Trang chủNewsThời sựTrận lũ lịch sử khiến Libya càng bị chia cắt và khó...

Trận lũ lịch sử khiến Libya càng bị chia cắt và khó khăn hơn


Cơn bão Daniel và trận lụt nó tạo ra là thảm họa môi trường nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại của Libya. Nhiều năm chiến tranh và thiếu một chính quyền trung ương đã khiến cơ sở hạ tầng ở đất nước Bắc Phi này đổ nát, dễ bị tổn thương trước những cơn mưa dữ dội. Theo Liên hợp quốc, Libya hiện là quốc gia duy nhất chưa phát triển chiến lược khí hậu.

tran lu lich su khien libya cang bi chia cat va kho khan hon hinh 1

Trận lũ lịch sử đã cuốn trôi 1/4 thành phố Derna của Libya. Ảnh: Planet

Quốc gia Bắc Phi này đã bị chia cắt giữa các chính quyền đối địch và bị bao vây bởi xung đột dân quân kể từ khi cuộc chính biến “Mùa xuân Ả Rập” do NATO hậu thuẫn lật đổ Tổng thống Muammar Gaddafi vào năm 2011.

Thành phố cảng Derna ở phía đông đất nước bị tàn phá nặng nề nhất: nhiều tòa nhà ven sông biến mất và bị cuốn trôi sau khi hai con đập vỡ. Các video cho thấy nước tràn qua các tòa nhà còn lại của Derna và nhiều ô tô bị lật, sau đó, các thi thể xếp hàng trên vỉa hè được phủ chăn chờ chôn cất. Người dân cho biết dấu hiệu nguy hiểm duy nhất là tiếng nứt lớn của đập mà không có hệ thống cảnh báo hay kế hoạch sơ tán.

Hai Chính phủ, hai Thủ tướng

Kể từ năm 2014. Libya đã bị chia rẽ giữa hai chính quyền đối địch, mỗi chính quyền đều được hỗ trợ bởi các nhà bảo trợ quốc tế và nhiều lực lượng dân quân vũ trang trên thực địa.

Tại Tripoli, Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibah đứng đầu chính phủ được Liên hợp quốc công nhận của Libya. Tại Benghazi, Thủ tướng Ossama Hamad đứng đầu Chính quyền phía Đông, được hỗ trợ bởi chỉ huy quân sự đầy quyền lực Khalifa Belqasim Haftar.

Cả chính quyền Tripoli và chính quyền phía Đông đều cam kết riêng sẽ hỗ trợ các nỗ lực cứu hộ ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, nhưng họ chưa có hồ sơ hợp tác thành công.

Các nghị viện đối địch trong nhiều năm đã không tìm được tiếng nói chung để thống nhất lại bất chấp áp lực quốc tế, bao gồm cả cuộc bầu cử theo kế hoạch vào năm 2021 nhưng chưa bao giờ được tổ chức. Sự nhúng tay của các cường quốc khu vực và thế giới đã làm sâu sắc thêm những chia rẽ.

tran lu lich su khien libya cang bi chia cat va kho khan hon hinh 2

Nước lũ bủa vây các tòa nhà tại thành phố Marj, Libya. Ảnh: USA Today

Gần đây nhất là vào năm 2020, hai bên đã tiến hành một cuộc chiến tổng lực. Lực lượng miền Đông của Haftar đã bao vây Tripoli trong một chiến dịch quân sự thất bại kéo dài một năm nhằm cố gắng chiếm thủ đô, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Sau đó vào năm 2022, cựu lãnh đạo miền Đông Fathi Basagah đã cố gắng đưa chính phủ của mình về Tripoli trước khi các cuộc đụng độ đẫm máu với các lực lượng dân quân đối thủ buộc ông phải rút lui.

Trở lại với những diễn biến của trận lũ lụt lịch sử vừa xảy ra tại Libya, hiện UAE, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang hỗ trợ các nỗ lực cứu hộ trên mặt đất. Nhưng tính đến thứ Ba, các hoạt động cứu hộ đang gặp khó khăn để tiếp cận thành phố Derna.

Tiến sĩ Claudia Gazzini, nhà phân tích cấp cao về Libya tại Trung tâm Nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế (ICG) International Crisis Group, cho biết vấn đề một phần là về mặt hậu cần khi nhiều tuyến đường vào thành phố cảng đã bị bão cắt đứt. Nhưng xung đột chính trị cũng đóng một vai trò.

Bà Gazzini cho biết: “Những nỗ lực quốc tế gửi đội cứu hộ phải thông qua chính quyền tại Tripoli”. Điều đó có nghĩa là quyền cho phép viện trợ vào những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất thuộc về một phe đối địch, trong khi con đường để UAE hay Ai Cập lại đang được Tripoli xem như những thế lực ủng hộ Chính quyền miền Đông và Tướng Khalifa Belqasim Haftar.

