Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrả quyền chọn SGK về cho thầy cô sẽ ngăn được việc...

Trả quyền chọn SGK về cho thầy cô sẽ ngăn được việc ‘đi đêm, lợi ích nhóm’


Mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành dự thảo thông tư trao lại quyền chọn sách cho các nhà trường, giáo viên thay vì phụ thuốc vào UBND tỉnh, thành phố như hiện nay. Động thái này nhận được sự ủng hộ lớn từ nhiều phía, cả các chuyên gia, các giáo viên, lãnh đạo các trường và các nhà quản lý giáo dục.

5 năm học 3 lần thay đổi quy định

Năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên sách giáo khoa, chương trình giáo dục phổ thông mới đưa vào thực tiễn. Thông tư số 01 của Bộ GD&ĐT khi đó trao quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa cho giáo viên và các trường.

Bộ GD&ĐT quy định mỗi trường thành lập một hội đồng chọn sách giáo khoa dưới sự điều hành của hiệu trưởng. Hội đồng có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục. 

ĐBQH: Trả quyền chọn SGK về cho thầy cô sẽ ngăn được việc 'đi đêm, lợi ích nhóm' - 1

Các giáo viên thảo luận và bàn về sách giáo khoa. (Ảnh minh hoạ: M.K)

Sang đến năm học thứ 2 (năm học 2021 – 2022) Bộ GD&ĐT lại ban hành Thông tư số 25 thay thế Thông tư 01 về chọn sách giáo khoa. Theo đó, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do UBND cấp tỉnh thành lập.

Lý giải việc quyết định đổi quyền lựa chọn sách giáo khoa, khi ấy đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, từ ngày 1.7.2020, luật Giáo dục (sửa đổi) mới có hiệu lực thi hành với quy định “UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn” (điểm c khoản 1 điều 32).

Trong khi đó, việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 mới để áp dụng cho năm học 2020 – 2021 phải được tổ chức lựa chọn từ đầu năm 2020 và công bố kết quả trong tháng 5/2020 để các nhà xuất bản có sách giáo khoa được chọn tổ chức in ấn, phát hành… kịp cho khai giảng năm học vào tháng 9/2020.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá: “Quy định lựa chọn sách giáo khoa phổ thông tại Thông tư 25 của Bộ GD&ĐT chưa chặt chẽ, dẫn tới cách thức triển khai không thống nhất giữa các địa phương. Thậm chí, tạo ra kẽ hở để trục lợi, cạnh tranh không lành mạnh”.

Thậm chí, có đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại có “lợi ích nhóm” hoặc tình trạng “đi đêm” trong quá trình chọn sách giáo khoa…

Đoàn giám sát đã đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá có thể thực hiện việc áp dụng cùng lúc nhiều bộ sách giáo khoa cho từng môn học ở cùng một cơ sở giáo dục hay không. Sự cần thiết sửa đổi quy định để thực hiện thống nhất việc lựa chọn sách giáo khoa và giao cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc lựa chọn sách giáo khoa, hướng tới để quyền lựa chọn sách giáo khoa là của học sinh, giáo viên, phụ huynh.

Đến giữa cuối năm 2023, Bộ GD&ĐT lại ra dự thảo thông tư trao trả quyền lựa chọn sách giáo khoa về các thầy cô, nhà trường thay vì UBND cấp tỉnh như Thông tư 25. Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm về hoạt động, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của hội đồng và giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở.

Như vậy, nếu thông tư này được ban hành, trong vòng 5 năm học từ 2020 đến 2024 tới đây, Bộ GD&ĐT đã 3 lần thay đổi việc lựa chọn sách giáo khoa ở các trường phổ thông. 

Ngăn tình trạng đi đêm, lợi ích nhóm

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành (Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An) nhận định, dự thảo thông tư đã đi rất đúng, trúng, phù hợp với tâm tư và mong muốn của đội ngũ giáo viên, nhà trường. Việc giao cho nhà trường, giáo viên chọn bộ sách giáo khoa nào để làm học liệu trong quá trình dạy là đúng bởi chính họ mới biết bộ sách nào phù hợp với học sinh của mình.

