Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTriển khai đồng bộ những đổi mới của chương trình giáo dục...

Triển khai đồng bộ những đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông


Phát huy sự chủ động, sáng tạo

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình mới) khi bắt đầu triển khai gặp phải không ít thách thức nhưng dần được điều chỉnh phù hợp. Nội dung, phương pháp dạy học đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên, học sinh, giúp thay đổi từ gốc, chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Quá trình dạy học, các thầy, cô giáo và học sinh, cũng như các nhà trường tích cực chủ động nhiều giải pháp đổi mới theo yêu cầu của chương trình.

Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Lống 1, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An dù thuộc vùng khó khăn nhưng khi triển khai đã nỗ lực, bắt nhịp tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình. Cô giáo Nguyễn Thị Vân, giáo viên nhà trường chia sẻ, từ khi thực hiện Chương trình mới theo hình thức cuốn chiếu từ lớp 1 đến nay, các em học sinh đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù học sinh dân tộc thiểu số vốn nhút nhát nhưng giờ đây, các em đã dám thể hiện quan điểm của mình và chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. Thầy giáo Trịnh Hoàng Tuấn, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Lống 1 thì cho biết, sau bốn năm thực hiện Chương trình mới cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, chất lượng giáo dục được nâng lên. Nhà trường có 100% học sinh là người H’Mông nhưng tỷ lệ các em đọc, viết kém giảm rõ rệt; tính toán nhanh hơn, mạnh dạn, siêng năng phát biểu trong học tập và giao tiếp với thầy cô, bạn bè…

Trong khi đó, tại Trường THPT Lạc Thủy C, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, cô giáo Bùi Thị Hạnh, giáo viên dạy môn Địa lý chia sẻ điều tâm đắc nhất khi dạy học là Chương trình mới không bị bó buộc nên giáo viên có thể thỏa sức sáng tạo trong bài giảng, được linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp như dạy học theo dự án, đóng vai hay thảo luận nhóm… Vì vậy, sau giờ học, các em vừa tự chiếm lĩnh kiến thức môn học, vừa được thực hành cũng như vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình Hoàng Ngọc Ánh cho biết, quá trình triển khai Chương trình mới, chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Các mô hình đổi mới sáng tạo giáo dục được triển khai hiệu quả ở hầu hết các trường; gắn hoạt động trải nghiệm sáng tạo với thực tiễn sản xuất, nông nghiệp, du lịch, văn hóa của địa phương góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đáng chú ý, dù còn khó khăn nhưng 100% học sinh của tỉnh được học các môn học bắt buộc Tiếng Anh, Tin học theo yêu cầu của Chương trình mới, tạo nên những đổi thay đáng kể trong nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện.

Đánh giá công tác triển khai Chương trình mới, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Tân nhận định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sâu sát với cơ sở, địa phương trong quá trình thực hiện chương trình; kịp thời có những điều chỉnh trong quá trình triển khai và tháo gỡ khó khăn trong thực hiện dạy học tích hợp và thiếu giáo viên ở các môn học mới. Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng thì cho biết, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước, phát huy được ưu điểm nổi bật giúp thay đổi từ gốc việc chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Việc đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục, ngày càng phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện Chương trình.

Đổi mới theo chiều sâu

Mặc dù đạt được một số kết quả nhưng quá trình triển khai Chương trình mới cũng cho thấy chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý không đồng đều khi thực hiện các nhiệm vụ đổi mới, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Tình trạng thiếu giáo viên cục bộ vẫn còn tồn tại hầu hết các địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Một số giáo viên hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, thiếu nhạy bén với việc đổi mới cách tổ chức dạy học; năng lực ứng dụng công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Trong khi đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chuẩn đã ban hành.

Vì vậy, năm học 2024-2025, khi triển khai đồng bộ việc dạy học theo Chương trình mới từ lớp 1 đến lớp 12, ngành giáo dục tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Toàn ngành chủ động rà soát và phát triển Chương trình mới bảo đảm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với thực tế triển khai tại các cơ sở giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ chỉ đạo các nhà trường tăng cường phối hợp cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục. Các thầy, cô giáo lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bảo đảm chất lượng; trong đó, dành nhiều thời gian cho học sinh khai thác sử dụng sách giáo khoa, thực hành, thí nghiệm để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua thực hiện nhiệm vụ được giao và hoàn thành sản phẩm học tập cụ thể theo yêu cầu của giáo viên. Đối với các nhà trường, đa dạng các hình thức tổ chức dạy học (trong và ngoài lớp học, trong và ngoài khuôn viên nhà trường), khuyến khích các hình thức dạy học nhằm khơi gợi hứng thú học tập của học sinh; tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá…

Từ góc độ triển khai thực tiễn tại địa phương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thế Sơn cho biết, địa phương sẽ tập trung nâng cao trình độ chuẩn được đào tạo cho đội ngũ; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy cho giáo viên các cấp học. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình Đinh Thị Hường cho biết, ngành giáo dục tỉnh triển khai rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp bảo đảm các điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, tỉnh chú trọng kiên cố hóa trường lớp học, xóa phòng học tạm, bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai Chương trình mới…

Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, qua lộ trình 4 năm triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành giáo dục đã vượt qua, đạt được nhiều kết quả tích cực. Quá trình tổ chức dạy học theo Chương trình mới đã phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Tuy nhiên, bên cạnh việc giao thêm quyền tự chủ cho lãnh đạo trường học, giáo viên thì hình thức hỗ trợ, giám sát cũng cần được các cấp quản lý tăng cường nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình. Các tỉnh khó khăn cần áp dụng Chương trình mới một cách chủ động và tích cực hơn, có kế hoạch để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên một cách bền vững, lâu dài, nhất là giáo viên môn Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học 2024-2025 có nhiều hoạt động mang tính chất tổng kết đối với các cấp học, cho nên cần có đánh giá lại quá trình thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, từ hệ thống sách giáo khoa đến phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá… để từ đó bước vào giai đoạn đổi mới theo chiều sâu được tốt hơn ■





Nguồn: https://nhandan.vn/trien-khai-dong-bo-nhung-doi-moi-cua-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-post828558.html

Cùng chủ đề

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO - Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. TPO - Năm 2024,...

Vụ chậm cấp thiết bị dạy học: “Chúng tôi rất trăn trở nhưng phải cẩn trọng”

Ngày 9/10 trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Anh Giang, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa, thừa nhận đơn vị chậm trễ trong việc cấp thiết bị, đồ dùng dạy học theo Thông tư 39 của Bộ GD&ĐT.Ông Giang cho biết, thực hiện Thông tư 39, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có hướng dẫn các trường thuộc cấp THPT trên địa bàn lựa chọn thiết...

Những tình huống học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học

TPO - Theo quy định, học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp. Tuy nhiên, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, có 2 tình huống học sinh được phép sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Ngày 3/10, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM (Sở GD&ĐT) đã...

Quận 1: Tạm thời không bố trí lớp cô giáo vận động phụ huynh mua laptop

Chiều 28-9, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1 Võ Cao Long cho biết, Phòng GD-ĐT quận 1 đã làm việc với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương (quận 1) và giáo viên bị phụ huynh phản ảnh vận động tiền mua laptop.  https://www.youtube.com/watch?v=WkkGolS9qi0 Theo đó, toàn bộ số tiền phụ huynh đóng góp đã được hoàn trả cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để thực hiện đúng chức năng,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng 40% số ca nhập Bệnh viện Nội tiết Trung ương so cùng kỳ Tết năm 2024

NDO - Thống kê trong 9 ngày từ 25/1-2/2 số ca nhập viện Bệnh viện Nội tiết Trung ương tăng khoảng 40% so dịp Tết năm 2024. Theo ghi nhận từ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã có nhiều trường hợp đến khám, cấp cứu do đường huyết tăng cao. Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Đồng, Trưởng khoa Cấp cứu cho...

Cháu bé suýt mất vành tai do bị chó nhà nuôi cắn

NDO - Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận một cháu bé tám tuổi bị chó cắn phải nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm tại tai phải, da đầu, xây xát da nhiều vị trí. Các bác sĩ đã triển khai vi phẫu để khâu nối bảo tồn vành tai cho cháu bé. Theo lời kể của gia đình, cháu bé đi chơi tại nhà bà nội và bị chó nhà nuôi cắn....

VN-Index hồi phục tăng mạnh, khối ngoại vẫn bán ròng gần nghìn tỷ đồng

NDO - Phiên giao dịch ngày 4/2, thị trường hồi phục lấy lại sắc xanh nhờ lực cầu gia tăng suốt thời gian giao dịch; cổ phiếu hầu hết các nhóm ngành như chứng khoán, nguyên vật liệu, ngân hàng, công nghệ thông tin… tăng mạnh; nhóm VN30 có 22 mã tăng, 5 mã đứng giá và chỉ có 3 mã giảm. Chốt phiên, VN-Index đóng cửa tăng 11,65 điểm và lên mức 1.264,68 điểm. ...

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo xem bói, giải hạn online đầu năm mới

NDO - Dịp đầu năm mới, nhiều người với mong muốn biết trước tai ương để phòng tránh, hay tò mò về tương lai trong năm tới nên có thói quen đi xem bói, nhưng không ít trường hợp rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang". Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng không nên quá mù quáng tin vào hình...

Hơn 2.000 người hiến máu trong kỳ nghỉ Tết

NDO - Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, từ 25/1 đến 2/2 (26 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), đã có 2.019 người dân đến Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương hiến máu và hiến tiểu cầu, trong đó 1.390 người hiến máu và 629 người hiến tiểu cầu. Mặc dù là kỳ nghỉ Tết nhưng điểm hiến máu tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương vẫn mở cửa đón tiếp người dân đến hiến máu,...

Bài đọc nhiều

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Điểm chuẩn năm 2024 của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM

Chiều ngày 17/8, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT năm 2024.Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT năm 2024 vào Trường Đại học Ngân hàng TPHCM dao động từ 20,45 đến 26,36  tùy chương trình và tùy ngành. Ngành có điểm chuẩn cao nhất vào trường là ngành kinh doanh quốc tế chương trình chuẩn với 26,36 điểm. Cụ thể điểm chuẩn vào...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

18 tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Đến thời điểm này, nhiều tỉnh, thành phố thông báo về việc lựa chọn môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, tỉnh Bình Dương thông báo học sinh thi tuyển vào lớp 10  THPT năm học 2025-2026 bắt buộc dự thi 3 môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh. Thời gian làm bài cho mỗi môn thi cụ thể là Toán, Ngữ văn mỗi môn 120 phút, riêng môn tiếng Anh thời gian làm...

Vươn xa mô hình lớp học số

Các lớp học số được tổ chức theo đơn vị lớp và theo thời khóa biểu được thiết kế đặc thù vì phụ thuộc thời khóa biểu của GV giảng dạy ...

Cùng chuyên mục

ĐH Quốc gia Hà Nội ra tài liệu hướng dẫn thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2025

Trung tâm Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ra mắt cuốn sách Hướng dẫn thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025. Đây là tài liệu chính thức đầu tiên do Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh trong tự học, ôn tập và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA). Sách được thiết kế nhằm...

Lan tỏa giá trị tích cực trong đổi mới giáo dục

Đổi mới giáo dục vẫn đang được kiên trì triển khai trong mỗi giờ học để học sinh có được sự phát triển toàn diện. Trong đó, có những người thầy không ngừng học tập và sáng tạo...

Trường đại học USTH nhận hồ sơ tuyển sinh từ 6.2

Trường đại học USTH điều chỉnh một số tiêu chí tuyển sinh đại học 2025 nhằm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. ...

Hơn 4.000 giáo viên Hà Nội gửi tâm thư mong điều chỉnh chính sách thu nhập tăng thêm

"Tôi cũng là viên chức Thủ Đô nhưng không được hưởng chế độ Nghị quyết 46 của HĐND Thành Phố như các viên chức khác, tôi thấy bất công quá", một giáo viên bày tỏ. ...

ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội bỏ xét học bạ trong tuyển thẳng

Năm 2025, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có nhiều thay đổi về điều kiện và tiêu chí tuyển sinh đại học chính quy so với năm 2024. Đại diện nhà trường cho hay, năm 2025, các tiêu chí tuyển sinh được điều chỉnh phù hợp theo năng lực của học sinh.  Ví dụ, trường bổ sung một số môn liên quan đến khoa học và công nghệ trong tổ hợp xét tuyển dựa trên kết quả...

Mới nhất

Cháu bé suýt mất vành tai do bị chó nhà nuôi cắn

NDO - Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận một cháu bé tám tuổi bị chó cắn phải nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm tại tai phải, da đầu, xây xát da nhiều vị trí. Các bác sĩ đã triển khai vi phẫu để khâu nối bảo tồn vành tai cho cháu bé. ...

“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 4,4 tỷ USD, ước tính tạo ra khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội -...

Nhiều xe sầu riêng đã xuất khẩu sang Trung Quốc bình thường

Nhiều xe xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc được thông quan bình thường, sau quy định mới phải có thêm giấy chứng nhận kiểm định chất vàng O. ...

Trung Quốc đón nhiều khách quý trong tuần này

Ba nhà lãnh đạo của ba nước châu Á là Paksitan, Thái Lan và Hàn Quốc bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc gần như đồng thời…

Indonesia quyết tâm tạo “vòng tròn an toàn” cho trẻ em trên không gian số

Bộ Truyền thông và kỹ thuật số Indonesia triển khai bước đi mới để bảo vệ trẻ em trong không gian số, giải quyết các mối đe dọa như cờ bạc trực tuyến, khiêu dâm, bắt nạt trên mạng và bạo lực tình dục.

Mới nhất