Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTriển vọng kinh tế thế giới cuối năm 2023

Triển vọng kinh tế thế giới cuối năm 2023


Thế giới ngày càng bị phân mảnh, sự chia rẽ giữa các nước lớn ngày càng rõ ràng và địa chính trị trở thành yếu tố then chốt cản trở phát triển kinh tế toàn cầu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Năm 2023, kinh tế toàn cầu “chậm chạp” tiến về phía trước. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), tăng trưởng toàn cầu sẽ tụt xuống 3% trong năm nay, thay vì 3,5% của năm trước và tiếp tục giảm xuống 2,9% vào năm tới, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong lịch sử.

Xung đột Israel – Hamas bồi thêm cú đấm vào một cơ thể chưa kịp hồi sức hoàn toàn, khiến các nền kinh tế vốn đang tăng trưởng thấp và không đồng đều, lại thêm bất ổn hơn.

Bấp bênh

Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Ajay Banga cảnh báo, thế giới đang ở trong thời điểm “rất nguy hiểm”. Tất cả các kịch bản xung đột đều có thể đẩy giá năng lượng tăng kỷ lục, lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc. Các chuyên gia cho rằng, xung đột tại Trung Đông có thể tạo thêm các thách thức mới, gia tăng bất ổn đối với triển vọng kinh tế toàn cầu.

Trên thực tế, bất ổn tại Dải Gaza, xung đột Nga-Ukraine trở thành cú sốc lớn nhất đối với các thị trường hàng hóa kể từ những năm 1970. Theo nhà kinh tế trưởng Indermit Gill của WB, nếu xung đột tiếp tục leo thang, kinh tế toàn cầu lần đầu đối mặt với cú sốc năng lượng kép trong nhiều thập kỷ, thổi bùng lạm phát trở lại, sau những nỗ lực thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Giá dầu đã tăng 6% kể từ sau xung đột Israel – Hamas, trong khi giá các mặt hàng nông nghiệp, kim loại và các hàng hóa khác hầu như không biến động. Dựa trên lịch sử các cuộc xung đột khu vực từ những năm 1970, báo cáo của WB đã dự báo về ba kịch bản với mức độ nghiêm trọng tăng dần.

Ở viễn cảnh lạc quan, tác động tương tự như tình hình tại Libya năm 2011, giá dầu có thể tăng 3-13% lên 93-102 USD/thùng.

Nếu nguy cơ gián đoạn ở mức trung bình như trong diễn biến tại Iraq năm 2003, giá dầu có thể tăng lên 109-121 USD/thùng.

Còn trong kịch bản nghiêm trọng nhất, giá dầu có thể đạt đỉnh 140-157 USD/thùng, vượt mức cao nhất kể từ năm 2008.

Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF cho biết, giá dầu tăng 10% thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm tới sẽ giảm 0,15 điểm phần trăm, đồng thời lạm phát sẽ tăng thêm 0,4 điểm phần trăm.

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới nửa cuối năm 2023, IMF chỉ ra ba rủi ro chính mà thế giới phải đối diện là lạm phát, sự mất ổn định của thị trường tài chính và sự đan xen giữa địa chính trị và chủ nghĩa bảo hộ.

Giá năng lượng tăng cao do tác động của các cuộc xung đột là rủi ro đầu tiên. Trong đó, nguy cơ lan rộng của cuộc xung đột Israel – Hamas với khả năng can dự của các cặp quan hệ mật thiết Iran-Hamas và Mỹ-Israel, rất có thể khiến nguồn cung trên thị trường dầu mỏ bị thắt chặt và giá năng lượng bị đẩy lên cao.

Rủi ro thứ hai là sự ổn định của thị trường tài chính. Hai năm qua, để kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương các nước vẫn chưa thể hoàn tất lộ trình tăng lãi suất kéo dài và liên tục. Chi phí nợ gia tăng là kết quả dự kiến của chính sách thắt chặt tiền tệ. Lãi suất cao có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương của thị trường tài chính, dẫn đến vỡ nợ gia tăng.

Chủ nghĩa bảo hộ mới?

Được coi là rủi ro thứ ba đối với nền kinh tế thế giới, nhưng sự đan xen giữa địa chính trị và chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cản trở thương mại và đầu tư quốc tế lại là vấn đề lớn nhất, với khả năng ảnh hưởng sâu rộng nhất.

Thương mại quốc tế là động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng động cơ này đang suy yếu. Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc, xung đột Nga-Ukraine khiến các công ty đa quốc gia coi địa chính trị là biến số cần xem xét. Xung đột Israel -Hamas càng khiến các công ty đa quốc gia chú ý đến địa chính trị.

