Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTrẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng...

Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng

Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người.

Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng

Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người.

Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng Học đường – do Viện Dinh dưỡng, Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản và Tập đoàn TH tổ chức, nhiều vấn đề liên quan tới dinh dưỡng học đường được nêu ra.





Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người.

Các đại biểu và chuyên gia tại Hội thảo đồng thuận rằng, sức khỏe là vốn quý của đời người, khởi đầu là giai đoạn 1000 ngày đầu đời và tiếp theo từ 2-12 tuổi.

Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người.

Chính vì vậy, vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn này – đặc biệt là dinh dưỡng học đường – đã trở nên cấp thiết, cần được nhận thức đầy đủ để có giải pháp thực thi hiệu quả.

Theo PGS-TS.Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng như suy dinh dưỡng thể thiếu (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi); thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt nam là 18,2% (thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em ở dưới mức 20%, là mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới).

Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (24,8%) và Tây Nguyên (25,9%). Bên cạnh đó, có sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở tất cả các đối tượng, trong đó phải kể đến là thừa cân, béo phì ở trẻ 5-19 tuổi gia tăng từ 8,5% năm 2010 lên đến 19,0% vào năm 2020 (tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm)​.

Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, với những mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho toàn dân, đặc biệt là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên tuổi học đường.

Một số Mục tiêu cơ bản của Chiến lược bao gồm: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào năm 2030; Kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em, đặc biệt là ở khu vực thành thị, với mục tiêu giữ tỷ lệ này ở mức dưới 19% cho trẻ từ 5-18 tuổi vào năm 2030;

Tăng cường giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường, với mục tiêu 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% ở khu vực nông thôn sẽ tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị vào năm 2025 và phấn đấu đạt tương ứng 90%  và 80% vào năm 2030.

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi những giải pháp can thiệp mang tính toàn diện, liên tục, liên ngành, trong đó bao gồm sự hoàn thiện về cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, để thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện; tăng cường phối hợp liên ngành và vận động xã hội; tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng.

Trong lĩnh vực dinh dưỡng học đường, theo PGS-TS.Trần Thanh Dương, để đạt được các mục tiêu đề ra, ngoài sự nỗ lực, chủ động của nhà trường và các tổ chức giáo dục, cần có sự tham gia của gia đình, doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng.

Phụ huynh cần được trang bị kiến thức dinh dưỡng để giúp con em mình duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cả ở trường và tại gia đình. Các doanh nghiệp thực phẩm cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh và tham gia vào các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em.

Một điểm nhấn về giải pháp phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam được PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo  trình bày tại Hội thảo là mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam.

Mô hình này do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai với sự đồng hành của Tập đoàn TH, được thực hiện tại 10 tỉnh thành trên cả nước, đại diện cho 5 vùng sinh thái của Việt Nam.

Sau khi thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xây dựng thực đơn phù hợp với từng địa phương, bữa ăn học đường trong mô hình điểm được tiếp cận theo hướng sử dụng thực phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, dựa trên lợi thế về nông nghiệp của vùng miền, sữa tươi được đưa vào cấu phần bữa ăn một cách khoa học.

Can thiệp chính của Mô hình điểm là 400 thực đơn bữa ăn học đường đa dạng, cân đối, giàu vi chất dinh dưỡng, bữa phụ chiều sử dụng 1 ly sữa tươi để cải thiện khẩu phần canxi, kết hợp giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất (qua 130 bài tập vận động và 60 trò chơi vận động được biên soạn, phù hợp với từng lứa tuổi) giúp học sinh tăng cường sức khỏe và phát triển thể lực.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Mô hình điểm đã có hiệu quả tích cực đối với sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường thể lực cho cả ba đối tượng: học sinh, nhà trường và phụ huynh.

PGS.TS Nguyễn Thanh Đề đưa ra một số đề xuất cụ thể như: Cần nhân rộng mô hình điểm; Xây dựng chính sách và tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường, đó sẽ là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý, các nhà trường, doanh nghiệp tham gia chuẩn bị và tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, quy trình, chuyên môn phục vụ bữa ăn học đường; Đảm bảo nguồn nhân lực có chuyên môn về dinh dưỡng trong trường học.

Về kinh nghiệm quốc tế, GS. Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đã chia sẻ những thành công của chương trình bữa ăn học đường tại Nhật Bản, một mô hình thành công nổi bật trên thế giới.

Sau Thế chiến II, Nhật Bản đối mặt với thiếu hụt về dinh dưỡng nghiêm trọng, trong bối cảnh đất nước khó khăn, Nhật Bản đã đặt ưu tiên và chú trọng đến bữa trưa học đường. Năm 1954, Nhật Bản đã  ban hành Luật Bữa trưa học đường. Vào năm 2005, chính phủ Nhật Bản đã ban hành “Luật cơ bản về Giáo dục thực phẩm và Dinh dưỡng (Shokuiku Basic Act.).

