Trang chủNewsThời sựTP.HCM phát triển để đóng góp nhiều hơn cho cả nước

TP.HCM phát triển để đóng góp nhiều hơn cho cả nước


Đó là chia sẻ của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khi chủ trì buổi họp báo liên quan đề xuất nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, diễn ra chiều 18.5 tại Trung tâm Báo chí TP.HCM.

Đề xuất cơ chế vượt trội: TP.HCM phát triển để đóng góp nhiều hơn cho cả nước - Ảnh 1.

TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, đóng góp hàng trăm ngàn tỉ đồng mỗi năm vào ngân sách quốc gia

Mở đầu buổi họp báo, ông Phan Văn Mãi cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý về nguyên tắc đưa vào kỳ họp thứ 5 (dự kiến khai mạc ngày 22.5) với điều kiện hoàn thiện hồ sơ, dự thảo nội dung. Dù vậy, muốn trình Quốc hội thì phải đảm bảo trình tự, thủ tục và chất lượng. TP.HCM đang tiếp tục phối hợp với cơ quan soạn thảo làm ngày làm đêm để chuẩn bị, đến sáng 18.5 hoàn thiện hồ sơ.

Cấp thiết cần cơ chế vượt trội 

Đề xuất cơ chế vượt trội: TP.HCM phát triển để đóng góp nhiều hơn cho cả nước - Ảnh 1.

Hạ tầng được xem là điểm nghẽn lớn cản trở sự phát triển của TP.HCM

Tại buổi họp báo, PV Báo Thanh Niên được mời đặt câu hỏi đầu tiên, về tính cần thiết của nghị quyết mới đối với sự phát triển của TP.HCM; đồng thời với các chính sách được đề xuất trong nghị quyết mới, TP.HCM đánh giá đã đủ để tháo gỡ vướng mắc đang đối mặt, cũng như đủ tạo động lực mới để phát triển hay chưa…

Ông Phan Văn Mãi cho hay sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020 và 5 năm thực hiện thí điểm Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội, TP.HCM tiếp tục phát huy vị trí đầu tàu của cả nước; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên, qua đánh giá tổng kết, nhiều nội dung triển khai Nghị quyết số 54/2017/QH14 còn chậm so với kế hoạch, hiệu quả chưa cao. Việc chậm triển khai các nội dung của Nghị quyết số 54/2017/QH14 có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như: nguyên nhân do các cơ chế, chính sách thí điểm cơ bản là những nội dung mới, có tác động lớn, lâu dài, khi triển khai cụ thể cần nghiên cứu kỹ trước khi xem xét, quyết định.

Ngoài ra, trong 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14, TP.HCM dành năm đầu tiên xây dựng kế hoạch và công tác chuẩn bị triển khai; đồng thời có 2 năm TP.HCM chịu tác động nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 nên thực tế TP.HCM không có nhiều thời gian để phát huy toàn diện các cơ chế, chính sách của nghị quyết. Vì vậy, việc ban hành một nghị quyết mới về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 nhằm thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển đã nêu trong nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội đề ra là cần thiết.

Giúp giữ vững vai trò đầu tàu 

Đề xuất cơ chế vượt trội: TP.HCM phát triển để đóng góp nhiều hơn cho cả nước - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì họp báo

Trả lời về những cơ chế mới cho TP.HCM sẽ lan tỏa đến cả nước như thế nào, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh các cơ chế tạo sự phát triển đột phá cho TP.HCM, giúp giữ vững vai trò đầu tàu, là cực tăng trưởng và đóng góp cho cả nước.

Bên cạnh đó, các cơ chế sau khi tổng kết thì Quốc hội, Chính phủ sẽ có chỉ đạo để thể chế hóa thực hiện chung cho cả nước. TP.HCM một mặt chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách để thí điểm, một mặt nhận từ các bộ ngành T.Ư, cụ thể là các lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng… Đó cũng là đóng góp cho cả nước, nhận thí điểm chính sách của các bộ ngành.

Phải bước ra khỏi hệ thống nếu “ngồi yên”

Ông Phan Văn Mãi chia sẻ hiện nay có một bộ phận cán bộ còn e dè, thiếu sự năng động, ngại trách nhiệm nhưng đó không phải là tất cả hệ thống bộ máy hành chính thành phố. Thời gian qua, TP.HCM đã và đang có nhiều biện pháp để động viên cán bộ, công chức, từ công tác tư tưởng chính trị; các chế độ, chính sách hỗ trợ thu nhập; đến các biện pháp phê bình, nhắc nhở, kỷ luật…

Tổng thu ngân sách nhà nước của TP.HCM luôn dẫn đầu cả nước.

Cụ thể, năm 2019 gần 410.000 tỉ đồng, năm 2020 hơn 371.000 tỉ đồng, năm 2021 hơn 381.000 tỉ đồng và năm 2022 hơn 457.500 tỉ đồng.

