Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTranh cãi sinh viên tiêu hơn 13,5 triệu đồng/tháng nhiều hay ít

Tranh cãi sinh viên tiêu hơn 13,5 triệu đồng/tháng nhiều hay ít


Bài chia sẻ đang gây nhiều tranh cãi của cộng đồng mạng - Ảnh chụp màn hình

Bài chia sẻ đang gây nhiều tranh cãi của cộng đồng mạng – Ảnh chụp màn hình

Trước ngưỡng cửa đại học của những bạn trẻ 2006, câu chuyện chi phí sinh hoạt của sinh viên tiếp tục được đưa ra bàn luận, lôi kéo sự chú ý và tranh luận của nhiều người.

Sinh viên chi tiêu ở mức nào là đủ?

Cụ thể, chàng trai chi 1,5 – 2 triệu/đồng cho tiền phòng, 2 – 3 triệu đồng cho tiền ăn uống, 4 – 5 triệu đồng cho học phí tại trường và tiền học chứng chỉ. Anh chàng còn dành 2 triệu đồng cho tiền đi chơi, quần áo và những chi phí phát sinh khác.

Thêm các khoản phí lặt vặt như tiền điện, nước, xăng, Internet, người viết trên cho rằng mỗi tháng sinh viên cần 8,5 – 13,5 triệu đồng/tháng (hoặc hơn) mới đủ để chi trả.

Trước vấn đề này, Huyền Trang (21 tuổi, sinh viên năm ba Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) bày tỏ: “Mình chỉ tiêu bằng 1/5 chủ bài viết. Mình ở ký túc xá tư nhân gần trường. Cơm hằng ngày tự nấu, chỉ ăn đơn giản nên chẳng tốn bao nhiêu”.

Cũng là sinh viên học ở Hà Nội, Hương Giang (20 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm) thể hiện thái độ gay gắt hơn khi cho rằng chủ bài đăng đang làm quá. Cô cho biết còn phải tùy thuộc vào nơi học của từng người, nếu không có căn cứ thì đừng đánh đồng sinh viên đều tiêu tiền như thế.

Giang cho biết, mỗi tháng cô ở trọ ghép chỉ khoảng 1,2 triệu đồng, bao gồm tiền điện, nước. Mỗi tuần, mẹ cô cho 500.000 tiền chi tiêu. Với số tiền này, Giang đủ để sống ở đất Hà Nội, thậm chí có tháng chắt chiu còn đủ dư để mua 1-2 món đồ yêu thích.

Nhưng cũng có những bình luận bày tỏ sự khách quan. “Bố mẹ cho mỗi tháng 10 triệu thì sống kiểu 10 triệu, mà 2 triệu sống kiểu 2 triệu. Chi phí sinh hoạt làm gì có mức chung”, tài khoản tên Nguyen Nhat Anh viết.

Chủ đề chi phí sinh hoạt cho sinh viên chưa bao giờ hết sốt - Ảnh minh họa: K.S.

Chủ đề chi phí sinh hoạt cho sinh viên chưa bao giờ hết sốt – Ảnh minh họa: K.S.

Cộng đồng mạng hiến kế để cắt giảm chi tiêu

“Nếu hiểu được nỗi vất vả của ba mẹ thì tiền đi chơi, quần áo có thể giảm xuống, tốt nhất là lược bỏ. Tiền chứng chỉ để dành sang năm 2 đi làm thêm kiếm tiền tự học. Tiền Internet nên đăng ký gói 4G theo năm để tiết kiệm”, bình luận của tài khoản tên Nguyen Van An nhận được sự đồng tình của nhiều người.

Những bình luận rằng bảng chi tiêu này chỉ dành cho con nhà có điều kiện, không dành cho mặt bằng chung sinh viên Việt Nam cũng nhận được rất nhiều lượt thích.

Theo anh Vũ Ngọc Trường, sinh viên nên sống vừa với kinh tế của ba mẹ. Ai muốn chi tiêu thoải mái hơn, sống tốt hơn thì cố gắng học và đi làm thêm để phụ ba mẹ, tự chu cấp cho bản thân. Có ý kiến cho rằng không nên từ những bài đăng thế này mà ảnh hưởng tâm lý, vội quay ngược về chê trách ba mẹ mình.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tranh-cai-sinh-vien-tieu-hon-13-5-trieu-dong-thang-nhieu-hay-it-20240722170748065.htm

Cùng chủ đề

Sinh viên ăn tết ấm lòng vì được lì xì, tặng gạo, bình hoa, vé tàu…

Những phần quà kèm phong bao lì xì từ lãnh đạo trường và thầy cô khiến hàng trăm sinh viên dù về quê ăn tết hay ở lại đều cảm thấy ấm lòng. ...

Trường đại học Luật TPHCM có thêm ký túc xá kiểu căn hộ dành cho sinh viên

Ký túc xá mới tại cơ sở 3 Trường đại học Luật TP.HCM được xây dựng với các phòng như một căn hộ thu nhỏ có thể cho 4-6 sinh viên ở chung, có trang bị bếp, chỗ để cho máy giặt, máy lạnh… ...