Ông Thành cũng đánh giá, dự thảo thông tư mới khắc phục những bất cập trong chọn sách mà lâu nay dư luận nói đến một cách hiệu quả. “Việc cho các trường được chọn sách giáo khoa cũng chính là cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chọn sách và giảm sự tác động của đội ngũ quản lý đến việc chọn sách,” ông Thành chia sẻ.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga.

Cùng quan điểm này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, việc giao quyền chọn sách cho UBND tỉnh, thành phố như trước đây là chưa phù hợp. Cùng một tỉnh nhưng điều kiện về cơ sở vật chất, nặng lực, trình độ của học sinh và giáo viên là khác nhau giữa khu vực miền núi, nông thôn và thành phố. Thậm chí trong cùng một thành phố cũng vẫn có những trường chất lượng tốt hơn, trường chất lượng chưa tốt bằng.

 

Vì vậy, để các trường tự lựa chọn sách giáo khoa cho mình là phù hợp vì trường sẽ hiểu rõ học sinh và giáo viên của trường mình để lựa chọn bộ sách phù hợp nhất.

Bên cạnh việc các trường sẽ chọn sách giáo khoa sát với yêu cầu thực tiễn của cơ sở, bà Nga cho rằng việc giao quyền chọn sách cho các trường còn tránh được lợi ích nhóm trong lựa chọn sách giáo khoa.

Phân tích cụ thể hơn, bà Nga cho biết, hiện có nhiều bộ sách giáo khoa trên thị trường nên giữa các đơn vị xuất bản đương nhiên phải có sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Tuy nhiên cần lường trước tình huống không cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng mà bằng các hình thức “đi đêm, chạy chọt” khác.

Theo nữ đại biểu, nếu giao quyền cho UBND cấp tỉnh thực hiện chọn sách giáo khoa thì cả nước chỉ có hơn 60 hội đồng chọn sách. Giả sử có lợi ích nhóm trong chọn sách giáo khoa thì thực hiện rất dễ.

Thế nhưng nếu trao quyền cho cho các cơ sở giáo thì không một tổ chức cá nhân nào có thể tác động được đến quyết định chọn sách của tất cả trường. Từ đó sẽ tránh được nguy cơ lạm dụng việc chọn sách để trục lợi cá nhân. “Vì vậy, tôi cho rằng quy định giao các trường chọn sách là hợp lý và tháo gỡ được nhiều bất cập”, bà Nga nói.

Giáo viên là người hiểu nhất

Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS – THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nhận định,  việc Bộ GD&ĐT dự kiến trao quyền chọn sách giáo khoa cho các nhà trường là sự tiếp thu, lắng nghe tiếng nói từ cơ sở, từ đội ngũ nhà giáo.

Ông khẳng định việc giao quyền chọn sách giáo khoa cho các nhà trường là phù hợp vì mỗi trường có điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, năng lực học sinh khác nhau. Giáo viên, nhà trường phải căn cứ trên các điều kiện thực tiễn đó để chọn bộ sách phù hợp.

Bên cạnh đó, việc trao quyền tự quyết cho các nhà trường cũng giúp nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở đao tạo, cho các giáo viên.

“Điều này cũng phù hợp với xu hướng quốc tế bởi người giáo viên tùy theo học sinh và năng lực bản thân thạm chí có thể sử dụng không chỉ một mà nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, các học liệu ngoài sách giáo khoa để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu chất lượng đầu ra, từ đó kích thích sự năng động, sáng tạo của nhà giáo”, thầy Bình nhận định.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đồng tình với dự kiến trả lại quyền chọn sách cho giáo viên, nhà trường. “Hơn ai hết, giáo viên là người đứng lớp dạy học sẽ hiểu sách nào hay, phù hợp, đồng thời việc này giảm thiểu được cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xuất bản, đảm bảo việc chọn sách khách quan, minh bạch hơn trước đây”, ông nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Sửa quy định hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay đang trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm. Bộ Giáo dục...

Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát quy định dạy thêm

Nhận thấy quy định mới về dạy thêm, học thêm còn nhiều ý kiến băn khoăn, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát, nắm bắt các ý kiến để có điều chỉnh phù hợp. Nội dung trên nằm trong văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ GD&ĐT, ngày 22/1. Theo Văn phòng Chính phủ, Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT dù nhận được nhiều sự đồng tình song vẫn còn...

Để phụ huynh không bức xúc vì chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa

Sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, chuyện sách giáo khoa 'nóng' trở lại với đủ...

Khởi động kỳ thi riêng

Năm 2025, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội đã mở màn cho các kỳ thi riêng do các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức. Khoảng 14.000 thí sinh đã tham dự kỳ thi đợt 1 trong 2 ngày 18 và 19/1. ...

Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các vấn đề văn hóa, Quốc hội Na Uy cho biết, Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực. Sáng 20/1, tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong và Đoàn nghị sĩ Quốc hội Na Uy do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhận định bóng đá Arsenal vs Man City: Chấm dứt hy vọng

Cuộc đối đầu giữa Arsenal và Man City không còn mang tính định đoạt cuộc đua vô địch như 2 mùa giải trước. Man City cách ngôi đầu bảng quá xa và phải tập trung giữ vị trí trong top 4. Trong khi đó, với Arsenal, mỗi trận đấu lúc này đều cuộc chiến mà họ phải thắng để nuôi hy vọng đuổi kịp Liverpool.Dự đoán kết quả trận đấu Arsenal - Man CityNhận định Arsenal đấu Man...

Nhận định bóng đá Man Utd vs Crystal Palace: ‘Quỷ đỏ’ khó phá dớp

Man Utd và Crystal Palace chỉ cách nhau 2 điểm sau 22 vòng đấu. "Quỷ đỏ" có thể nới rộng cách biệt với đối thủ và tiến gần hơn đến vị trí giữa bảng xếp hạng giải Ngoại Hạng Anh. Tuy nhiên, giành 3 điểm trước Crystal Palace không phải nhiệm vụ đơn giản với Man Utd ở thời điểm hiện tại.Dự đoán kết quả trận đấu Man Utd - Crystal PalaceNhận định Man Utd đấu Crystal PalaceSức...

Shin Tae-yong nổi đóa khi bị cáo buộc thao túng tâm lý CĐV Indonesia

HLV Shin Tae-yong bị Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) sa thải vào ngày 6/1/2025 sau 5 năm dẫn dắt đội tuyển xứ vạn đảo do những vấn đề liên quan đến việc quản trị, giao tiếp và chiến thuật. HLV Shin Tae-yong trở về Hàn Quốc vào ngày 26/1/2025. Nhiều CĐV Indonesia đã ra tiễn ông tại sân bay Soekarno-Hatta, Tangerang khi vị HLV này rời đi."Xin chào mọi người. Tôi đã trở về Hàn Quốc an...

Lý do cựu HLV U17 Việt Nam mất việc ở CLB Đà Nẵng chỉ sau 3 trận

Trưa 1/2, CLB Đà Nẵng xác nhận việc thay thế huấn luyện viên trưởng lần thứ ba trong mùa giải 2024-2025. HLV Cristiano Roland mất việc chỉ sau 3 trận đấu dẫn dắt đội bóng bên bờ sông Hàn.Nhà cầm quân người Brazil có đến 2 tháng chuẩn bị nhưng không cải thiện được tình hình của CLB Đà Nẵng. Họ thua 3 trận liên tiếp, trong đó có 2 cuộc đọ sức quan trọng trước Hà Nội...

