Trang chủNewsThời sựTrao niềm tin, "cởi trói" cơ chế cho nhà thầu nội địa

Trao niềm tin, “cởi trói” cơ chế cho nhà thầu nội địa


Trao đổi với Báo Công Thương, ông Vũ Văn Khoa – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) cho rằng, hơn lúc nào hết, Việt Nam cần có những doanh nghiệp trong nước đủ lớn, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, có thương hiệu, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn vậy, cần xây dựng cơ chế và hoàn thiện chính sách, đặc biệt phải giải quyết được điểm nghẽn về cơ chế đánh giá năng lực nhà thầu.

Trao niềm tin, 'cởi trói' cơ chế cho nhà thầu nội địa
Ông Vũ Văn Khoa – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương). Ảnh: Cấn Dũng

Thưa ông, vì sao các doanh nghiệp, tập đoàn chưa thể hiện được vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, hướng dẫn, thu hút, thúc đẩy các thành phần khác phát triển? Khó khăn nằm ở đâu, đặc biệt đối với ngành cơ khí?

Ông Vũ Văn Khoa: Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo ô tô, xe máy, thủy điện, chúng ta đang có một số tập đoàn mạnh mạnh như VinFast, Trường Hải, Thaco, Huyndai… hay Viện Nghiên cứu cơ khí, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà… Những doanh nghiệp, tập đoàn này đã tạo công ăn việc làm cho nhiều doanh nghiệp vệ tinh và người lao động.

Nhưng ở nhiều lĩnh vực khác, chúng ta chưa có doanh nghiệp đủ mạnh để dẫn dắt ngành công nghiệp chế tạo. Hiện nay, các doanh nghiệp mới chỉ đang xử lý công nghệ nền, chưa có khả năng tự chủ công nghiệp, công nghệ hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài.

Trong các dự án lớn của đất nước về lĩnh vực năng lượng, phát triển hạ tầng giao thông đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao vẫn phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI, họ sẽ làm tổng thầu, các doanh nghiệp trong nước làm việc đơn giản. Cứ như vậy, thặng dư và hàm lượng công nghệ mang lại cũng rất thấp.

Để phát triển được, theo tôi, trước mắt cần xây dựng cơ chế, chính sách để có thể bảo vệ được thị trường và tạo ra doanh nghiệp mà dẫn dắt, là “sếu đầu đàn” trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, đang có một điểm nghẽn là Thông tư 03/2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đánh giá năng lực nhà thầu. Trong đó, quy định rõ năng lực của cả tổng thầu có hạn, từng thành viên tham gia của công việc đó phải có năng lực. Thế nhưng, những hạng mục mới như điện sinh khối, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị thì trước kia chúng ta đã làm đâu mà doanh nghiệp trong nước có kinh nghiệm.

Như vậy, tất cả công việc đó sẽ do nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu và chúng ta chỉ làm thầu phụ.

Do đó, tôi kiến nghị thay đổi điều kiện này, có thể thay đổi bằng việc nhà thầu được phép tham gia một công việc chưa làm bao giờ nhưng tổng thầu hoặc tất cả những nhà thầu khác ở trong liên danh đó đủ năng lực, có kinh nghiệm và họ cam kết chịu trách nhiệm thì doanh nghiệp nội mới có thể tham gia thực hiện dự án lớn và các chương trình trọng điểm của đất nước.

Với kinh nghiệm của chúng tôi, con đường tiếp thu khoa học – công nghệ nhanh nhất và rẻ tiền nhất là hợp tác với các công ty có những công nghệ lõi, công nghệ nền nước ngoài; tham gia vào các hợp đồng kinh tế thì đối tác nước ngoài sẽ phải “trả bài” các hợp đồng kinh tế về công nghệ.

Các chuyên gia của chúng ta sẽ học hỏi được con đường rút ngắn được và bước sang giai đoạn một, tức là phải nắm bắt được công việc và sau đấy mới phát triển.

Hiện, nước ta có khoảng 25.000 doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động. Dự báo, quy mô thị trường ngành cơ khí chế tạo Việt Nam giai đoạn 2019 – 2030 ở mức khoảng 310 tỷ USD. Ông đánh giá như thế nào về lực lượng doanh nghiệp cơ khí hùng hậu này để có thể dẫn dắt, làm cầu nối cho ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển?

Ông Vũ Văn Khoa: Trước khi vào nội dung chính, tôi kể câu chuyện vào năm 2003 sau khi có Quyết định 797/400 của Bộ Công Thương và sau là chương trình 1791 của Thủ tướng Chính phủ, tất cả thiết bị cho ngành thủy điện chúng ta phụ thuộc nguồn nước ngoài và giá bán rất cao.

