng vây bắt. Con còn lại canh giữ, ngăn không cho hắn tẩu thoát. Đối tượng sau đó bị khống chế, bộ đội biên phòng thu giữ 600 viên ma túy tổng hợp, 2 cây heroin cùng vũ khí mang theo.

“Nếu không có chó nghiệp vụ thì khó bắt đối tượng này vì hắn là kiểm lâm, thạo đường rừng núi, đã chọn buôn ma túy thì rất liều lĩnh”, thiếu tá Nghĩa kể.

Tùy nhiệm vụ khác nhau, bộ đội sẽ tuyển chọn dòng chó phù hợp để tham gia. Becgie Đức to khỏe, hung hãn dùng trong chiến đấu, bảo vệ mục tiêu; malinos thần kinh linh hoạt, mũi thính giỏi đánh hơi phát hiện ma túy.

Lúc huấn luyện chiến thuật, chó chiến đấu luôn phải theo sát bên chủ để sớm phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, sẵn sàng lao lên khi nghe khẩu lệnh. Khi trinh sát hoặc phục kích, chó nằm sát chủ, không phát ra tiếng động. Lúc đối diện kẻ có vũ khí nguy hiểm, chó có thể đánh lạc hướng hoặc uy hiếp để bộ đội xử lý.

Trong đội hình tuần tra, chó chiến đấu thường đi trước, đánh hơi dấu vết lạ, theo sau là chó phát hiện ma túy. Khi lập đội phục kích, chó được phân vào các tổ đánh chính, đánh chặn đầu và tổ khóa đuôi. Tổ đánh chính thường có 3-5 con tùy nhiệm vụ.

Khẩu lệnh mỗi chuyến xuất quân cứu hộ hay đánh bắt tội phạm chỉ một chữ “Tìm”, “Tiến” hoặc “Diệt”. Nhưng để chó thành thạo và làm theo phải mất ít nhất 6 tháng khổ luyện, thấm cả mồ hôi lẫn máu trên thao trường.

Hồng Chiêu – Sơn Hà




Source link

Cùng chủ đề

Chó robot ‘vờn’ chó nghiệp vụ gây sốt ở Đà Nẵng

TPO - Chú chó robot biết chạy nhảy, đứng ngồi, thậm chí chọc ghẹo như chó thật đang gây sốt tại Đà Nẵng. Đặc biệt, sau đoạn clip chó robot vờn chú chó nghiệp vụ, rất đông bạn trẻ, các gia đình dẫn con đến xem tận mắt chú chó AI này. 29/03/2025 | 10:46 ...

Mãn nhãn với màn trình diễn kỵ binh, cảnh khuyển trấn áp tội phạm bên hồ Gươm

(NLĐO)- Hàng chục ngàn người dân đã được chiêm ngưỡng khí tài, thiết bị, vũ khí và màn trình diễn của cảnh khuyển, kỵ binh của lực lượng CAND ...

Quân khuyển hăng hái tập luyện chuẩn bị cho Triễn lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

145 cán bộ, huấn luyện viên và 115 chó nghiệp vụ tham gia huấn luyện, chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam. Trong số này có nhiều chú chó từng thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt. ...

Cảnh sát Campuchia khoe kỹ năng điều khiển chó nghiệp vụ học ở Việt Nam

Sau ba tháng sang Việt Nam học tập, đào tạo, hàng chục cán bộ, chiến sĩ cảnh sát Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia có dịp 'khoe' kỹ năng huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác tìm kiếm, truy bắt tội phạm. ...

Cảnh khuyển trong phòng VIP và bí mật đằng sau vẻ ngoài dễ thương

(Dân trí) - Trung tá Nguyễn Văn Đính kể, Trung tướng Trần Hải Quân là Tư lệnh đầu tiên trực tiếp xuống khu vực nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ để thăm, kiểm tra, thậm chí đã xuống 2 lần mà không báo trước. - "Tấn công!" Chú cảnh khuyển tên Ka lao với tốc độ "tên bắn" về phía mục tiêu, dùng mồm cắn, xé, tấn công đối tượng, kiên quyết không nhả. Đối nghịch với vẻ ngoài hiền lành,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu các tiêu chí trong chuyển đổi xanh

Sáng ngày 8/6, trong khuổn khổ các hoạt động của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) 2023, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp tục tham dự và là diễn giả chính phát biểu tại phiên thảo luận về “Phát thải ròng bằng không, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” do Bộ trưởng Bộ trưởng An ninh năng lượng và trung hoà carbon Anh chủ trì.

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Bổ sung cảng cạn Gia Bình vào quy hoạch

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Ông Đặng Văn Huy làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên

Chiều 19/2 đã diễn ra Hội nghị Công bố các quyết định về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho ông Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. ...

Điều động, bổ nhiệm 2 thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm 2 thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể, tại Quyết định số 400/QĐ-TTg ngày 25/2/2025, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Lê Hải Bình,...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Viglacera bế mạc Khóa huấn luyện về quản lý môi trường và phòng cháy chữa cháy – Tổng công ty Viglacera

Sáng ngày 18/4 đã diễn ra Lễ Bế mạc Khóa đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về công tác quản lý môi trường và phòng cháy chữa cháy (PCCC) dành cho cán bộ, chuyên viên phụ trách tại các đơn vị thành viên của TCT Viglacera do Viện Nghiên cứu và Phát triển Viglacera (Tổng công ty Viglacera...

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây...

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Mới nhất