Tỷ lệ điều tiết ngân sách của TP.HCM nộp vào ngân sách quốc gia cũng tăng từ 77% giai đoạn 2011 – 2016 lên 82% giai đoạn 2017 – 2020 (và hiện là 79%). Với tỷ lệ này, TP.HCM dẫn đầu các địa phương về tỷ lệ điều tiết ngân sách về T.Ư, kế đến là Hà Nội (68%), Bình Dương (67%), Đồng Nai (50%), Quảng Ninh (49%), Bà Rịa-Vũng Tàu (48%)…

“UBND TP.HCM có rà soát lại, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, công chức. Tôi tin rằng trước những thách thức lớn, chúng ta sẽ nỗ lực để phấn đấu vượt qua, từ đó cùng chung tay đưa thành phố phát triển. Đông đảo cán bộ, công viên chức và người dân TP.HCM vẫn đang trong tâm thế đó. Với những cán bộ thiếu năng động, ngại trách nhiệm, chúng tôi sẽ tiếp tục động viên, có biện pháp hỗ trợ để thay đổi hoặc buộc phải bước ra khỏi hệ thống”, ông Phan Văn Mãi nói.

Theo chia sẻ của ông, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu TP.HCM cần hết sức quan tâm, tập trung xây dựng năng lực thực thi. Không chỉ sau khi phân cấp về cho thành phố thì HĐND TP.HCM ra nghị quyết là xong, mà HĐND, UBND TP.HCM, các sở ban ngành phải tập trung xây dựng đội ngũ để đủ sức cụ thể hóa, tổ chức thực hiện và rút kinh nghiệm từ những khó khăn hiện hữu.

“Chúng tôi cho rằng việc chuẩn bị tâm thế, đội ngũ, bộ máy để triển khai nghị quyết mới này là rất quan trọng. Đến giờ này, TP.HCM đã có bước chuẩn bị khá chủ động, có phân công cho các cơ quan chuẩn bị cụ thể hóa các nội dung cơ chế chính sách để trình cho HĐND tại các kỳ họp trong thời gian tới”, ông Phan Văn Mãi nói.

Bộ Chính trị luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với TP.HCM

Trong hơn 40 năm qua, Bộ Chính trị luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với TP.HCM thông qua 4 nghị quyết vào các năm 1982, 2002, 2012 và 2022. Trong các nghị quyết này, TP.HCM đều được xác định là đầu tàu kinh tế, là trung tâm của nhiều lĩnh vực như văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế… và là động lực tăng trưởng của khu vực phía nam.

Đây là định hướng nền tảng để TP.HCM có những bước phát triển mới, luôn giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế cả nước cũng như nộp ngân sách cao nhất cả nước.

Năm 2017, Quốc hội thông qua Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, giúp địa phương tháo gỡ được một số điểm nghẽn. Tuy nhiên, như chính đánh giá của lãnh đạo TP.HCM và nhiều chuyên gia, sự tăng trưởng của TP.HCM đang giảm tốc rõ rệt khi đối mặt với hàng loạt điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng.

UBND TP.HCM cho biết từ năm 2022 TP.HCM đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, hội nghị để phân tích, mổ xẻ những kết quả đạt được cũng như hạn chế sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết 54. UBND TP.HCM cũng phối hợp Bộ KH-ĐT xây dựng các cơ chế mới sát thực tiễn và khả thi nhất để triển khai hiệu quả.

Dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 đề xuất 43 cơ chế ở 7 lĩnh vực: quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền TP.HCM và TP.Thủ Đức.



Source link

Cùng chủ đề

Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương làm Phó Ban Kinh tế Trung ương

(Dân trí) - Ông Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, giữ chức vụ Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, theo quyết định điều động của Bộ Chính trị. Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm cán bộ diễn ra chiều 24/1 tại Ban Kinh tế Trung ương.Theo đó Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm ông Phạm Đại...

Hai nhân sự được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư

(Dân trí) - Trung ương thống nhất bầu bổ sung Chánh Văn phòng Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị. Ông Trần Lưu Quang được bầu vào Ban Bí thư khóa XIII. Theo thông cáo phát ra của Văn phòng Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chiều 23/1 đã họp, bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII. Theo đó, nhân...

Bí thư Vĩnh Long làm Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương

(Dân trí) - Bộ Chính trị quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm ông Bùi Văn Nghiêm, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long, giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương. Chiều 23/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.Tại Hội nghị, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phan Thăng An đã công bố quyết định của...

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu vào Bộ Chính trị, làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương thay ông Trần Cẩm Tú. ...

