Trang chủChính trịChủ quyềnTrăn trở sau một hội thảo

Trăn trở sau một hội thảo


Tuy nhiên, việc này thường gây ảnh hưởng lớn đến môi trường biển, khiến cho hệ sinh thái biển bị phá vỡ trầm trọng nếu không tính toán và có biện pháp kỹ lưỡng. Để giải bài toán lớn và hóc búa này, gần đây, nhóm các nhà khoa học ở Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt tổ hợp thiết bị công tác lên phương tiện nổi, thi công mở luồng và khoan hạ cọc phục vụ thi công các công trình hạ tầng trên biển rất hữu ích. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tinh thần, trách nhiệm, năng lực, tình yêu Tổ quốc và tình yêu biển đảo theo cách riêng của những người lính công tác trong ngành kỹ thuật.

Được tin các nhà khoa học Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự thuộc Tổng cục Kỹ thuật – đứng đầu là Đại tá, Tiến sĩ, Viện trưởng Trần Hữu Lý đã thử nghiệm thành công các thiết bị cho phép mở luồng và khoan hạ cọc phục vụ thi công các công trình trên biển, tôi đã nhiều lần liên hệ để khai thác thông tin phục vụ công tác tuyên truyền. Cuối tháng 8/2023, được Viện trưởng Trần Hữu Lý nhận lời, tôi như mở cờ trong bụng bởi cơ hội khám phá chiếc máy thi công ít gây hại cho môi trường và hệ sinh thái biển đã đến.

2(2).jpg
Đại tá, TS Trần Hữu Lý (bên phải) trong chuyến công tác tại Phái bộ An ninh lâm thời của Liên hợp quốc tại khu vực Abyei

Tôi biết Đại tá, TS Trần Hữu Lý trong buổi hội thảo về bảo vệ tài nguyên môi trường biển được tổ chức tại TP. Hải Phòng vào cuối năm 2020. Gặp anh, tôi “chất vấn”.

– Anh chuyên nghiên cứu về xe – máy quân sự, tức là ngành kỹ thuật rất đặc thù mà sao lại quan tâm tới dự hội thảo bảo vệ tài nguyên, môi trường biển?

Anh cười và giải thích ngắn gọn, do anh và các cộng sự đang triển khai nghiên cứu đề tài về máy thi công công trình trên biển và trong đó có phần tính toán đến tác động hệ sinh thái biển. Thế nên, anh cần phải tham gia các hội thảo như thế này để có thêm kiến thức, thông tin để tích hợp trong đề tài nghiên cứu. Mục đích của anh là tìm ra giải pháp nào đó để thi công các công trình trên biển mà không gây ảnh hưởng đến môi trường dưới biển, giảm được chi phí đầu tư.

Hôm đó, lần đầu tiên tôi có cơ hội hiểu rõ hơn và kỹ hơn về hệ sinh thái biển qua phần trình bày của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi. Đây là điều mà tôi chưa từng được biết trong hơn 10 năm làm nhiệm vụ ở Quân chủng Hải quân. Nghe thầy Hồi nói, anh Lý ngồi cạnh tôi cứ gật gù như tìm ra được vàng.

Trên bục, thầy Hồi say sưa thuyết trình, hệ sinh thái biển (Marine ecosystem), nhất là các hệ sinh thái ven biển và ven đảo có năng suất sinh học cao và quyết định hầu như toàn bộ năng suất sơ cấp của đại dương thế giới. Vùng bờ biển nước ta có khoảng 20 kiểu loại hệ sinh thái, điển hình là các hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô, 12 đầm phá, 54 vũng vịnh với 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, 114 cửa sông và khoảng 100 bãi cát biển. Đặc biệt là các hệ sinh thái ở khoảng 2.400 đảo đá vôi ở vùng biển ven bờ Quảng Ninh – Hải Phòng và 2 quần đảo san hô ngoài khơi Hoàng Sa và Trường Sa. Những hệ sinh thái ấy được xem là nơi giàu đa dạng sinh học ở Biển Đông, trung tâm phát tán nguồn giống thủy sản và dinh dưỡng để phát triển nghề cá của các quốc gia trong khu vực.

8.jpg
Thiết bị khoan cắt của tổ hợp thiết bị mở luồng không nổ tại Côn Đảo. Ảnh: ĐỨC TÂM

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nhấn mạnh rằng, các hệ sinh thái ven biển còn được ví như cơ sở hạ tầng tự nhiên có khả năng chống lại thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (hoặc biến đổi đại dương). Nhưng nó cũng có 3 đặc tính: Tính không thay thế (khi bị tổn thất), Tính không thể phục hồi nguyên trạng (khi bị phá hủy) và Nguy cơ cao (tổn thất của hệ sinh thái tiềm tàng một mối nguy đối với sự phồn vinh của con người).