Kéo rộng bất bình đẳng

TP - Học phí chỉ là một trong các nguồn thu phục vụ đào tạo. Nhưng hiện nay, khi học phí là nguồn thu chủ đạo của các trường, gánh nặng này đang chuyển từ Nhà nước sang người dân. TP - Học phí chỉ là một trong các nguồn thu phục vụ đào tạo. Nhưng hiện nay, khi học phí là nguồn thu chủ đạo của các trường, gánh nặng này đang chuyển từ Nhà nước...

Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng ‘đặc cách’ đưa sinh viên khiếm thị và bà ngoại vào ký túc xá ở

Sau bài viết 'Ngoại 87 tuổi làm đôi mắt đưa cháu đến giảng đường', Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng đã bố trí một phòng riêng, 'đặc cách' để hai bà cháu có thể nấu ăn trong ký túc xá. Một mạnh thường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Tết hải đảo – Xuân yêu thương’ đến với bà con nghèo

Quà nhỏ nhưng chứa đựng tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn 42, Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 mong muốn gửi đến bà con nghèo ở vùng đất cuối cùng Tổ quốc vui xuân đón Tết. Sáng 26-1, Hải...

Quýt hồng Lai Vung hút hàng dịp Tết

Từ 25 tháng chạp, các nhà vườn quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tất bật hái quýt cân cho thương lái. Năm nay giá quýt ổn định và được đặt mua sớm, tạo sự phấn khởi cho nhà vườn. Vụ quýt thu hoạch...

Bí thư Nguyễn Văn Nên thăm hỏi, lì xì gia đình công nhân

Sáng 26-1 (27 Tết), Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức chương trình 'Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, tặng quà công nhân, lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025' cho hơn 200 gia đình công nhân. ...

Rau quả, nước ép gì có thể ‘giải rượu ngay lập tức’?

Trong dịp Tết, việc sử dụng rượu bia trong những bữa tiệc khi gia đình tụ họp, bạn bè gặp mặt gia tăng. Để tránh say rượu, các quý ông đang rỉ tai nhau một phương pháp "giải rượu ngay lập tức". Có thật...

Quất Tết Hội An thắng lớn, nhiều nhà vườn đã bán hết ‘sạch sành sanh’

Nhiều nhà vườn ở vựa quất lớn nhất TP Hội An, Quảng Nam đã bán hết sạch, một mùa quất Tết theo họ là thắng lớn. ...

Bài đọc nhiều

Dân trồng phật thủ rục rịch phục vụ khách hàng dịp Tết 2025

(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, người dân làng trồng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) lại rục rịch phục vụ khách đến mua phật thủ về cúng gia tiên dịp Tết cổ truyền năm nay. ...

Phát triển Kon Tum toàn diện tạo động lực tăng trưởng khu vực Tây Nguyên

Ngày 10/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của Kon Tum, đồng thời tạo động lực tăng trưởng cho khu vực Tây Nguyên. Thi công kết cấu hạ tầng ở Kon Tum. (Ảnh: Thanh Hưng)  Với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Bộ trưởng VHTTDL Mỗi địa phương cần sáng tạo để phát triển du lịch đêm

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm: Bài toán cần lời giải sáng tạo Vấn đề thu hẹp đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật cũng được đưa ra thảo luận. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận rằng, nếu không có...

Ngắm trọn vẻ đẹp vịnh Hạ Long từ đỉnh Ti Tốp

Ngoài bãi cát hình vành trăng lưỡi liềm, đảo Ti Tốp còn nổi tiếng với đài ngắm cảnh giúp du khách chiêm ngưỡng sự bao la, hùng vĩ của Vịnh Hạ Long.

Bỏ phố về quê lương 20 triệu vẫn ngập ngừng muốn trở lại thành phố

Về quê được vài năm, có cuộc sống và công việc ổn định, thậm chí mức thu nhập khá nhưng không ít người vẫn muốn trở lại thành phố. Vì lý do gì? Học hết cấp 3, theo định hướng của gia đình, N.M....

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất...

Video về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm gây xúc động và nổi bật tuần qua

Video về ngày Tết xưa khiến nhiều người bồi hồi, xúc độngĐoạn video về ngày mồng 1 Tết Giáp Tuất năm 1994 đã khiến không ít người bồi hồi, xúc động về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm.Đoạn video cho thấy các robot hình người cố gắng đá bóng vào lưới đối thủ và biết cách ăn...

Quýt hồng Lai Vung hút hàng dịp Tết

Từ 25 tháng chạp, các nhà vườn quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tất bật hái quýt cân cho thương lái. Năm nay giá quýt ổn định và được đặt mua sớm, tạo sự phấn khởi cho nhà vườn. ...

Những con người “không thấy ngày nghỉ Tết” ở Hà Nội

Khi khắp nơi đang rộn ràng không khí đón Tết, nhà nhà sum vầy chờ đón khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thì vẫn có những người lặng lẽ làm việc, mưu sinh. Họ miệt...

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper khiến dân mạng xúc động

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper trong dịp Tết Nguyên Đán đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng mạng. ...

Mới nhất