Tình trạng bất ổn và bất mãn ngày càng gia tăng

Lũ lụt kéo theo một chuỗi dài các vấn đề nảy sinh từ tình trạng vô pháp luật của đất nước. Tháng trước, các cuộc biểu tình đã nổ ra khắp Libya sau khi có tin tức về cuộc gặp bí mật giữa Ngoại trưởng Libya, Abdul Hamid Dbeibeh và người đồng cấp bên phía Israel. Các cuộc biểu tình biến thành phong trào kêu gọi ông Dbeibeh từ chức.

tran lu lich su khien libya cang bi chia cat va kho khan hon hinh 3

Một con tàu cao su chuyên chở người di cư từ Libya vượt biển tới châu Âu. Ảnh: AN

Đầu tháng 8, giao tranh lẻ tẻ đã nổ ra giữa hai lực lượng dân quân đối địch ở thủ đô, khiến ít nhất 45 người thiệt mạng, một lời nhắc nhở về tầm ảnh hưởng của các nhóm vũ trang bất hảo đang hoành hành trên khắp Libya.

Libya đã trở thành điểm trung chuyển chính cho những người di cư Trung Đông và châu Phi chạy trốn xung đột và nghèo đói để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở châu Âu. Dân quân và những kẻ buôn người đã được hưởng lợi từ sự bất ổn ở Libya, đưa lậu người di cư qua biên giới từ 6 quốc gia, bao gồm Ai Cập, Algeria và Sudan.

Trong khi đó, trữ lượng dầu mỏ dồi dào của Libya hầu như không giúp ích được gì cho người dân nước này. Việc sản xuất dầu thô, mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của Libya, đã có lúc chậm lại ở mức nhỏ giọt do lệnh phong tỏa và các mối đe dọa an ninh đối với các công ty. Việc phân bổ doanh thu từ dầu mỏ đã trở thành một điểm bất đồng quan trọng.

Không có “Mùa Xuân Ả Rập”

Phần lớn Derna được xây dựng khi Libya bị Ý chiếm đóng vào nửa đầu thế kỷ 20. Thành phố này trở nên nổi tiếng với những ngôi nhà màu trắng tuyệt đẹp bên bờ biển và những khu vườn cọ.

tran lu lich su khien libya cang bi chia cat va kho khan hon hinh 4

Libya thường xuyên xảy ra xung đột tranh giành quyền lực đẫm máu kể từ khi nhà độc tài Muammar al-Gaddafi bị lật đổ vào năm 2011. Ảnh: GI

Nhưng sau khi Muammar Gaddafi bị lật đổ vào năm 2011, nơi đây đã trở thành trung tâm của các nhóm Hồi giáo cực đoan, và sau đó hứng chịu nhiều thiệt hại trong các cuộc giao tranh, bị bao vây bởi các lực lượng trung thành với Haftar. Thành phố cuối cùng bị lực lượng của Haftar chiếm là vào năm 2019.

Giống như các thành phố khác ở Đông Libya, Derna không được xây dựng lại hay đầu tư nhiều kể từ sau “Mùa Xuân Ả Rập”. Hầu hết cơ sở hạ tầng hiện đại ở đây được xây dựng từ thời Gaddafi, trong đó có đập Wadi Derna vừa bị vỡ, do một công ty Nam Tư xây dựng vào giữa những năm 1970.

Theo Tiến sĩ Jalel Harchaoui, chuyên gia về Libya tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia có trụ sở tại London, Haftar nhìn Derna và người dân ở đó với sự nghi ngờ, đồng thời không muốn cho phép thành phố này có quá nhiều độc lập.

Ví dụ, năm ngoái, một kế hoạch tái thiết quy mô lớn cho Derna được thực hiện bởi những chuyên gia đến từ Benghazi và những nơi khác, chứ không phải người địa phương.

Điều đó đã góp phần khiến bi kịch xảy ra và có thể còn kéo dài tại Derna, nơi thiệt hại nặng nề nhất sau trận lụt lũ lịch sử vừa rồi. “Thật đáng tiếc, sự ngờ vực này có thể sẽ còn gây ra tai họa trong giai đoạn hậu thảm họa sắp tới”, tiến sĩ Harchaoui nhận định.

Quang Anh





Nguồn

Cùng chủ đề

Cựu Tổng thống Pháp ra tòa vì vụ bê bối va li tiền của lãnh đạo Libya Gaddafi

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sẽ phải ra hầu tòa vì cáo buộc nhận tài trợ bất hợp pháp từ cố lãnh đạo Libya Moammar Gaddafi trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2007. ...

LHQ khởi động nỗ lực mới để giải quyết bế tắc bầu cử ở Libya

(CLO) Liên hợp quốc sẽ triệu tập một ủy ban kỹ thuật gồm các chuyên gia Libya để tìm cách đưa đất nước này vào con đường tiến tới cuộc bầu cử quốc gia đã mong đợi từ lâu, theo lời tuyên bố của bà Stephanie Koury, quyền lãnh đạo Phái...