Chúng tôi được Bộ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn đó giao nhiệm vụ phải học hỏi được kinh nghiệm và cấp kinh phí 157.000 USD, nhưng sau đó, chúng tôi chỉ sử dụng hết 150.000 USD.

Đơn vị đã đi khảo sát tất cả các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Đức, Nga và Ukraine… – những cường quốc làm về thủy điện và sau đó lựa chọn đối tác là Ukraine. Đối tác sẵn sàng chia sẻ, đào tạo, hướng dẫn, tuy nhiên, về các doanh nghiệp ở trong nước lại không ủng hộ vì cứ nghĩ là chúng ta không thể thiết kế được.

Sau đó, được sự lãnh đạo của Chính phủ, lãnh đạo Bộ, chúng tôi đã thiết kế làm được 29 công trình. Chúng ta làm chủ được phần thiết kế, đương nhiên giá thành chế tạo của sản phẩm sẽ xuống thấp, từ đó mức đầu tư cũng sẽ giảm xuống.

Như Thủy điện Sơn La phát điện sớm hơn 2 năm, khối tiền hàng chục nghìn tỷ đấy vận hành sớm, tiết kiệm lãi suất rất nhiều, có nguồn điện cho quốc gia và đã tạo rất nhiều việc làm cho các doanh nghiệp cơ khí giai đoạn đó.

Tức là, chúng ta đã làm chủ được thiết kế, mọi thứ rất rẻ, chi phí đầu tư rẻ, chúng ta chủ động được.

Quay trở lại lại câu hỏi, theo tôi, doanh nghiệp cơ khí trong nước với nguồn lực hiện tại, chúng ta có thể thực hiện được những công việc lớn, phức tạp ở các dự án lớn mà từ trước đến nay đấu thầu và hầu như thuộc về doanh nghiệp nước ngoài.

Như thế để thấy, nếu tin tưởng vào đội ngũ doanh nghiệp cơ khí trong nước, nếu có cơ chế phù hợp, sẽ làm chủ được và đất nước sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Trao niềm tin, 'cởi trói' cơ chế cho nhà thầu nội địa
Một dây chuyền sản xuất, lắp ráp linh kiện ô tô tại Việt Nam. Ảnh: Thắng Nguyễn

Đối với “sếu đầu đàn” là doanh nghiệp tư nhân, cần tập trung vào các giải pháp nào để khơi thông điểm nghẽn, bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thưa ông?

Ông Vũ Văn Khoa: Thứ nhất, với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, phải xây dựng được mục tiêu cũng như kế hoạch thực thi dài hơi. Từng bước tiếp thu công nghệ và có trung tâm nghiên cứu của riêng mình để phát minh, sáng tạo, chủ động thay đổi.

Tại thời điểm này, các mặt hàng từ ô tô đến quần áo, may mặc hay tất cả các đồ dùng thay đổi mẫu mã rất nhanh theo thị hiếu khách hàng. Tôi nghĩ rằng, với nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nên dùng thuật ngữ sản xuất linh hoạt hay hơn là sản xuất thông minh để cùng tổ hợp máy móc đấy có thể sản xuất được các mặt hàng khác nhau.

Thứ hai, phải xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp bằng cam kết chất lượng; không chỉ ở thị trường trong nước mà phải phát triển ra thị trường nước ngoài, bởi vì đó cũng là một kênh quảng bá để mở rộng sản lượng. Đã thâm nhập được vào thị trường nước ngoài, sẽ có thể bán được nhiều hàng hơn, nhu cầu nhiều, sản xuất càng nhiều thì chi phí sản xuất càng thấp xuống, như vậy hàng hóa sẽ cạnh tranh hơn.

Thứ ba, doanh nghiệp tư nhân đang có hiện tượng chạy theo phong trào, vì vậy, cứ đi dẫm chân lên nhau, đầu tư trùng lặp. Do đó, phải có chính sách của Nhà nước định hướng để các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng điều phối giống như nước ngoài có từng tầng, từng lớp, mỗi người sản xuất một mặt hàng.

Hiện, tham gia vào các chuỗi cung ứng không phải dễ, chúng ta phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, tiến độ, giá cả. Trong khi doanh nghiệp trong nước phần lớn là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, phải đầu tư được thiết bị, máy móc và áp dụng được tiêu chuẩn của những tập đoàn đa quốc gia giống như Samsung rất là khó.