Như vậy, có thể thấy Luật về dinh dưỡng học đường ở Nhật Bản đã ra đời từ sớm và có sự thay đổi theo từng giai đoạn, để phù hợp với tình hình thực tế về tình trạng dinh dưỡng, kinh tế và xã hội. Luật vừa chuẩn hóa bữa ăn học đường vừa chú trọng phát triển giáo dục dinh dưỡng.

Đến nay, 99% các trường tiểu học và 91,5% các trường trung học cơ sở tại Nhật đã áp dụng chương trình này. Kết quả, tình trạng suy dinh dưỡng giảm đáng kể, thanh niên Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí tuệ, với tầm vóc, chiều cao trung bình tăng trưởng vượt bậc so với thời điểm cách đây 50 năm.

Nói về tầm quan trọng của dinh dưỡng học đường, đại diện cho đơn vị đồng hành, Anh hùng lao động Thái Hương, Nhà Sáng lập- Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH bày tỏ, sức khỏe là tài sản lớn nhất của đời người. Con người là chủ thể của xã hội, là nguồn lực quyết định sự phát triển đất nước. Sự phát triển thể lực, trí lực và tâm hồn của mỗi cá nhân là rất quan trọng.

Một quốc gia chỉ vững mạnh khi con người được phát triển toàn diện cả thể lực và trí lực, trong đó yếu tố tiên quyết cho sự phát triển này là nguồn dinh dưỡng thiết yếu như ngũ cốc, rau củ, thực phẩm và các sản phẩm từ sữa và cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe bền vững”.

Và bà kêu gọi: “Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng, vun đắp cho tài sản lớn nhất của đời người của chúng ta một cách tốt nhất có thể”.





Nguồn: https://baodautu.vn/tre-em-viet-nam-dang-phai-doi-mat-voi-ba-ganh-nang-ve-dinh-duong-d229853.html

Cùng chủ đề

Mỗi thầy cô trong trường học đều là một ‘đầu bếp’

Mỗi bếp ăn là giảng đường, nhân viên trường học đều phải là những nhà giáo, và các nhà giáo trong trường học đều phải là một đầu bếp tận tâm. Chăm lo cho trẻ em sống khỏe trong từng bữa ăn, là...

Thức ăn có dị vật và những bữa ăn học đường bất ổn năm 2024

(Dân trí) - Năm 2024, một số hiệu trưởng chủ động từ chức hoặc bị khởi tố vì bữa ăn học đường "bất ổn". Các bữa ăn học đường thời gian qua luôn khiến các bậc phụ huynh bất an lo lắng bởi nguy cơ mất an toàn thực phẩm và chưa bảo đảm số lượng tối thiểu.Thông thường, lùm xùm bữa ăn học đường được phản ánh ở cấp phổ thông. Thế nhưng mới đây, bữa ăn trong kỳ...

Ajinomoto Việt Nam: Hơn 3 thập kỷ đồng hành sức khỏe người Việt

Thừa hưởng năng lực từ tập đoàn Ajinomoto (Nhật Bản), công ty Ajinomoto Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trong hơn 30 năm hoạt động tại Việt Nam, không chỉ thông qua các sản phẩm chất lượng mà còn bằng những sáng kiến ý nghĩa cho cộng đồng. Thúc đẩy dinh dưỡng lành mạnh từ sản phẩm chất lượng Nắm bắt nhu cầu ngày càng cao về lối sống lành mạnh, Ajinomoto Việt Nam không ngừng nghiên cứu và phát...

Bữa ăn bán trú và gánh nặng kép về dinh dưỡng

Trong khi tỉ lệ thừa cân, béo phì đang gia tăng nhanh chóng thì vẫn còn trẻ bị suy dinh dưỡng. Điều này cho thấy nhiều trẻ em không có bữa ăn bán trú đạt chuẩn dinh dưỡng. Tại hội thảo góp ý Luật...

Giải mã thành công của Ajinomoto Việt Nam trong hơn 3 thập kỉ qua

Xuất hiện tại Việt Nam cùng thời với những tên tuổi lớn của Nhật Bản như Toyota, Honda, Sony đầu thập niên 90, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã tạo được vị thế vững chắc trong lĩnh vực gia vị và thực phẩm.Hành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi

Vinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục hồi tích cực và nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây và hoàn thành tái định vị các sản phẩm. Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồiVinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục...

Cập nhật tình hình dịch bệnh dịp Tết

Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết. Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết. ...