Libya đánh dấu mốc quan trọng khi mở cuộc bầu cử hội đồng thành phố, tỷ lệ đi bỏ phiếu đáng ngạc nhiên, cộng...

Cuộc bỏ phiếu bầu cử hội đồng thành phố trên khắp 58 địa phương của Libya cách đây 10 ngày đã đánh dấu mốc quan trọng trong bối cảnh khủng hoảng chính trị ở quốc gia Bắc Phi này.

Đức bắt giữ người nghi có kế hoạch tấn công Đại sứ quán Israel

(CLO) Chính quyền Đức đã bắt giữ một công dân Libya bị tình nghi có quan hệ với nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS và đang lên kế hoạch tấn công Đại sứ quán Israel. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo Nhân Dân – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trao tặng tỉnh Quảng Trị 500 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết

(CLO) Chiều 3/2, thừa ủy quyền của Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, nhà báo Lâm Quang Huy - đại diện Báo Nhân Dân tại Quảng Trị trao tặng 500 triệu đồng đến Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị để hỗ trợ tỉnh xây nhà Đại đoàn kết cho...

Báo Nhân Dân tổ chức mít-tinh kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

(CLO) Chiều 3/2, tại Hà Nội, Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Báo Nhân Dân tổ chức Lễ mít-tinh kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025); trao Huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng và tổng kết khen thưởng công tác Đảng năm 2024....

Quảng Ngãi hưởng ứng Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột

(CLO) Hưởng ứng Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 3/2 lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động Báo Quảng Ngãi đã đóng góp 60 triệu đồng để hỗ trợ xây nhà cho hộ gia đình khó khăn về...

Nổ bom ở Moscow khiến 5 người thương vong

(CLO) Một quả bom đã phát nổ tại sảnh khu chung cư cao cấp Alye Parusa ở Moscow vào ngày 3/2 khiến ít nhất một người thiệt mạng và 4 người bị thương. ...

Hàng nghìn du khách về khai hội Gióng đền Sóc

(CLO) Ngày 03/02/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc thu hút hàng vạn người dân và du khách tới tham dự. ...

Bài đọc nhiều

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế

Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 1/2024.

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài trở thành Phó giáo sư trẻ nhất trường

(Dân trí) - TS Dương Hữu Huy, tốt nghiệp tiến sĩ ở Nhật Bản là tân Phó giáo sư trẻ nhất Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024. ­ Năm 2024, Trường Đại học Công Thương TPHCM công nhận chức danh Phó giáo sư cho 3 tiến sĩ làm việc tại trường. Trong đó, TS Dương Hữu Huy, tân Phó giáo sư liên ngành hóa học - công nghệ thực phẩm là người trẻ nhất của trường được bổ...

4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM – Long Thành, ùn tắc kéo dài

Vụ tai nạn liên hoàn 4 ô tô trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn qua tỉnh Đồng Nai khiến giao thông ùn tắc kéo dài 8km. XEM VIDEO: Hôm nay 1/2 (mùng 4 Tết), vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 4 ô tô xảy ra trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng. Theo đó, khoảng 11h15 cùng ngày, tại Km13+700 trên cao tốc theo hướng...

Cùng chuyên mục

Nghỉ 9 ngày liên tiếp: Đón Tết thảnh thơi vui vẻ, đi lại thuận tiện hơn 

Khác với mọi năm, Tết Ất Tỵ 2025 được nghỉ 9 ngày liên tiếp đã tạo điều kiện cho người dân có thời gian đi lại mua sắm, chuẩn bị đón Tết thảnh thơi, vui vẻ. Giảm áp lực đi lại, có thêm thời gian đón Tết Vợ chồng anh Lê Đình Hoàng ở TP HCM đi làm trở lại sau hành trình nghỉ Tết 9 ngày (từ 25/1 - 2/2/2025 (tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết...

Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật "Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025" vào chiều tối 3-2. ...

Bí thư Thành ủy Cần Thơ thăm doanh nghiệp nhân dịp đầu năm mới

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (nhằm mùng 6 Tết Ất Tỵ), nhân dịp đầu năm mới, ông Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng đoàn công tác đã đến thăm và chúc Tết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Đoàn của Bí thư Thành ủy Cần Thơ đã đến thăm và chúc Tết Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Cần Thơ, Ngân hàng TMCP Công...

Khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”

Kinhtedothi-Ngày 3/2, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định; Huyện ủy - HĐND -UBND huyện Xuân Trường (quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh) tổ chức khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”(1.org.vn/nhaluuniemtbttruongchinh). Thông qua ứng dụng công nghệ số, "Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh" hướng tới mục đích mở rộng phạm vi, cách thức tiếp cận, trải nghiệm mới đối với các...

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội ...

Mới nhất

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành...

Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật "Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025" vào chiều tối 3-2. ...

Mới nhất