Những điều cần biết về giải đấu bóng đá lớn nhất thế giới năm 2025

Sự cải tiến của FIFAÝ tưởng về việc tổ chức một Club World Cup phiên bản hoàn toàn mới đã được FIFA ấp ủ từ rất lâu, ngay sau khi tổ chức này hủy bỏ giải đấu FIFA Confederations Cup năm 2017.FIFA đồng thời cũng đưa ra thời hạn từ ngày 27/6 đến ngày 3/7 để một đội thay đổi danh sách đội hình tham dự giải đấu, cho phép đưa những cái tên mới thay thế những...

Bài đọc nhiều

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Trường Đại học Thủ Dầu Một thu sai quy định của sinh viên 37 tỷ đồng

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước xác định trường Đại học Thủ Dầu Một đã thu học phí của sinh viên cao hơn mức trần quy định. Cụ thể, năm học 2020-2021 và 2021-2022, Trường Đại học Thủ Dầu Một chưa tự chủ tài chính, do đó mức thu học phí được thực hiện theo quy định của Nhà nước là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trường lại thu...

Triết lý sống giữa nhân gian

Trọng dụng hiền tài là một nhân tố quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển.

Tết và lòng biết ơn

Nói đến tết, người ta thường nhắc tới những sự khởi đầu mới, cho những kế hoạch tương lai hay những dự tính mà năm cũ chưa làm được. Tết cũng là sự sum họp của những con người tha phương, luôn tìm...

Cùng chuyên mục

Nam sinh bỏ nhà đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày về không nhận ra cha

TRUNG QUỐC - Bi kịch của nam sinh gây xúc động cộng đồng mạng quốc gia tỷ dân, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những áp lực xã hội với thế hệ trẻ. Nhân vật chính trong câu chuyện là nam sinh Tiểu Hỏa đến từ thị trấn Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam (miền trung Trung Quốc). Cậu đối mặt với cú sốc lớn khi không đạt kết quả như mong muốn trong kỳ thi đại...

Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu bản thân, sinh viên nên trả lời thế nào?

Một số nhà tuyển dụng ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn chia sẻ lý do thường hỏi sinh viên về những điểm yếu và tiết lộ bí quyết giúp bạn trẻ gỡ khó, tạo ấn tượng khi phỏng vấn. Tại Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024 do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức với sự góp mặt của nhiều đại diện tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước, một sinh...

Vị vua nào sống thọ nhất lịch sử Việt Nam?

Lịch sử phong kiến Việt Nam ghi nhận ông là vị vua sống lâu nhất, thọ 85 tuổi. ...

Trao 360 suất học bổng Nguyễn Huệ trong ngày đầu xuân

Ban tổ chức Quỹ học bổng Nguyễn Huệ đã trao 360 suất cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh là con em H.Tây Sơn (Bình Định) nhằm khuyến khích phong trào học tập và phát triển giáo dục địa phương. ...

Từng giành Huy chương Vàng Toán quốc gia, chàng trai Vĩnh Phúc tiếp tục đạt IELTS 9.0 trong lần thi đầu tiên

Học chuyên Tin, giành Huy chương Vàng Violympic Toán quốc gia, tốt nghiệp loại Giỏi Trường Đại học Ngoại thương... mới đây, Phùng Tiến Thành đạt IELTS 9.0 ngay lần thi đầu tiên. ...

Mới nhất

Kinh hãi hình ảnh ô tô 7 chỗ bị 2 xe khách ‘kẹp’ bẹp dúm trên cao tốc Phan Thiết

(NLĐO)-Cú va chạm liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết-Dầu GIây khiến ô tô 7 chỗ bị tông, kẹp ở giữa bẹp dúm, 3 người bị...

Khi độc giả muốn hòa mình vào đời sống tin tức

(NB&CL) Trong thời đại kỹ thuật số phát triển như hiện nay, cách mà người dân tiêu thụ tin tức đã thay đổi đáng kể. Độc giả không chỉ có nhu...

Mới nhất