Trong bài viết “Kẻ thù thực sự của nền kinh tế toàn cầu là địa chính trị, không phải chủ nghĩa bảo hộ”, học giả Dani Rodrik của Đại học Harvard nhấn mạnh, rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt đến từ sự cạnh tranh giữa hai cường quốc dẫn đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc, có thể liên lụy đến tất cả mọi người.

Những phân tích của tác giả trong bài viết, khá phù hợp với nền kinh tế toàn cầu hiện nay – một thế giới bất ổn và dễ xảy ra xung đột hơn. Thế giới đang chứng kiến sự trỗi dậy của sự phân mảnh, các rào cản thương mại và đầu tư ngày càng gia tăng, hình thức cực đoan là tập đoàn hóa kinh tế, toàn cầu hóa kinh tế diễn biến theo một phương thức khác.

Trung Quốc và Mỹ có dấu hiệu cải thiện tiếp xúc trong thời gian gần đây, nhưng xung đột Israel – Hamas gây tác động tiêu cực đến cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai nước. Địa chính trị trở thành yếu tố then chốt cản trở sự phát triển kinh tế toàn cầu.

Thương mại Mỹ-Trung Quốc không còn là “chất xúc tác” của hòa bình, mà cạnh tranh chiến lược giữa hai người khổng lồ khiến chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi.

Cùng quan điểm trên, trong bài viết “Thương mại tự do trong một thế giới phân mảnh”, Giáo sư kinh tế Craig Emerson phân tích, khi hai siêu cường tranh giành quyền lực tối cao và phần lớn thế giới quay trở lại với chủ nghĩa bảo hộ, các cường quốc bậc trung theo đuổi những con đường mới.

Một số quốc gia thể hiện xu hướng liên kết với siêu cường này hoặc siêu cường kia vì các mục đích chiến lược và kinh tế, một số khác giữ thái độ trung lập.

Nếu trong nửa thế kỷ trước, các quốc gia lớn, nhỏ đều được hưởng lợi từ quá trình hội nhập toàn cầu. Xu hướng mở rộng biên giới kinh tế và kết nối mạnh mẽ theo quan điểm các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế thì ít có khả năng cân nhắc tới xung đột.

Hiện nay, khi chủ nghĩa bảo hộ quay lại, các nhà sản xuất trong nước có nhu cầu được bảo vệ khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và để bảo đảm sự tồn tại của các ngành công nghiệp trong nước, một quá trình tách rời toàn cầu mới bắt đầu.

Nổi bật là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sau này được chuyển tiếp sang chính quyền kế nhiệm, trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, nước Mỹ sẽ trở nên vĩ đại trở lại bằng cách đưa việc làm và ngành công nghiệp trở về trong nước. Không chỉ dừng ở đó, vì lý do an ninh quốc gia, nhiều sản phẩm nhập từ các nước khác buộc phải chịu hạn chế, hay một hạng thuế quan đặc biệt…

Trong khi, Trung Quốc từ lâu vẫn kiên trì thực hiện một loạt chính sách công nghiệp, bao gồm chủ nghĩa bảo hộ thương mại, dù điều này vấp phải sự chỉ trích từ các nước phương Tây.





Nguồn

Cùng chủ đề

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2025 thêm 0,1 điểm phần trăm. Theo báo cáo mới nhất của IMF về triển vọng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 và 2026 dự kiến ​​là 3,3%. Vào tháng 10/2024, các chuyên gia của IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 sẽ...

Kinh tế Việt Nam năm 2024: Tăng trưởng vượt mọi dự báo, ngân sách bội thu

(Dân trí) - Tăng trưởng GDP trong năm 2024 của Việt Nam đạt mức tăng cao, trên 7% và vượt xa dự báo của các tổ chức lớn như ADB, World Bank, IMF. Thiết kế: Thiết kế: Thủy Tiên Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-viet-nam-nam-2024-tang-truong-vuot-moi-du-bao-ngan-sach-boi-thu-20250111122555714.htm

Cơn sốt nghìn tỷ USD năm 2024 và thách thức với những tỷ phú số 1

Những cơn sốt nghìn tỷ USD làm rung chuyển nền kinh tế thế giới trong năm 2024 gắn với nhiều tên tuổi rất nổi tiếng như Donald Trump, Elon Musk, CEO Nvidia... Tuy nhiên, rủi ro hiện hữu trong năm 2025. Những cơn sốt nóng nghìn tỷ USD trong năm 2024 Kinh tế thế giới năm 2024 chứng kiến những biến chuyển lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ngay đầu năm 2024, ChatGPT đã làm rung chuyển thế...

Thiếu quân trầm trọng, Kyiv điều lính phòng không làm bộ binh

Binh sĩ thuộc các đơn vị Ukraine vốn đã hạn chế, nay còn bị điều động tham gia lực lượng bộ binh trái sở trường để khắc phục bài toán quân số. ...