Kinh tế đô thị biên giới Hồng Ngự khởi sắc

Năm 2024, kinh tế TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) khởi sắc, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì phát triển; tập trung vào các sản phẩm, ngành nghề địa phương có lợi thế, như chế biến thực phẩm, sản xuất - gia công cơ khí dân dụng, may mặc, chế biến gỗ… Năm 2024, kinh tế TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) khởi sắc, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì...

Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồng

Dù doanh thu bất động sản trong tháng đầu tiên của năm 2025 giảm nhẹ, nhưng lĩnh vực này vẫn đóng góp 21,2% vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TP.HCM. Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồngDù doanh thu bất động sản trong tháng đầu tiên của năm 2025 giảm nhẹ, nhưng lĩnh vực này vẫn đóng góp 21,2% vào tổng mức bán lẻ hàng...

Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng

Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tiếp đà tăng khá trong năm 2024, với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 6,4 tỷ USD, tăng gần 13,5%. Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tiếp đà tăng khá trong năm 2024, với...

Bài đọc nhiều

Nhìn lại những dấu mốc đáng nhớ về vắc-xin năm 2024

Năm 2024 chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công tác phòng chống dịch bệnh thông qua các vắc-xin mới và sự mở rộng trong chỉ định tiêm chủng. Năm 2024 chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công tác phòng chống dịch bệnh thông qua các vắc-xin mới và sự mở rộng trong chỉ định tiêm chủng. Những nỗ lực không ngừng của cộng...

Đã có 205 trường hợp cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa

Báo cáo công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ngày 29/1 (tức Mùng 1 Tết) của Bộ Y tế cho biết, trong vòng 24 giờ qua, đã có 205 trường hợp phải khám và cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa. Tin mới y tế ngày 30/1: Đã có 205 trường hợp cấp cứu do pháo nổ, pháo hoaBáo cáo công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ngày 29/1 (tức...

5 ngày nghỉ Tết, 6.622 người nhập viện điều trị nghi do tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, tính từ ngày 29 - 30/1, các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 39.338 lượt người bệnh. Trong 5 ngày từ 25 - 29/1, các cơ sở y tế đã khám, cấp cứu cho 414.006 lượt người bệnh. Tổng số người bệnh nhập viện điều trị nội trú trong 24 giờ qua là 128.066...

Xuyên đêm Giao thừa giành giật sự sống cho người bệnh

Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự vất vả trong những ngày lễ. Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự...

Giữ ấm cho bệnh nhân và người nhà trong những ngày Tết giá rét

Nhiều biện pháp phòng chống rét hiệu quả dịp Tết Tại Bệnh viện Bạch Mai, công tác đảm bảo giữ ấm cho người bệnh trong những ngày giá rét đã được đơn vị triển khai với nhiều biện pháp hiệu quả. Trong đó, hệ thống đèn sưởi ngoài trời, chăn ấm và nước sôi đã được phòng Hành chính quản trị, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn… rà soát, tăng cường, bổ sung hỗ trợ chống rét cho người bệnh,...

Cùng chuyên mục

Bé gái 7 tuổi trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã được xuất viện

Đến ngày 3-2, tình trạng sức khỏe của bé gái N.N.D., 7 tuổi, trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã ổn định, được các bác sĩ cho ra viện. Chiều 3-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Cao Việt...

Cảnh giác với rối loạn mỡ máu sau Tết, U50 nhất định phải biết điều này

GĐXH - Hầu hết các món ăn ngày Tết đều giàu dinh dưỡng, nhiều cholesterol, chất đường bột,… dễ làm tăng mỡ máu, rối loạn mỡ máu nếu bạn ăn uống không kiểm soát. ...

Cập nhật tình hình dịch bệnh dịp Tết

Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết. Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết. ...

Ăn gì để làm chậm sự tiến triển của bệnh tim?

Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, góp phần duy trì sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện công dụng làm chậm sự tiến triển bệnh tim của một...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... Đó chỉ là 3...

Mới nhất

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc tết Kiểm toán nhà nước nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ

Chiều 3/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc Tết và làm việc với Kiểm toán Nhà nước (KTNN). ...

Bé gái 7 tuổi trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã được xuất viện

Đến ngày 3-2, tình trạng sức khỏe của bé gái N.N.D., 7 tuổi, trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã ổn định, được các bác sĩ cho ra viện. ...

Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan...

Tạo động lực cho bóng đá Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ

Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chiến lược) đã đặt ra cho ngành Thể dục thể thao, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) những mục tiêu...

Cảnh giác với rối loạn mỡ máu sau Tết, U50 nhất định phải biết điều này

GĐXH - Hầu hết các món ăn ngày Tết đều giàu dinh dưỡng, nhiều cholesterol, chất đường bột,… dễ làm tăng mỡ máu, rối loạn mỡ máu nếu bạn ăn uống không kiểm soát. ...

Mới nhất