Sau tham luận, anh Lý đến gặp PGS.TS Nguyễn Chu Hồi. Tôi cũng theo chân anh để mong được thầy Hồi giải đáp một số vấn đề. Khi chúng tôi đề cập đến hậu quả của sự tác động tới hệ sinh thái biển qua một vụ nổ chẳng hạn, thầy Hồi cho biết, các hệ sinh thái biển – ven biển, đảo rẩt dễ bị tổn thương trước các hoạt động thiếu thân thiện của con người. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển, trên biển, trên đảo, trong chừng mực nào đó, sẽ ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển. Các biện pháp thi công truyền thống như nổ mìn, phá lớp san hô để tạo luồng, nạo vét cảng,… sẽ thu hẹp diện tích và gây xáo trộn các hệ sinh thái biển, ven biển hoặc trên đảo – nơi và lân cận nơi thi công công trình. Việc nhận chìm các vật, chất nạo vét cảng,… với khối lượng rất lớn, cỡ nhiều triệu tấn ra vùng nội thủy, lãnh hải – nơi tập trung đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái, là nguồn vốn tự nhiên biển cho phát triển kinh tế biển xanh – sẽ gây ra tác động lâu dài mà đến nay chưa nhận thức được đầy đủ.

Vụ nổ dưới biển do nạo vét, tạo luồng lạch và xây dựng cảng biển khiến nước bị đục hóa, giảm khả năng quang hợp, khiến khả năng phục hồi san hô và rạn san hô đều rất chậm, khiến “ngôi nhà chung” của gần 3.000 loài sinh vật khác nhau bị ảnh hưởng. Nếu xây dựng cơ sở hạ tầng mà làm mất rừng ngập mặn, chúng ta sẽ đánh mất nơi cư trú của khoảng 1.600 loài sinh vật.

Thông tin cụ thể về việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển, thầy nói, việc tôn tạo, xây dựng đảo nhân tạo từ 7 bãi cạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa trong các năm 2014 – 2016 của nước ngoài đã làm mất vĩnh viễn diện tích rạn san hô (khoảng 1.370 hecta). Ngoài ra, khoảng gần 200km2 rạn san hô ở vùng biển xung quanh các đảo nhân tạo này đã bị nghiền nát bằng các phương tiện khoan nghiền hiện đại để tạo vật liệu cát phục vụ xây dựng 7 đảo nhân tạo này. Đồng thời việc nạo vét, cắt xẻ rạn san hô và nạo vét để làm cảng bến và luồng tàu ở vùng biển này cũng làm tiêu hao một diện tích đáng kể hệ sinh thái rạn san hô ngoài khơi – nơi được mệnh danh là “rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển”.

Sau buổi hội thảo, Đại tá, TS Trần Hữu Lý cho tôi đi nhờ xe về Hà Nội. Trên xe, tôi thấy khuôn mặt anh khá trầm ngâm và có chút căng thẳng. Tôi cũng không tiện hỏi anh nhiều những vấn đề về ý tưởng trong chiếc máy mà anh và cộng sự đang trăn trở tìm giải pháp thiết kế. Bởi tôi biết, để làm ra một công cụ, một chiếc máy có thể giải quyết vấn đề xây dựng hạ tầng trên biển không phải là chuyện dễ dàng. Đặc biệt, chiếc máy ấy phải có giá thành rẻ, hiệu suất lao động cao và không ảnh hưởng nhiều đến các hệ sinh thái biển.

Nguyễn Mạnh Thắng

Địa chỉ: Báo Quân đội nhân dân – Số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội

Bài 2: Môi trường sinh thái biển – động lực để tìm cơ sở khoa học



Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Ngày 22/01, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức lễ ký kết phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025. Qua thảo luận về công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025, hai...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư về chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHĐT quy định bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo. Thông tư nêu rõ, bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh là bộ chỉ tiêu thống kê liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng về kinh tế, xã hội...

Loại bỏ dàn trải, phát triển bốn không gian quan trọng tạo đột phá kinh tế

TPO - Sáng 28/12, tại Hà Nội, Bộ KH&ĐT tổ chức tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo: Bộ KH&ĐT cần kết hợp với các bộ, ngành tham mưu để phát triển kinh tế hiệu quả hơn, trong đó phải loại bỏ tư duy xin cho, dàn trải, hướng tới phát triển khai thác đồng bộ 4 không gian biển, vũ trụ, mặt đất...

30 chuyến bay quốc tế mỗi ngày, Phú Quốc “thoát ngài hóa bướm”

Những ngày cuối năm, từ cảng biển đến cảng hàng không quốc tế Phú Quốc chật kín khách quốc tế, còn khách Việt nô nức tìm kiếm đảo ngọc cho kỳ nghỉ tết Nguyên đán. Một năm trước đó thôi, ít ai có thể nghĩ đến bức tranh tươi sáng như vậy cho hòn đảo. ...