Thị trường tài chính Việt Nam: Triển vọng và định hướng chính sách

Ngày 12/12/2024, tại Ninh Thuận, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Thị trường tài chính Việt Nam: Triển vọng và định hướng chính sách”. Hội thảo là một phần trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực cảnh báo sớm và quản lý rủi ro cho khu vực tài chính Việt Nam” do Chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thêm nhiều địa phương “chốt” môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026.

Đàm phán hòa bình Ukraine sẽ được tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ?

Một chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột tại Ukraine có thể sẽ diễn ra vào tháng 4-5 tại Istanbul.

Người đồng hành tin cậy của các địa phương

Năm 2024, Bộ Ngoại giao và các địa phương đã đồng sức, đồng lòng đẩy mạnh triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế (NGKT), tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đạt những kết quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Thế giới ghi nhận tuần “hạ nhiệt”; trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?

Giá xăng dầu hôm nay 27/1, tuần trước, giá dầu đã ghi nhận tuần “hạ nhiệt”, cắt đứt chuỗi tăng 4 tuần trước đó. Giá dầu giảm, chịu tác động bởi các quyết sách mới của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống thứ 47 Donald Trump. Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 23/1/2025 sẽ được thực hiện vào thứ Bảy ngày 1/2/2025 (tức Mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ).

Bài đọc nhiều

GRDP Quảng Nam 2024 tăng trưởng 7,1%, nhưng vẫn lo khi ‘kiểm tra quán karaoke là có ma túy’

Đó là thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2024 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025, do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều 10-1. Ông Dũng cho hay năm 2025, tỉnh sẽ thực hiện...

Doanh nghiệp Việt ‘thấp thỏm’ chờ kết quả cuộc bầu cử Mỹ

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có niềm tin với kết quả bầu cử Mỹ, nhất là khi ông Trump thắng cử sẽ có nhiều triển vọng xuất khẩu, điểm sáng là nông sản Việt Nam vào Mỹ. Theo Hiệp hội...

Cần xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời

Thay vì quy định cứng một con số cố định đến 2030, các doanh nghiệp mong được nới "room" công suất lắp đặt điện mặt trời tự sản tự tiêu theo từng giai đoạn, phù hợp giữa nhu cầu lắp đặt của doanh nghiệp và khả năng cân đối nguồn điện, năng lực điều độ của ngành điện.Xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời lên 15%TS. Cao Anh Tuấn - chuyên gia về năng lượng tái...

Nuôi biển gắn liền phát triển du lịch biển đảo Kiên Giang

Kiên Giang có khoảng 3.870 lồng bè nuôi cá trên biển, đây không chỉ là thế mạnh kinh tế biển mà còn gắn liền với việc phát triển dịch vụ du lịch biển đảo. ...

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu. Hiện nay nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Temu,... trong đó sàn thương mại điện tử Temu cung cấp hàng hóa giá rẻ gây lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các...

Cùng chuyên mục

Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa hoàn tất đợt 1 mua lại 397 tỷ đồng trái phiếu. Đây là động thái quan trọng của Bamboo Capital nhằm quản lý hiệu quả nghĩa vụ tài chính trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của BCG đang có nhiều khởi sắc. Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạnTập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa hoàn tất đợt 1 mua lại 397 tỷ đồng...

7 điểm giữ xe cho người dân đến Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

TP.HCM vừa cập nhật danh sách 7 điểm tổ chức giữ xe máy có thu phí dành cho người dân, du khách đến thưởng lãm Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025. ...

Vừa báo lỗ 50 tỷ, Chứng khoán APG lại nhận thêm loạt án phạt

Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Ngày 24/01/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. Vùng trồng chuối thiệt...

Danh sách, địa chỉ 9 phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng Việt Nam được Trung Quốc công nhận

Đến ngày 26-1, đã có 9 trung tâm, phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc công nhận. Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công nhận thêm 2 trung tâm...

Mới nhất

Những người mẹ Việt giữ cội rễ Tết Việt cho con

“Alo, Hiền ơi, nhà chị Hậu có chỗ để đun bánh chưng đúng không? Vậy để nhắc anh...

Đa số chọn Tiếng Anh

TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10...

Độc lạ món canh môn da trâu của người Thái xứ Thanh

(NLĐO)- Canh môn da trâu là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào dân tộc miền núi Thanh...

Ngăn chặn vụ ‘bắt cóc’ rô bốt phục vụ tiệm phở ở California

Một người đàn ông tìm cách 'bắt cóc' rô bốt phục vụ một tiệm phở ở California (Mỹ), nhưng được các nhân viên...

Mới nhất

Đa số chọn Tiếng Anh