Vì vậy mới có câu chuyện “doanh nghiệp trong nước không sản xuất được ốc vít cho điện thoại”, nhưng thực ra phải nói rõ, bởi vì người ta yêu cầu với chất lượng như thế, với sản lượng hàng triệu cái trong thời gian rất ngắn, không một doanh nghiệp nào làm kịp được; chứ làm ít thì doanh nghiệp mình hoàn toàn có khả năng làm được.

Ngay bản thân các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam như Samsung chẳng hạn, những công ty cung cấp liên quan đến kỹ thuật cho tổ hợp Samsung là các công ty “sân sau”. Doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi của họ rất khó, hoặc có thì cũng chỉ tham gia những công nghệ đơn giản, một phần rất nhỏ.

Nhà nước cần có cơ chế để doanh nghiệp tự tham gia chuỗi, chứ không thể dùng mệnh lệnh hành chính ép doanh nghiệp FDI để doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia của chúng ta tham gia được. Chúng ta phải cạnh tranh bình đẳng, bởi vì bây giờ nền kinh tế thị trường, họ cũng vì lợi nhuận.

Việc gây dựng “sếu đầu đàn” được xem là bước đi có tính chất quyết định để hướng đến mục tiêu phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng vững mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế đất nước nói chung và công nghiệp mũi nhọn nói riêng. Xin ông chia sẻ những kiến nghị, đề xuất đối với các cơ quan quản lý nhà nước để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, nỗ lực hỗ trợ để xây dựng thành doanh nghiệp mạnh?

Ông Vũ Văn Khoa: Thứ nhất, chúng ta cần phải tạo “mồi” cho các doanh nghiệp bằng thị trường, vốn, đào tạo hay về cơ chế chính sách. Theo tôi, tại thời điểm này, để xây dựng doanh nghiệp thực sự là nòng cốt cho nền kinh tế đất nước nói chung và công nghiệp mũi nhọn nói riêng, bước quan trọng nhất là phải có thị trường.

Kể cả VinFast cũng rất chật vật trong chuyện bán xe điện ở thị trường Việt Nam chứ không dễ dàng gì. Chúng ta phải tạo thị trường bằng cách ban hành những chính sách hoặc tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ở trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp mũi nhọn được tham gia vào các chương trình lớn của quốc gia.

Ví dụ như bây giờ đang thực hiện Quy hoạch điện VIII, phát triển về hạ tầng, đặc biệt là đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao… cũng nên tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia, khi có thị trường rồi, các doanh nghiệp sẽ tự đầu tư.

Thứ hai, phải “cởi trói” về Luật Đấu thầu. Chúng ta phải thay đổi điều kiện về năng lực nhà thầu trong Thông tư 03 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bởi Quy hoạch điện VIII hay đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị đều phải đấu thầu và không thể chỉ định được. Nếu vẫn giữ điều kiện này, doanh nghiệp Việt mãi chỉ làm thầu phụ.

Thứ ba, các cơ quan nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp dự báo thị trường. Bộ Công Thương đang làm rất tốt vấn đề này, các đơn vị chuyên môn, hệ thống Thương vụ trên khắp thế giới đã cung cấp đầy đủ, kịp thời, trở thành một kênh cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp.

Còn lại vấn đề tài chính hay vấn đề khác, các doanh nghiệp sẽ có cách để thực hiện.

Xin cảm ơn ông!



Nguồn: https://congthuong.vn/trao-niem-tin-coi-troi-co-che-cho-nha-thau-noi-dia-348015.html

Cùng chủ đề

Báo Công Thương cùng Tập đoàn Vingroup trao quà tặng hộ nghèo tại Thái Bình

Đoàn Thanh niên Báo Công Thương phối hợp với Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup) trao quà Tết tặng các gia đình chính sách, hộ nghèo,... tại 2 xã ở Thái Bình. Trong không khí hân hoan của những ngày đầu năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, được sự đồng ý của Đảng ủy và lãnh đạo Báo Công Thương, ngày 11/1, Đoàn Thanh niên Báo Công Thương đã...

Tình báo phương Tây thiệt mạng?

Tình báo phương Tây thiệt mạng; Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/1. Hàng trăm binh sĩ Ukraine trả giá đắt Trong làn khói lửa dày đặc của chiến sự Nga - Ukraine, một diễn biến kịch tính đã diễn ra tại chiến trường Kursk. Quân Ukraine, vốn tưởng rằng chiến thắng đã nằm trong...