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(NLĐO) - Trung ương Đảng bầu bổ sung Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm UBKT Trung ương ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải lo cho người tuổi Tỵ

Không ít người ngại sinh con tuổi Tỵ vì một số lý do, nhưng thực tế người sinh năm Tỵ cũng có nhiều điểm có lợi và đã có cả những cá nhân kiệt xuất trên thế giới. ...

Hoa hậu Tô Diệp Hà: Không chạy theo hàng hiệu đến mức bất chấp

Dịp cuối năm, Hoa hậu Tô Diệp Hà dù tất bật với công việc song vẫn luôn biết...

Kiểu tóc siêu xinh sẽ phủ sóng năm 2025, bạn không nên bỏ lỡ

Có khá nhiều cô gái, chàng trai luôn chọn thời điểm đầu năm mới để đổi kiểu tóc mới....

Bài đọc nhiều

Sớm chuẩn bị lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Lê...

Hàng hóa dồi dào, khách rộn ràng sắm tết

Không khí tết “tràn” vào chợ, siêu thị… Ghi nhận vào hai ngày nghỉ cuối tuần, số lượng người dân, du khách “đổ” về các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM tiếp tục tăng đáng kể so với ngày bình thường. Trong đó, các mặt hàng mứt tết, bánh kẹo, trái cây sấy, giỏ quà tết… được quan tâm và chọn mua nhiều. Năm nay, một số...

Cơ quan nào sẽ được kiểm tra đột xuất trung tâm đăng kiểm?

Tăng cường phân cấp gắn với thanh tra, kiểm soát hoạt động kiểm địnhTheo...

Đảng Cộng hòa có thể phá vỡ ‘Bức tường xanh’?

(CLO) Cựu Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa phải phá bỏ một phần "Bức tường xanh" của Đảng Dân chủ để giành lại Nhà Trắng. ...

Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu: Cầu nối để Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai với hàng trăm đại biểu là nghị sĩ trẻ đến từ các Nghị viện thành viên của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tham dự, có những đại biểu lần đầu tiên đến Việt Nam, cũng có những đại biểu trở lại Việt Nam sau nhiều năm. Họ đều có chung một cảm nhận về một đất nước gần gũi, con...

Cùng chuyên mục

Điều tra vụ cháy lớn tại Công ty phân bón ở Đắk Lắk

Công an tại Đắk Lắk đang điều tra nguyên nhân vụ cháy tại một công ty kinh doanh phân bón gây thiệt hại lớn về kinh tế. Sáng 27/1, Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ cháy lớn tại Công ty CP kinh doanh phân bón Việt Hoa NB có trụ sở tại xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo) gây thiệt hại nặng về kinh tế. Vào khoảng 20h50, ngọn lửa bất ngờ...

Hà Nội sẵn sàng cho màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới Ất Tỵ 2025

Kinhtedothi - Vào thời khắc Giao thừa đón chào năm mới Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội sẽ thực hiện nhiệm vụ bắn pháo hoa phục vụ Nhân dân tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Đến nay, công tác chuẩn bị đang diễn ra theo kế hoạch và bảo đảm an toàn để góp phần mang lại không khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân Thủ đô chào đón năm...

Cung đường rực rỡ ven sông Sài Gòn

(NLĐO) - Điểm nhấn của đường hoa trên phố đi bộ Bạch Đằng dịp Tết Ất Tỵ 2025 là hình ảnh cánh hoa Dầu - biểu tượng của TP Thủ Dầu Một. ...

Thông tin chính thức về sự cố rơi drone gây cháy tại lễ tổng duyệt ở Mỹ Đình

UBND quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội vừa có thông tin chính thức về sự cố rơi drone, gây cháy tại lễ tổng duyệt chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025". ...

Drone hỏa thuật rơi xuống bãi đất trống làm cháy đám cỏ khô

(NLĐO)- Trong chương trình tổng duyệt nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025", một số drone hỏa thuật đã rơi xuống bãi đất trống, làm cháy đám cỏ khô ...

Mới nhất

Giải lo cho người tuổi Tỵ

Không ít người ngại sinh con tuổi Tỵ vì một số lý do, nhưng thực tế người sinh năm Tỵ cũng có nhiều...

Kinh doanh bền vững là con đường tất yếu của doanh nghiệp

Đó là khẳng định ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công...

Hà Nội sẵn sàng cho màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới Ất Tỵ 2025

Kinhtedothi - Vào thời khắc Giao thừa đón chào năm mới Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội sẽ thực hiện nhiệm vụ bắn pháo hoa phục vụ Nhân dân tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Đến nay, công tác chuẩn bị đang diễn ra theo kế hoạch và bảo đảm an...

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Bình ổn ngày cận Tết

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động nhiều. Thị trường lượng ít, các mặt hàng lúa gạo tương đối bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến biến nhiều. Giá gạo các loại và...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết