Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTrẻ suýt thủng thực quản, già áp xe gan nguy kịch vì...

Trẻ suýt thủng thực quản, già áp xe gan nguy kịch vì hóc dị vật


Áp xe gan vì thói quen ngậm tăm

Trẻ suýt thủng thực quản, già áp xe gan nguy kịch vì hóc dị vật- Ảnh 1.
Trẻ suýt thủng thực quản, già áp xe gan nguy kịch vì hóc dị vật- Ảnh 2.

Các bác sĩ đã nội soi cắt thùy gan trái để loại bỏ dị vật là cây tăm tre và xử lý ổ áp xe cho bệnh nhân.

Cụ ông N.T.Đ, (77 tuổi, ở Hà Nội) được gia đình đưa đi khám sau khi xuất hiện tình trạng sốt liên tục kèm theo đau bụng âm ỉ kéo dài, không rõ nguyên nhân. Tại bệnh viện, các bác sĩ tiến hành đánh giá toàn diện tình trạng bệnh nhân. Kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT scan) cho thấy ổ áp xe tại thùy gan trái đã phát triển trên 10cm, bên trong có một dị vật mắc kẹt, chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng kéo dài.

TS. BS Nguyễn Minh Trọng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Gan Mật – Tiêu hóa, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết: “Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chúng tôi quyết định phẫu thuật nội soi cắt thùy gan trái để loại bỏ dị vật và xử lý ổ áp xe, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.”

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện ổ áp xe lớn, đường kính hơn 10cm, nằm ở thùy gan trái và dính vào bờ cong nhỏ của dạ dày. Bên trong, có một chiếc tăm tre dài khoảng 5cm đã cắm sâu vào nhu mô gan. May mắn cho bệnh nhân là ổ áp xe còn khu trú tại gan chứ chưa vỡ có thể gây viêm phúc mạc, có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Các bác sĩ đã cắt bỏ thùy gan trái kèm ổ áp xe và lấy dị vật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, ổn định hồi phục nhanh chóng.

Được biết, bệnh nhân có thói quen ngậm tăm tre sau khi ăn, thậm chí cả khi đi ngủ. Điều này khiến ông vô tình nuốt phải tăm mà không hay biết. Do tăm tre nhỏ, sắc nhọn và cứng, nên có thể dễ dàng xuyên thủng thành dạ dày, sau đó di chuyển đến gan, ruột non hoặc đại tràng. Nếu không được phát hiện kịp thời, dị vật này có thể gây tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến viêm nhiễm kéo dài và hình thành ổ áp xe nguy hiểm.

Theo BS Đào Thị Hồng Nhung, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, dị vật đường tiêu hóa là vấn đề không thường gặp, đặc biệt là trường hợp dị vật xuyên thủng vào gan. Với những dị vật như tăm tre, chụp X-quang bụng thường không có nhiều giá trị trong chẩn đoán. Trường hợp bệnh nhân Đ., siêu âm và chụp cắt lớp vi tính (CT scan) đã giúp phát hiện chính xác vị trí dị vật thông qua hình ảnh tăng âm trên siêu âm và tăng tỷ trọng trên phim CT.

Để tránh nguy cơ nuốt phải dị vật và những hậu quả đáng tiếc, các bác sĩ khuyến cáo, không ngậm tăm tre sau khi ăn, đặc biệt khi nằm hoặc đi ngủ… Nhai kỹ trước khi nuốt, tránh cười đùa, nói chuyện, xem ti vi hoặc dùng điện thoại khi ăn để hạn chế nguy cơ hóc dị vật. 

Trong trường hợp nghi ngờ đã nuốt phải dị vật, tuyệt đối không tự móc họng, vì điều này có thể khiến dị vật đâm sâu hơn vào niêm mạc hoặc di chuyển đến vị trí nguy hiểm. Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp dân gian như uống giấm hay ăn cơm nóng để cố đẩy dị vật xuống, vì có thể khiến dị vật đi sâu hơn và gây tổn thương nghiêm trọng. Khi có triệu chứng đau bụng kéo dài, sốt không rõ nguyên nhân, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Nuốt pin cúc áo trẻ có nguy cơ thủng thực quản

Mới đây, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận và nội soi cấp cứu thành công cho bệnh nhi V.K.V (4 tuổi, Hà Nội) do nuốt phải pin cúc áo. 

Trẻ suýt thủng thực quản, già áp xe gan nguy kịch vì hóc dị vật- Ảnh 3.
Trẻ suýt thủng thực quản, già áp xe gan nguy kịch vì hóc dị vật- Ảnh 4.

Viên pin cúc áo mắc kẹt trong thực quản của trẻ được các bác sĩ nội soi gắp ra kịp thời.

Cha mẹ bé V thông tin, con vô tình nuốt phải pin cúc áo, gia đình nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện gần nhà. Chụp X-quang phát hiện dị vật pin mắc ở thực quản ngang mức xương đòn, nên chuyển đến Bệnh viện Nhi Hà Nội. Nhận thấy mức độ nguy hiểm, bệnh nhi được ekip Nội soi – Gây mê – Ngoại khoa, khám và hội chẩn ngay được sự nguy hiểm của dị vật cần phải được nội soi cấp cứu ekip.

Khi tiến hành nội soi, các bác sĩ nhận thấy thực quản chu vi xung quanh pin đã loét hết, phía trên và phía dưới dị vật đều phù nề chít hẹp hết đường ra cũng như đường xuống dạ dày.

Các nỗ lực gắp pin ra đều khó khăn, êkip đã sử dụng ống mềm nội soi, ống cứng nội soi 1 lỗ để gắp ra nhưng đều bị kẹt lại do hẹp đầu ra.

Sau 3 giờ nỗ lực, êkip cùng Bác sĩ Quách Văn Nam (Khoa Tiêu Hoá) đã thành công lấy được dị vật mà không cần can thiệp phẫu thuật mở, giúp bé tránh khỏi nguy cơ thủng thực quản và hồi phục tốt hơn sau can thiệp.

Theo BS Nam, pin cúc áo không chỉ là một dị vật thông thường mà còn có thể gây tổn thương nặng nề chỉ trong vài giờ đầu. Do có tính chất ăn mòn kèm cơ chế dòng điện, nên sẽ gây bỏng loét dẫn tới thủng rất sớm, đặc biệt pin to mắc ở thực quản như của bệnh nhi này.

Bệnh viện Nhi Hà Nội khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng với những đồ vật nhỏ bé nhưng tiềm ẩn nguy cơ lớn này. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu nuốt dị vật, hãy liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Hà Nội để được xử lý kịp thời.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tre-suyt-thung-thuc-quan-gia-ap-xe-gan-nguy-kich-vi-hoc-di-vat-19225031109185715.htm

Cùng chủ đề

Đang ăn xúc xích, bé gái 13 tuổi phải đi cấp cứu vì lý do này

GĐXH - Trẻ được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nghẹn, khó nuốt, nuốt đau, kèm ho và cảm giác khó thở khi ăn sáng. ...

Tự chế pháo nổ, nam sinh mất 1 bàn tay, tổn thương nội tạng

Em N.H.L, 16 tuổi, ở H.Tuyên Hóa (Quảng Bình) tự chế pháo bằng cách đổ chất nổ vào lon kim loại, không may phát nổ gây đa chấn thương và mất 1 bàn tay. ...

Bé trai 5 tuổi nhét bút chì vào hậu môn phải cấp cứu

Bé trai 5 tuổi đã phải nhập viện khẩn cấp sau khi nhét cây bút chì dài khoảng 8-10cm vào vùng hậu môn. Ngày 20-3, Bệnh viện thành phố Thủ Đức cho biết một bé trai 5 tuổi đã nhập viện khẩn cấp sau...

Phát hiện mảnh xương trong phổi người đàn ông hơn 2 năm

Một người đàn ông thường xuyên bị ho, có đàm trắng kéo dài hơn 1 năm đã điều trị không giảm. Đến bệnh viện nội soi các bác sĩ phát hiện 2 mảnh xương vịt trong phổi. Ngày 18-3, thông tin từ Bệnh viện...

Hóc xương vịt trong phế quản 2 năm mới gắp ra

Sau khi lấy mảnh xương vịt ra khỏi phế quản, bệnh nhân mới nhớ lại cách đây khoảng 2 năm có hóc xương và khoảng 1 năm trở lại đây, ông bị ho dai dẳng, đau ngực kéo dài, viêm phổi nặng tái...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Rau quả cung cấp nước cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn dưa leo, cà chua, ớt chuông, rau chân vịt phòng tránh mất nước trong những ngày nắng. Thời tiết nóng khiến cơ thể mất nước. Theo Trung tâm Ung thư Toàn diện Đại học Bang Ohio (Mỹ), mất nước dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn. Người bệnh mất nước nghiêm trọng dễ nhiễm toan tiểu đường (nhiều axit trong máu), đe dọa tính mạng. Ngoài nước uống, các loại thực phẩm dưới...

3 triệu chứng cảnh báo gan nhiễm mỡ ở phụ nữ

Gan nhiễm mỡ có thể chuyển biến thành xơ gan và ung thư gan nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu nắm được các triệu chứng và đi thăm khám sớm thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City chính thức khai trương

Bệnh viện thứ 8 của Vinmec ở phía Tây Hà Nội có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, quy mô gần 60.000 m2, quy tụ nhiều bác sỹ y khoa giỏi. Ngày 21/10, Tập đoàn Vingroup đã khai trương và đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội), với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ...

Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh do virus viêm phổi Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, dữ liệu giám sát mới nhất (ngày 29/12/2024) từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho thấy có xu hướng gia tăng các ca nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do những tác nhân phổ biến như virus cúm mùa, RSV, HMPV... Trong đó, virus cúm mùa ghi nhận số ca mắc cao nhất, đúng với diễn biến thường gặp vào thời điểm cuối năm. Không...

Cùng chuyên mục

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. Bệnh nhân H. (40 tuổi, Ninh...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh, bác sĩ cảnh báo điều ai cũng cần biết

Bệnh zona thần kinh tương đối lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ông N.V.P., 68 tuổi, trú tại xã...

Xuất hiện vi rút lạ gây ho ra máu ở Nga

Một loại vi rút chưa rõ nguồn gốc khiến bệnh nhân ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính. Ban đầu, những người mắc vi rút lạ này sẽ cảm thấy mệt mỏi...

Mới nhất

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt...

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện...

Mới nhất