Cứu kịp thời 2 ngư dân chìm thuyền trên biển

(Dân trí) - Trong lúc đánh bắt trên biển, thuyền của ngư dân Quảng Trị không may bị sóng đánh chìm. Những người gặp nạn được thuyền đánh cá gần đó cứu kịp thời. Ngày 22/12, ông Đặng Quang Hải, Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ chìm thuyền đánh cá.Khoảng 8h30 cùng ngày, thuyền của ông Trần Vinh Hữu (SN 1971) và Trần Vinh Bảo (SN...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bà Đoàn Thị Hậu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn

Chiều tối 23/1, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y bà Đoàn Thị Hậu, Chủ tịch HĐND tỉnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã phân công bà Hậu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Bà Đoàn Thị Hậu sinh ngày 20/3/1969 ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh...

Bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII. Chiều 23/1, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, bầu giữ chức Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII.Ông Trần Lưu Quang sinh ngày 30/8/1967, quê quán phường Trảng Bàng, thị xã Trảng...

Ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Chiều nay 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị. Trung ương thực hiện một số nội dung về công tác cán bộ.Cụ...

Ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Ông Bùi Văn Nghiêm được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Ông Bùi Văn Nghiêm sinh năm 1966; trình độ: Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Thạc sĩ Chính trị học, Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính...

Tổng kết công tác quản lý tài nguyên và môi trường 2024

(TN&MT) - Ngày 23/01, tại TP. Cần Thơ, Sở TN&MT TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đối với công tác bảo vệ môi trường, Sở TN&MT...

Bài đọc nhiều

Kiên Giang: Trồng 3.500 cây xanh hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Ngày 19/2, tại Đồn Biên phòng Lình Huỳnh, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ Biên phòng, các lực lượng, đoàn viên thanh niên địa phương tham dự tham dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024 do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang phối hợp huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) tổ chức. ...

Lữ đoàn 680 thông tin về biển, đảo và thu hút nguồn nhân lực tại tỉnh Quảng Ngãi

HQ Online - Ngày 28 và 29/3, tại Quảng Ngãi, Lữ đoàn 680, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân trong tình hình mới cho hơn 1.500 giáo viên, học sinh khối 12 của các trường...

Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo

P.V: Xin ông cho biết những chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay?Ông Nguyễn Đức Điển: Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày...

Đánh giá tác động của lũ đến tính bền vững của nông dân trồng lúa

Diện tích lúa ba vụ ngày càng mở rộng Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp giải đoán ảnh viễn thám để giải đoán bản đồ ngập lụt và bản đồ phân loại sử dụng đất giai đoạn 2010-2020; kết hợp với phương pháp đánh giá tổn thương sinh kế...

Hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Hải quân tham gia tăng cường khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Tham gia khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều động hơn 200 cán bộ chiến sĩ thuộc các đơn vị: Vùng 1, Lữ đoàn 126, Lữ đoàn 131, Tiểu đoàn 45, Cục Hậu cần Hải quân cùng các dụng cụ, phương tiện cầm tay và 20 xe tải, xe chở quân.

Cùng chuyên mục

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Lắng đọng tình đồng đội trước ngày xuất ngũ

(NLĐO) - Hàng trăm chiến sĩ hải quân ở các đơn vị xuất ngũ đợt này là ngần ấy tâm tư tình cảm và cung bậc cảm xúc khác nhau... ...

Mới nhất

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine –...

“Full time” buôn bán tại chợ hoa độc đáo ở TP.HCM

Để phục vụ nhu cầu của người dân, các tiểu thương tại chợ hoa "trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông mở cửa, buôn bán xuyên đêm. ...

Phát hiện nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có cả trẻ em ở Quảng Nam

(NLĐO) – Nhóm 9 người gồm 5 nữ, 3 nam và 1 trẻ em ở tỉnh Quảng Nam tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép vừa...

Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình)

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 75/TB-UBND ngày 21/1 về việc thu hồi đất. Theo đó, TP Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại số 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình do Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội quản lý, sử dụng theo Quyết định số 9640/QĐ-UB...

Bộ ảnh bên mẹ của NSND Lan Hương gây xúc động

NSND Lan Hương tâm sự, ở bên mẹ hàng ngày nhưng đây là lần đầu tiên thực hiện bộ ảnh đặc biệt bên bà, một cách chỉn chu nhất. Ảnh: Luk BaoNgoc Photography NSND Lan Hương sánh đôi cùng mẫu nhí Hoàng LongMẫu nhí Hoàng Long tự tin trình diễn cùng NSND Lan Hương trong bộ sưu tập “Sen, em ơi...

Mới nhất