Công tác truyền thông ngành Công Thương sẽ được nâng tầm

Tổng Biên tập Báo Công Thương kỳ vọng và tin tưởng, Chương trình ký hợp tác sẽ góp phần nâng tầm công tác truyền thông ngành Công Thương lên tầm cao mới. Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ là thực lực, là nguồn gốc, là sức mạnh của tuyên truyền Chiều 7/1/2025, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã phối hợp với Cục Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Cơ khí, Công ty TNHH...

Ký hợp tác truyền thông toàn diện giữa Báo Công Thương và một số đơn vị

Chiều 7/1/2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã dự, phát biểu chỉ đạo tại Lễ ký kết chương trình hợp tác toàn diện giữa Báo Công Thương với một số đơn vị. Chiều nay 7/1/2025, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã phối hợp với Cục Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Cơ khí, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO), Tổng công ty Máy động lực và...

Báo Công Thương và một số đơn vị ký kết hợp tác truyền thông toàn diện

Chiều 7/1/2025, Báo Công Thương sẽ ký kết chương trình hợp tác truyền thông toàn diện giai đoạn 2025-2030 với một số đơn vị chức năng trong Bộ Công Thương. Chiều nay 7/1/2025, tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ phối hợp với Cục Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Cơ khí, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành trang sức Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối tác trong khu vực

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, ngành trang sức của Việt Nam có năng lực và lực lượng lao động để cạnh tranh với các đối tác trong khu vực. Giá vàng thế giới đã tăng 25,5% vào năm 2024 Bình luận về diễn biến về thị trường vàng thế giới trong năm 2024 với báo chí mới đây, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á -Thái Bình Dương (không bao...

Ngày Hải quan quốc tế năm 2025 gắn với nhiều mục tiêu

Chủ đề năm 2025 được Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu: Hiệu quả, an ninh và thịnh vượng" Ngày 24/1, Tổng cục Hải quan thông tin, Tổ chức Hải quan Thế giới ra thông báo về ngày Hải quan quốc tế 26/1/2025 νới chủ đề: “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả,...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

Giá cà phê trong nước ngày 24/1/2025 tăng cao nhất 2.200 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê hôm nay 24/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 24/1/2025. Giá cà phê hôm nay 24/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn...

Giá USD đảo chiều giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay 24/01/2025: Đồng USD giảm sau lời kêu gọi giảm lãi suất của Trump khi thị trường chú ý đến thuế quan và các ngân hàng trung ương. Tỷ giá USD hôm nay 24/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 24/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.332 đồng/USD, giảm 4 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Cụ thể, tại ngân...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông TP HCM đưa ra dự báo “nóng” trước giờ nghỉ Tết

(NLĐO) - Dự báo từ 18-22 tối 24-1 và 5-11 giờ trưa 25-1, các trục đường chính, đặc biệt là các đường đi lên các tuyến cao tốc sẽ rất đông. ...

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Phát hiện nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có cả trẻ em ở Quảng Nam

(NLĐO) – Nhóm 9 người gồm 5 nữ, 3 nam và 1 trẻ em ở tỉnh Quảng Nam tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép vừa bị phát hiện, xử lý. ...

Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình)

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 75/TB-UBND ngày 21/1 về việc thu hồi đất. Theo đó, TP Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại số 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình do Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội quản lý, sử dụng theo Quyết định số 9640/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND TP. Việc thu hồi đất thực hiện theo kết luận kiểm tra số 6252/KLKT-STNMT-TTr ngày 8/7/2024 của...

Xóa tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do thanh niên 30 tuổi cầm đầu

Công an vừa bắt quả tang và xử lý một tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do 1 nam thanh niên 30 tuổi làm trưởng nhóm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/1, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc liên quan đến một tụ điểm sinh hoạt "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" trên địa bàn. Trước đó, khoảng 19h40 tối 21/1,...

Mới nhất

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả...

Dọn phòng khách đón Tết bằng cách sửa 6 sai lầm kinh điển về nội thất

(Dân trí) - Dưới đây là 6 sai lầm cơ bản khi bố trí nội thất phòng khách mọi người thường gặp phải và cách khắc phục giúp thay đổi không gian sống trong dịp năm mới. Giữ lại những đồ không phù hợpNhiều người thường giữ lại những món đồ nội thất cũ kỹ không phù hợp với không...

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Cảnh sát giao thông TP HCM đưa ra dự báo “nóng” trước giờ nghỉ Tết

(NLĐO) - Dự báo từ 18-22 tối 24-1 và 5-11 giờ trưa 25-1, các trục đường chính, đặc biệt là các đường đi lên các tuyến cao...

Mới nhất